Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHÂN GIỐNG cây TÙNG (Trang 25 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1. Các nhân tố bên trong

(1) Đặc điểm di truyền

Đặc điểm di truyền của loài là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom. Có những loài dễ ra rễ như sắn nhưng có loài khó ra rễ như Sến. Thậm chí trong cùng Bạch đàn mỗi loài khác nhau cho tỷ lệ ra rễ khác nhau Bạch đàn trắng tỷ lệ ra rễ là 50-90%, nhưng với loài Bạch đàn Euro thì tỷ lệ ra rễ là 15-35,5% [15].

Ngay trong cùng một loài nhưng với xuất xứ khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Ví dụ với loài Bạch đàn trắng (Eucalyptuscamaldulensis) xuất xứ Victoria River là 60%, xuất xứ Gibb River là 85%, còn xuất xứ ở Nghĩa Bình là 35% [16]. Các dòng khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Ví dụ như Keo lai dòng 5 và dòng 10 cho tỷ lệ ra rễ lần lượt là 50,5% và 49.4% trong khi đó keo lai dòng 32 và dòng 33 cho tỷ lệ ra rễ tương ứng là 72,7% và 84,7% [13]. Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác

giả (D.A.Komixarop, 1964; B.Martin, 1974 và Nada, 1970) [4] đã dựa vào khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm chính là:

+ Nhóm dễ ra rễ: Bao gồm các loài cây không cần xử lý chất kích thích ra rễ vẫn có tỷ lệ hom ra rễ cao, nhóm này gồm 29 loài như: Ficus sp, Morus sp,Salix sp, …

+ Nhóm ra rễ trung bình : Bao gồm các loài cây chỉ cần xử lý chất kích thích ra rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm 65 loài, trong đó có các chi: Eucaluptus sp, Taxus sp, Quercus sp,…

+ Nhóm khó ra rễ: Bao gồm những loài cây hom của chúng hầu như không ra rễ hoặc tỷ lệ hom ra rễ thấp mặc dù đã được xử lý chất kích thích ở nồng độ cao. Nhóm này gồm 26 loài như các chi: Malus sp, Prunus sp, Bauhinia sp,…

(2) Điều kiện sinh lý của cây mẹ

Hom lấy từ cây mẹ sống trong điều kiện khác nhau cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Hom lấy từ các cây mẹ sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh có khả năng ra rễ cao hơn hom lấy từ cây mẹ sinh trưởng kém. Hàm lượng hidrat cacbon cũng ảnh hưởng tới khả năng ra rễ của hom, hom có hàm lượng hiđrat cacbon cao có khả năng ra rễ tốt hơn [12].

(3) Tuổi cây mẹ và cành lấy hom

Khả năng ra rễ không những phụ thuộc vào đặc tính di truyền của cây mẹ, điều kiện sinh trưởng của cây mẹ mà còn phụ thuộc vào tuổi của cây mẹ và tuổi cành lấy vật liệu hom, điều này có ảnh hưởng lớn tới sự ra rễ của hom, nhất là với loài khó ra rễ. Cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm. Mỗi loài cây đều có một ngưỡng tối đa ra rễ, nếu hom lấy từ cây mẹ quá già thì khả năng ra rễ của hom là thấp hay không ra rễ. Tuổi của cành lấy hom cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm, cành càng già thì tỷ lệ ra rễ càng thấp, tuy vậy cũng cần chú ý đến cành giâm quá non. Như hom lấy từ cây mỡ

1 tuổi có tỷ lệ ra rễ là 83%, 3 tuổi là 47% và 20 tuổi thì không có hom nào ra rễ. Sự thành thục của cây mẹ là một trở ngại cho giâm hom, song ngày nay người ta đã biết khắc phục bằng các biện pháp trẻ hoá cây mẹ như ghép, chiết, giâm hom, nuôi cấy mô phân sinh, các biện pháp cơ giới như chặt thân – cành (trẻ hoá), hoặc biện pháp lâm sinh như tưới nước, bón phân [10].

Tuổi cành cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hom ra rễ. Hom ở giai đoạn nửa hoá gỗ thích hợp cho ra rễ, hom quá non khi đặt vào môi trường giâm hom thường bị thối rữa nhưng nếu quá già (hom hoá gỗ) lại khó ra rễ [11].

(4) Vị trí của cành lấy hom và loại hom

Hom lấy ở các vị trí khác nhau trên cây cũng có khả năng ra rễ khác nhau, ngay cả việc lấy hom ở các vị trí khác nhau trong cùng một cành tỷ lệ ra rễ cũng có sự thay đổi. Do đó vấn đề đặt ra là cần xác định vị trí lấy hom thích hợp cho mỗi loài. Nghiên cứu của Lê Đình Khả đối với loài Keo lá tràm và Keo tai tượng cho thấy rằng tỷ lệ ra rễ của loại hom ngọn và hom sát ngọn có tỷ lệ ra rễ cao (93,3-100%), trong khi đó hom rễ và hom sát gốc thì tỷ lệ ra rễ đạt thấp hơn (66,7-97,6%) [8].

Loại hom cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ, ngay trong cùng một cành hom lấy ở chồi đỉnh tốt hơn so với hom lấy ở chồi nách. Người ta thường chia hom ra làm 3 loại chính sau: hom gỗ mềm, hom gỗ cứng và hom nửa cứng, với mỗi loài cây có một loại hom phù hợp riêng (ví dụ như hom của cây Trà my lấy hom nửa cứng, còn hom của cây Ngọc lan lấy hom gỗ mềm tốt hơn). Nhìn chung với các loài cây thì người ta thường lấy hom ở trạng thái nửa cứng (hay còn gọi là bánh tẻ) [10].

(5) Ảnh hưởng của kích thước hom

Đường kính và chiều dài hom cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Từ các kết quả nghiên cứu của D.A. Komixarop (1964) với nhiều loại cây thấy rằng hom có kích thước lớn tốt hơn hom có kích thước nhỏ, tuy nhiên hom

quá lớn đặc biệt là với hom ngọn thường làm cho hom dễ mất nước và bị thối. Còn đối với hom quá nhỏ thì quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng không đảm bảo cho hom phát triển tốt, hom thường yếu và thiếu sức sống [22].

Chiều dài hom cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng ra rễ của hom, hom quá ngắn lượng dinh dưỡng không đảm bảo làm cây suy yếu, hom quá dài gây hiện tượng mất nước làm cây héo, ngoài ra còn gây lãng phí hom ở loài quý hiếm. Nhìn chung hom nên để khoảng từ 2-3 mắt với chiều dài hom khoảng 10-15cm. Như vậy kích thước hom cũng là một vấn đề cần chú ý trong giâm hom [24].

(6) Sự tồn tại của lá trên hom

Lá là cơ quan quang hợp, để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây. Trong giâm hom, lá trên hom ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng thành công. Lá giữ vai trò trong việc tạo ra các mô phân sinh của rễ ở các hom cành chưa hoá gỗ, lá thoát hơi nước khuyếch tán các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom, lá là cơ quan điều tiết chất điều hoà sinh trưởng ở hom giâm. Vấn đề cần chú ý là diện tích lá để lại trên hom, nếu diện tích là quá lớn làm hom mất nước nhanh và hạn chế số lượng hom trên một đơn vị diện tích, mặt khác nếu diện tích lá để lại quá nhỏ thì ảnh hưởng tới khả năng ra rễ của hom. Kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đối với loài Bạch đàn và Keo cho thấy nên để từ 1/3-1/2 diện tích lá sẽ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất [13].

(7) Ảnh hưởng của tuổi chồi gốc và tuổi cây lấy hom

Tuổi chồi gốc và tuổi gốc cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Các thử nghiệm với hom Bạch đàn và hom Keo của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cho thấy sau khi chặt gốc hai tháng lấy hom thì tỷ lệ ra rễ 75-85% [15].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHÂN GIỐNG cây TÙNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w