Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần tập đoàn merap (Trang 64 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

3.2 Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần

3.2.3 Phân tích môi trường vi mô

Khái quát về thị trƣờng Dƣợc phẩm

Ngành dƣợc Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cơ bản của cạnh tranh kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trƣờng và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh, có thể khẳng định thị trƣờng dƣợc Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trƣờng với các đặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật của cạnh tranh đã từng bƣớc phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trƣờng này.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dƣợc của các nƣớc đƣợc phân chia theo 4 cấp độ:

- Cấp độ 1: Phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu

- Cấp độ 2: Sản xuẩt đƣợc một số Generic, đa số phải nhập khẩu

- Cấp độ 3: Có công nghiệp dƣợc nội địa sản xuất Generic, xuất khẩu đƣợc một số dƣợc phẩm

- Cấp độ 4: Sản xuất đƣợc nguyên liệu và phát huy thuốc mới.

Theo đánh giá của WHO, công nghiệp dƣợc Việt Nam đang ở mức độ phát triển từ 2,5 - 3 theo thang phân loại nhƣ trên. Cấp độ này có nghĩa là nền công nghiệp dƣợc phẩm nội địa có khả năng sản xuất một số loại thuốc tên gốc (Generics), nhƣng đa số vẫn phải nhập khẩu và cũng có xuất khẩu đƣợc một số dƣợc phẩm.

Thị trƣờng dƣợc Việt Nam là một thị trƣờng đang phát triển, chịu nhiều chi phối bởi các nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên đây là một trong những thị trƣờng phát triển nhanh cả về số lƣợng và quy mô.

Theo thống kê của Cục quản lý dƣợc Việt Nam, tính đến hết năm 2007 tại Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất dƣợc phẩm và tính đến tháng 7

năm 2008, tất cả các doanh nghiệp đều đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (Viết tắt là GMP - WHO).

Ngành dƣợc là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao, bình quân từ 18% - 20%/ năm.Tuy nhiên những năm gần đây, thị trƣờng dƣợc nội địa có dấu hiệu chững lại. Tốc độ tăng trƣởng tiền thuốc nhập khẩu trong năm 2014 tăng đến 25% trong khi tiền thuốc sản xuất trong nƣớc chỉ tăng 16,11% so với năm 2013.

Giá trị sản xuất trong nƣớc còn thấp (mới đáp ứng đƣợc trên 50% nhu cầu sử dụng của ngƣời dân, phần còn lại phải nhập khẩu). Tuy nhiên đã có những tín hiệu về tăng thị phần thuốc sản xuất trong nƣớc trong vài năm trở lại đây.

- Năm 2010: giá trị sản xuất trong nƣớc ƣớc đạt khoảng 475 triệu USD - Năm 2011: giá trị sản xuất trong nƣớc tăng lên 600 triệu USD

- Năm 2012: giá trị sản xuất trong nƣớc đạt 715 triệu USD. - Năm 2013: giá trị sản xuất trong nƣớc đạt hơn 775 triệu USD

Về hệ thống cung ứng thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo đƣa thuốc đến tận tay ngƣời tiêu dùng. Dựa trên số lieuj của Cục quản lý dƣợc, tính đến năm 2014, cả nƣớc có 33.590 quầy bán lẻ thuốc; 11.621 nhà thuốc tƣ nhân; 8.528 đại lý bán lẻ thuốc; 7.948 quầy thuốc trạm y tế xã; 574 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc; 6.222 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nƣớc cổ phần hoá.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam cũng còn một số hạn chế nhƣ: Phát triển một cách tự phát và thiếu định hƣớng; chƣa chú trọng phát triển nguồn dƣợc liệu để sản xuất thuốc; chƣa chú ý đến R&D; không sản xuất đƣợc các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị và các dạng bào chế đặc biệt; đầu tƣ các nhà máy đạt chuẩn GMP chủ yếu để sản xuất các loại thuốc thông thƣờng, đơn giản, trùng lặp; tập trung chủ yếu vào các sản phẩm thuốc viên thƣờng, thuốc bột bectalactam và non betalatan,...

Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Hoà chung bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay go, khốc liệt trong nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ nhiều ngành sản xuẩt kinh doanh khác, cạnh tranh trong ngành

sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm cũng diễn ra khá gay gắt với số lƣợng lớn các đối thủ cạnh tranh.

Có thể kể tên một số doanh nghiệp sản xuất thuốc có uy tín trên thị trƣờng Việt Nam nhƣ sau:

Công ty cổ phần dƣợc phẩm Traphaco Xí nghiệp dƣợc phẩm TW 1

Công ty cổ phần dƣợc phẩm Hà tây Công ty cổ phần dƣợc phẩm Thanh Hoá Công ty cổ phần dƣợc phẩm TW Huế

Công ty cổ phần dƣợc phẩm TW Mediplantex Công ty cổ phần dƣợc phẩm OPC

Công ty cổ phần dƣợc phẩm Imexpharm Công ty cổ phần dƣợc phẩm Hậu Giang Công ty cổ phần dƣợc phẩm Cửu Long

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco Công ty cổ phần dƣợc trang thiết bị y tế Bình Định. ...

Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất thuốc:

Công ty TNHH Novar

Công ty TNHH dƣợc phẩm Hisamitsu Công ty TNHH OPV Việt Nam

Công ty liên doanh dƣợc phẩm Sanofi Aventis Công ty Roussel Việt Nam

Công ty dƣợc phẩm Shinpoog Daewoo. ...

Các văn phòng đại diện các hãng dƣợc quốc tế lớn trực tiếp tiếp thị tại Việt Nam: Glaxo Smith Kline - Anh

Bayer - Đức Roche - Thuỵ Sĩ Organon - Hà Lan Pierre Faber - Pháp Egis - Hungary Konimex - Indonesia ...

Phân loại đối thủ cạnh tranh

Để xác định đƣợc vị trí cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng, trƣớc hết cần tiến hành phân loại đối thủ cạnh tranh. Đối với ngành sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm, do số lƣợng các doanh nghiệp rất nhiều nên việc phân loại đối thủ cạnh tranh trong phạm vi luận văn không thể thực hiện theo từng đối thủ riêng biệt mà phải tiến hành phân loại theo nhóm đối thủ cạnh tranh. Có thể phân từng loại nhóm đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm nhƣ sau:

Nhóm 1: Các công ty chuyên về sản xuất nhƣng chủ yếu là sản xuất gia công, sản xuất nhƣợng quyền cho các đơn vị khác mà không trực tiếp phân phối.

Các công ty này do chuyên về sản xuất nên rất mạnh về sản xuất, chất lƣợng sản phẩm ổn định nhờ có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất. Tuy nhiên các công ty này lại không mạnh về phân phối, không quyết định nhiều đến các chính sách bán hàng. Chủ yếu các công ty này chỉ xuất theo lô cho các đơn vị đặt hàng gia công, bao tiêu sản phẩm. Có thể kể ra một số đơn vị nhƣ: Xí nghiệp dƣợc phẩm và sinh học y tế (Mebiphar), công ty cổ phần hoá dƣợc (Mekophar), xí nghiệp dƣợc phẩm TW 2,...

Nhóm 2: Các công ty chuyên về sản xuất và trực tiếp kinh doanh hàng do công ty sản xuất ra. Ngoài ra, các công ty này cũng kinh doanh cả hàng nhập khẩu. Đây có thể nói là những doanh nghiệp dƣợc hàng đầu của nƣớc ta hiện nay. Họ đã có bề dày trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm, có sự đầu tƣ lớn cho sản xuất và xây dựng thƣơng hiệu trong kinh doanh. Có thể kể đến các doanh nghiệp nhƣ: Công ty cổ phần dƣợc phẩm Trapharco, Công ty cổ phần dƣợc phẩm Hậu Giang, Công ty cổ phần dƣợc phẩm Sao Kim, Công ty cổ phần dƣợc phẩm OPC, Công ty cổ phần dƣợc

phẩm Cửu Long, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, Công ty dƣợc trang thiết bị y tế Bình Định, Công ty liên doanh Sanofi United Pharma Việt Nam, ... Nhóm các công ty này đều là những đối thủ đáng gờm trong ngành dƣợc Việt Nam nói chung và đối với CTCP tập đoàn MERAP nói riêng.

Nhóm 3: Các công ty vừa có nhà máy sản xuất nhƣng doanh số hàng sản xuất chƣa cao, vừa nhập khẩu thuốc để kinh doanh. Đây là các doanh nghiệp cũng có doanh thu kinh doanh dƣợc phẩm cao nhƣng doanh thu hàng sản xuất chƣa cao lắm. Có thể kể ra các công ty nhƣ: Công ty cổ phần dƣợc phẩm Hà Tây, Công ty cổ phần dƣợc phẩm Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần dƣợc phẩm Trà Vinh, Công ty cổ phần dƣợc TW Medipharco, Công ty cổ phần dƣợc TW Mediplantex,... Công ty cổ phần tập đoàn MERAP thuộc nhóm này.

Nhóm 4: Các công ty không có nhà máy sản xuất mà chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. Các công ty này có điểm mạnh về hệ thống phân phối, mạnh về khai thác hàng nhập khẩu và có doanh thu hàng nhập khẩu rất cao. Bao gồm các công ty nhƣ: Công ty dƣợc thiết bị y tế Đà Nẵng, Công ty dƣợc TW 1, Công ty cổ phần dƣợc liệu TW Phytopharco,...

Nhóm 5: Các hãng dƣợc phẩm nƣớc ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Về nguyên tắc, các hãng này không đƣợc phép kinh doanh trực tiếp tại thị trƣờng Việt Nam. Nhƣng thông qua các nhà phân phối, họ lại đƣợc phép hỗ trợ các nhà phân phối các chƣơng trình xúc tiến bán hàng, hỗ trợ quảng cáo, ...Có thể kể tên một số hãng lớn nhƣ: Zuellig Pharma (Singapore), Mega Product (Thái Lan), Bayer (Đức), Diethelm (Thụy sĩ),...

Nhóm 6: Ngoài các nhóm đối thủ trên còn có hệ thống các doanh nghiệp tƣ nhân (TNHH, CP) kinh doanh dƣợc phẩm tại các tỉnh và tại tỉnh nào cũng có. Trong số các công ty này cũng có công ty xây dựng nhà máy sản xuất dƣợc phẩm nhƣng doanh số cũng nhƣ mặt hàng sản xuất còn rất hạn chế. Chủ yếu là đặt hàng gia công tại các công ty sản xuất (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3) hoặc nhập khẩu bằng phƣơng pháp nhập uỷ thác thông qua các công ty có chức năng nhập khẩu. Những công ty này kinh doanh chủ yếu trên địa bàn tỉnh của họ. Tuy nhiên đây cũng là một trong

những đối thủ gây khó khăn cho công ty cổ phần tập đoàn MERAP tại thị trƣờng tỉnh. Một số công ty đó là: Công ty TNHH Nam Dƣợc, Công ty TNHH dƣợc phẩm Hiệp Thuận Thành, Công ty cổ phần dƣợc phẩm Việt Nhật,...

Tóm tẳt các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí đã chọn

* Về Chất lượng sản phẩm

Do dƣợc phẩm là hàng hoá đặc biệt nên tất cả các sản phẩm đều phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng mới đƣợc phép lƣu thông, không thể có những sản phẩm có chất lƣợng yếu. Do đó chỉ có thể chia chất lƣợng sản phẩm của ngành dƣợc phẩm thành 3 mức: Tốt, khá, trung bình.

- Nhóm 1: Có chất lƣợng sản phẩm đạt loại tốt do chuyên về sản xuất và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất dƣợc phẩm, có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.

- Nhóm 2: Có chất lƣợng sản phẩm đạt loại tốt do có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm. Các nhà máy sản xuất đều đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.

- Nhóm 3: Mặc dù có các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO nhƣng kinh nghiệm trong sản xuất chƣa cao, chất lƣợng sản phẩm kém hơn nhóm 1 và nhóm 2. Vì vậy chất lƣợng sản phẩm của nhóm này đƣợc đánh giá ở mức khá.

- Nhóm 4: Nhóm này chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu nên chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào chất lƣợng hàng nhập khẩu nhƣng chủ yếu là chất lƣợng tốt. Do đó chất lƣợng sản phẩm của nhóm này đƣợc đánh giá đạt loại tốt.

- Nhóm 5: Chất lƣợng sản phẩm đạt loại tốt do chủ yếu kinh doanh hàng nhập ngoại có chất lƣợng cao.

- Nhóm 6: Cũng có số ít nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO nhƣng sản xuất nhỏ lẻ và không có kinh nghiệm. Còn lại hàng hoá phụ thuộc vào nơi cung cấp. Chất lƣợng sản phẩm của nhóm này đƣợc đánh giá thấp hơn các nhóm trên.

* Về chủng loại hàng hoá

- Nhóm 1 chuyên về sản xuất nên số hoạt chất khá đa dạng nhƣng không đa dạng về tên biệt dƣợc do phụ thuộc vào các đơn vị đặt hàng, bao tiêu sản phẩm.

- Nhóm 2 và nhóm 3 rất đa dạng cả về hoạt chất lẫn tên biệt dƣợc do có cả hàng sản xuất và hàng nhập khẩu.

- Nhóm 4 và nhóm 5 do chuyên về kinh doanh hàng nhập ngoại nên số lƣợng hoạt chất và tên biệt dƣợc cũng khá đa dạng.

- Nhóm 6: Không đa dạng cả về hoạt chất và tên biệt dƣợc.

* Về giá bán

- Nhóm 4 và nhóm 5 do chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên thƣờng có giá bán cao nhất.

- Nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 do có hàng sản xuất trong nƣớc và cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài về nên thƣờng có giá bán ở mức trung bình.

- Nhóm 6: Có chất lƣợng sản phẩm thấp hơn, mặt khác có cơ cầu tổ chức gọn nhẹ nên có giá bán thấp nhất.

* Về hệ thống phân phối

- Nhóm 1: Yếu về khâu phân phối do phụ thuộc vào các đơn vị đặt hàng, đối tác bao tiêu sản phẩm.

- Nhóm 2: Đƣợc đánh giá là tốt vì có hệ thống chi nhánh, đại lý rộng khắp trên toàn quốc, có kinh nghiệm trong việc tổ chức hệ thống phân phối.

- Nhóm 3: Có hệ thống các đại lý, chi nhánh nhƣng chƣa rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống phân phối của nhóm này đƣợc đánh giá ở mức khá.

- Nhóm 4: Có hệ thống phân phối tốt do chỉ chuyên về kinh doanh nên tập trung đầu tƣ nhiều vào khâu phân phối nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hệ thống phân phối.

- Nhóm 5: Đây là những doanh nghiệp thực sự nắm giữ thị trƣờng phân phối cả nƣớc. Hệ thống khách hàng, đại lý và trình dƣợc viên của họ đông đảo. Vì vậy hệ thống phân phối của họ cũng đƣợc đánh giá là tốt.

- Nhóm 6: Có hệ thống phân phối ở mức trung bình do chủ yếu bán trong tỉnh, có các đại lý ở các tỉnh khác nhƣng không nhiều.

* Về thương hiệu

- Nhóm 2 và nhóm 5 đứng đầu vì có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh và đƣợc nhiều khách hàng biết đến thƣơng hiệu.

- Kế đến là nhóm 4 do chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu chất lƣợng cao đƣợc khách hàng biết đến.

- Nhóm 1 và nhóm 3 có thƣơng hiệu trung bình do có một số sản phẩm cũng đƣợc khách hàng biết đến nhƣng không đƣợc khách hàng biết đến nhiều nhƣ 3 nhóm trên.

- Nhóm 6 có thƣơng hiệu yếu.

* Về tiềm lực tài chính

Nhóm 2 và nhóm 5 là hai nhóm đứng đầu có tiềm lực tài chính mạnh, kế đến là nhóm 1 và nhóm 4, sau đó đến nhóm 3 và cuối cùng là nhóm 6 có tiềm lực tài chính

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng việc cạnh tranh là khá gay gắt và áp lực của các đối thủ cạnh tranh đối với CTCP tập đoàn MERAP là rất lớn.

Phân tích áp lực của nhà cung ứng

Một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chịu sự chi phối của các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp của CTCP tập đoàn MERAP gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất và các nhà cung cấp thành phẩm cho kinh doanh.

Nguyên liệu dùng cho ngành công nghiệp dƣợc phẩm bao gồm: Các nguyên liệu chính (các hoạt chất chính), bao bì các loại, hộp, nhãn, toa,...Trong đó, các nguyên liệu chính chủ yếu của công ty phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Giá trị nguyên liệu, vật liệu công ty nhập khẩu từ nƣớc ngoài chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm Việt Nam, do ngành công nghiệp hoá dƣợc của chúng ta còn non trẻ, trình độ năng lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho sự phát triển. Nguồn cung ứng nguyên liệu cho công ty khá ổn định, do nguồn nguyên liệu đƣợc sản xuất bởi các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần tập đoàn merap (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)