Tạo biến giả và biến xu hướng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ CƠ SỞ pdf (Trang 38 - 42)

EViews có một số chức năng đặc biệt để tạo ra các biến giả có tính mùa vụ và các xu hướng thời gian. Nhấn Genr trên menu của workfile, sau đó đánh máy phương trình: D1 = @SEAS(1)

Việc này tạo ra một biến giả theo tháng (D1) có giá trị là 1 đối với tháng thứ nhất của mỗi năm và giá trị 0 đối với các tháng khác. Tạo D2, D3, D4,…bằng cách sử dụng cùng phương pháp y như vậy.

Để tạo ra biến xu hướng ta làm như sau: Nhấp Genr trên menu của workfile, sau đó đánh vào phương trình: T = @TREND(1989:12)

37

Việc này tạo ra một xu hướng thời gian có giá trị là 1 trong tháng đầu của năm 1998 và tăng thêm 1 sau mỗi tháng. Khi bạn sử dụng toán tử@TREND(d), tham sốdchỉ ra giai đoạn mà đối với nó giá trị của biến xu hướng bằng zero.

Để kiểm tra xem các biến giả theo tháng và biến xu hướng đã được tạo ra như thế nào, bạn hãy bôi đen D1, D2, D3, D4, D5, D6,… T, rồi kiểm tra dạng bảng tính của nhóm này.

( Ở trên đã ta nói việc tao ra các biến giả có tính thời vụ hoặc theo thời gian. Tuy nhiên, Eviews cũng có thể tạo ra các biến giảcho dữ liệu chéo và các biến giảđược sử dụng để đại diện cho sự có mặt hoặc là vắng mặt của các thuộc tính định lượng hoặc định tính.

Ví dụ, ta muốn tạo ra một biến giả có tên là DUMđể xác định những quan sát (tháng) mà có nhu cầu (Qt) lớn hơn 50 chẳng hạn. Để làm việc này bạn chọn

Genr trên menu của workfile và đánh vào phương trình: DUM = Qt > 50.

Việc này tạo ra một biến giả có giá trị bằng 1 khi nhu cầu cá hồi lớn hơn 50 (Qt > 50) và bằng 0 nếu không phải như vậy.

Các bạn có thể mở biến Qt và DUM theo nhóm để kiểm tra xem có đúng như vậy không nhé.

Bây giờ, ta lấy một ví dụ về dữ liệu chéo để minh họa cho việc tạo ra các biến giả.

Để nghiên cứu nhu cầu của một loại hàng hóa, người ta đã tiến hành khảo sát giá cả và lượng hàng tiêu thụđược ở 10 cửa hàng như sau:

39 Lượng hàng bán được (Y - tấn/tháng) Giá bán (X - 1000đ/kg) Khu vực bán 30,0 2,0 Nông thôn 29,5 2,1 Thành thị 29,2 2,2 Nông thôn 28,2 2,3 Thành thị 28,9 2,4 Thành thị 28,5 2,5 Nông thôn 28,2 2,6 Nông thôn 27,7 2,7 Thành thị 27,3 2,8 Thành thị 27,5 2,9 Nông thôn

Hãy xây dựng biến giả cho biến "khu vực", với thành thị là phạm trù điều khiển.

Dữ liệu của ví dụ trên được nhập vào Eviews, màn hình như sau:

Lưu ý: Biến KHUVUC không phải là một chuỗi số mà là một chuỗi vừa là ký số vừa là ký tự (Alphanumeric).

Để xây dựng biến giả cho biến “khu vực”, với thành thị là phạm trù điều khiển, có nghĩa là “thành thị” sẽ nhận giá trị bằng 0.

Từ cửa sổ Workfile bạn chọn Genr rồi đánh vào câu lệnh sau:

DUM=KHUVUC= “Nông thôn”.

Việc này tạo ra một biến giả có tên là DUM với “Nông thôn” nhận giá trị

bằng 1, và bằng 0 nếu không phải là “Nông thôn”. Bây giờ bạn mở hai biến KHUVUC và DUM ra thành một nhóm và kiểm tra chúng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ CƠ SỞ pdf (Trang 38 - 42)