Hội nhập kinh tế quốc tế và các yếu tố phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 34 - 39)

1.4.1. Nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Điều kiện pháp lý

Môi trƣờng pháp lý bao gồm những quy định, quy chế và nguyên tắc hoạt động do các cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành nhằm điều chính các hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử.

Môi trƣờng pháp lý có ảnh hƣớng quan trọng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vì ngân hàng có thể phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và ngƣời dân tin dùng sản phẩm khi tính pháp lý của nó đƣợc thừa nhận, biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử… Một hệ thống pháp lý đầy đủ đồng bộ và chặt chẽ cũng giúp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và quyền lợi của khách hàng đƣợc bảo vệ.

Tốc độ phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử thƣờng đi trƣớc và phát sinh nhiều yếu tố mới không nằm trong khung điều chỉnh của các điều luật đã đƣợc ban hành. Chỉ trong một thời gian ngắn, công nghệ và tính năng của các dịch vụ ngân hàng điện tử liên tục phát triển theo rất nhiều xu hƣớng khác nhau, trong khi các bộ luật chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh giống nhau cho tất cả các loại hình thanh toán điện tử. Tốc độ phát triển nhanh của công nghệ cũng dẫn đến việc ra đời các ứng dụng mới cho dịch vụ ngân hàng điện tử với những phƣơng thức thực hiện khác nhau chuaw đƣợc quy định và giám sát trong các bộ luật có từ trƣớc.

Do vậy ngân hàng nhà nƣớc và các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, văn bản pháp luật để có một hành lang pháp lý thống nhất, ổn định, rõ ràng, minh bạch để việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thực hiện hiệu quả và đúng hƣớng. Nếu quy chế hợp lý sẽ có tác động tích cực thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển, ngƣợc lại, nếu môi trƣờng pháp lý quá chặt chẽ hoặc lỏng lẻo sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ trách nhiệm, nghĩa vụ mập mờ, dẫn đến việc các ngân hàng đối mặt với những rủi ro không kiểm soát đƣợc. Ngân hàng sẽ dè dặt khi kinh doanh dịch vụ, hạn chế tính chủ động sáng tạo của ngân hàng, không tạo động lực cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thông qua vai trò của nhà nƣớc, điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng theo hƣớng tạo môi trƣờng lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay mệnh

lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài đảm bảo cho các ngân hàng tham gia thị trƣờng tuân thủ “luật chơi” đã quy định.

1.4.1.2. Yếu tố công nghệ

Ngân hàng điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hóa và công nghệ thông tin. Vì vậy, một nền tảng công nghệ vững chắc sẽ đảm bảo cho sự phát triển của các của các dịch vụ ngân hàng điện tử. Để phát triển ngân hàng điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ phải đảm bảo tính hiện hữu, nghĩa là phải có một hệ thống đạt chuẩn của quốc gia và các chuẩn này phải phù hợp với quốc tế. Các chuẩn này gắn với hệ thống các cơ sở kỹ thuật của quốc gia nhƣ một phần hệ thống mạng toàn cầu. Cùng với tính hiện hữu, hạ tầng cơ sở công nghệ của ngân hàng điện tử còn phải đảm bảo tính kinh tế, nghĩa là chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí truyền thông phải ở mức hợp lý để đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân đều có khả năng chi trả và bảo đảm giá cả của các hàng hóa và dịch vụ thực hiện qua ngân hàng điện tử không cao hơn so với dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Việc triển khai một hạ tầng công nghệ ổn định thỏa mãn những tiêu chí trên là không đơn giản, thông thƣờng một ngân hàng có hệ thống ngân hàng lõi ổn định thì chi phí ban đầu cho triển khai ngân hàng điện tử sẽ giảm đi rất nhiều so với một ngân hàng có hệ thống core yếu hơn. Tuy nhiên, theo khảo sát chi phí công nghệ đầu vào cho một dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn rất cao (không dƣới con số triệu USD).

Hạ tầng công nghệ còn phải thỏa mãn cho việc mở rộng nâng cấp dịch vụ ngân hàng điện tử trong tƣơng lai. Một ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin tốt cần đảm bảo chạy ổn định khi gia tăng thêm các tính năng mới, tăng thêm số lƣợng truy cập, tăng thêm các hỗ trợ bảo mật,…

Ở Việt Nam, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng hiện nay vẫn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa dẫn đến hai tình trạng trái ngƣợc nhau: hoặc là chỉ có thể ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp do hạn chế về

trình, chuẩn mực nghiệp vụ chƣa đƣợc ban hành đầy đủ. Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó kết nối đƣợc lại với nhau, ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Nhân tố về con người

 Mức sống của ngƣời dân

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi ngƣời dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ Ngân hàng. Họ sẽ dùng tiền mặt thay thế vì các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử.

 Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ Ngân hàng điện tử

Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trƣớc các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Sự phổ biến của các dịch vụ Ngân hàng điện tử liên quan chặt chẽ tới sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía mời chào cung ứng dịch vụ đƣa ra. Sẽ chẳng có lý do nào cho các Ngân hàng điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết. Rõ ràng, các dịch vụ Ngân hàng điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt. Tuy vậy, chúng ta không thể có các dịch vụ tốt là đủ. Để xúc tiến các dịch vụ Ngân hàng điện tử các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết rằng có những dịch vụ nhƣ vậy và hƣớng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó.

 Nguồn nhân lực của Ngân hàng

Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một lực lƣợng lớn lao động đƣợc đào tạo tốt về CNTT và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phƣơng tiện hiện đại khác, hạn chế về khả

năng sử dụng tiếng anh – ngôn ngữ căn bản của Internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)