CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Sóc Sơn, thành phố
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở huyện
ở huyện Sóc Sơn
3.1.3.1. Chính sách
Chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao là tổng thể các định hƣớng, giải pháp và công cụ do Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quản lý xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng nói riêng.
Luật Công nghệ cao đƣợc Quốc hội ban hành ngày 11/12/2014 và Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, trong đó đã xác định những chính sách cụ thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhƣ: Ƣu đãi về đất đai; hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Quy hoạch tổng thể; ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trƣờng và ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa ngƣời sản xuất, các
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm của khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao
- Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/05/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020 , định hƣớng 2030;
- Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 09 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao
- Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ Về việc phê duyệt Chƣơng trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao đƣợc khuyến khích phát triển.
- Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
- Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao
- Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Thông tƣ 02/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn quản lý Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
- Thông tƣ 45/2015/TT-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ trƣởng Công Thƣơng quy định việc quản lý Chƣơng trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao
- Các ngành đoàn thể, phòng ban xây dựng kế hoạch, chƣơng trình gắn với lĩnh vực của ngành để triển khai thực hiện.
- Đảng ủy, UBND các xã căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phƣơng xác định các nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện thông qua việc ban hành nghị quyết, đề án gắn với công tác xây dựng nông nghiệp công nghệ cao từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.
- Triển khai thực hiện các chính sách của Trung ƣơng và thành phố trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ nhân dân sản xuất: chính sách miễn thủy lợi phí, hỗ trợ đất trồng lúa, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, hỗ trợ hạ tầng và nguồn vốn phục vụ sản xuất…HĐND huyện đã ban hành cơ chế chính sách để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông qua nghị quyết về bố trí nguồn lực xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; Nghị quyết về triển khai gieo mạ khay, máy cấy. UBND huyện, các phòng ban, ngành đoàn thể đã xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách: hƣớng dẫn tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản; đƣa các giống tiến bộ vào sản xuất khảo
nghiệm, đại trà và tổ chức vùng sản xuất tập trung theo hƣớng hàng hóa; tổ chức tham quan học tập các mô hình tiến bộ có hiệu quả kinh tế cao; Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ giống, vật tƣ, máy nông nghiệp để phục vụ sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân dân vay vốn sản xuất... Tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn, tổ chức thẩm định phê duyệt các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên héc ta đất canh tác. Đồng thời rà soát các mô hình chuyển đổi để ban hành các quy định phù hợp trong chuyển đổi để thực sự mang lại hiệu quả và thực hiện đúng các nội dung đƣợc phê duyệt.
Theo Bí thƣ Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Xuân Phƣơng, Sóc Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, năm 2018 hoàn thành xây dựng tại 3 xã: Bắc Phú, Việt Long, Minh Phú; năm 2019 hoàn thành 4 xã còn lại: Tân Minh, Xuân Thu, Kim Lũ, Bắc Sơn. Ngoài ra, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn duy trì nâng cao chất lƣợng các tiêu chí và đăng ký xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng về khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nƣớc ta là nhân tố rất thuận lợi cho việc phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phƣơng.
Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã đƣợc Chính phủ và huyện Sóc Sơn quan tâm xây dựng và chỉ đạo thực hiện, nhất là các chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng, thuế…các chính sách này đã thu hút đƣợc một số nhà đầu tƣ đầu tƣ các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu các mặt sản phẩm là hoa ly, hoa lan, một số loài rau, củ quả an toàn sản xuất trong nhà lƣới sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao… Đồng thời các cơ chế, chính sách này đã thúc đẩy đầu tƣ, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tƣ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đáng chú ý nhƣ việc đầu tƣ trồng mới giống chè mới có hiệu quả kinh tế cao hơn, kỹ thuật phân định
giới tính trong chăn nuôi bò, kỹ thuật lai ghép, cấy mô trong sản xuất giống rau, hoa… trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã có nhiều mô hình sản xuất hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ mô hình trồng nấm theo công nghệ cao, trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, lợn hữu cơ, mô hình nuôi lợn, trồng dƣợc liệu theo hƣớng hữu cơ. Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá, mở rộng thị trƣờng đã giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đƣợc thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ các nhãn hiệu Rau hữu cơ Sóc Sơn, chè Bắc Sơn, bƣởi sạch Sóc Sơn, gà đồi Sóc Sơn, gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn.
Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao do huyện Sóc Sơn ban hành chƣa nhiều, một số cơ chế, chính sách khó hoặc không đƣợc thực hiện do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân không cân đối đƣợc nguồn vốn, nhƣ chính sách tín dụng, chính sách thu hút nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nhất là đối với các hộ nghèo, cận nghèo, chính sách hỗ trợ về xây dựng hạ tầng…đã ảnh hƣởng không nhỏ tới việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện.
3.1.3.2. Khoa học và công nghệ
Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Huyện từng bƣớc công nghiệp hóa nông nghiệp tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lƣợng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Ngoài các tiềm năng, cơ hội trên, nƣớc ta còn nhiều điểm mạnh khác để phát triển một nền nông nghiệp chất lƣợng cao từ việc mở rộng hợp tác giao
lƣu học hỏi các nền kinh tế lớn trên thế giới, sự tham gia vào các tổ chức thƣơng mại thế giới nhƣ WTO, ASEAN…
3.1.3.3. Nguồn lao động
Lao động là một trong những nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó đƣợc xem xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc.
Huyện Sóc Sơn cần chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chất lƣợng cao có khả năng tiếp cận, vận hành và ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất và quả lý phù hợp với điều kiện, nhu cầu của từng vùng, miền.
Trong thời gian tới, huyện cần có chính sách đào tạo lại lao động, nhất là ở những vùng đƣa công nghệ cao vào nông nghiệp. Mặt khác, cần giải quyết tốt lực lƣợng lao động dƣ thừa trong quá trình tham gia tích tụ tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ KH-KT.
Mặc dù trong những năm gần đây, huyện Sóc Sơn quan tâm đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ, nhƣng so với yêu cầu thì nguồn nhân lực này còn chƣa đáp ứng đủ. Đối với các lĩnh vực công nghệ cao khác trong nông nghiệp, chúng ta chƣa có nhiều cán bộ KH&CN chuyên sâu, chƣa có nguồn nhân lực đƣợc đào tạo cơ bản, chƣa có nhiều cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có. Mặt khác, việc đào tạo, tập huấn cho kỹ thuật viên về các công nghệ cao hiện có chƣa đƣợc chú trọng, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ còn thiếu
Nông nghiệp công nghệ cao vẫn dựa trên cơ sở canh tác hữu cơ, do đó phụ thuộc vào tính chất sinh học, điều kiện đất đai, thổ nhƣỡng, thời tiết và khí hậu. Những yếu tố này góp phần quyết định đến chủng loại cây trồng, vật nuôi, quy mô sản xuất, cũng nhƣ phạm vi ứng dụng khoa học công nghệ.
Chính vì thế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, khảo nghiệm các điều kiện tự nhiên trƣớc khi áp dụng sản xuất.
Những yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển nông nhiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, nguồn nƣớc, cơ sở hạ tầng, vốn và nguồn nhân lực. Những yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể:
Vị trí địa lý của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ dụng công nghệ cao phải là nơi thuận lợi về giao thông, đảm bảo đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phải có đất đai, thổ nhƣỡng phù hợp với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, là vùng có khí hậu thuận lợi, đủ nguồn nƣớc để cung cấp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Phải có nguồn vốn đủ cung cấp cho việc kinh doanh công nghệ cao. Kinh doanh công nghệ cao có đặc điểm là lợi nhuận cao nhƣng cũng dễ gặp rủi ro. Không có nhiều ngƣời dám mạo hiểm với nguồn vốn cho kinh doanh công nghệ cao nên rất ít mô hình thành công.
Phải có lực lƣợng lao động có kỹ năng và tay nghề cao, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao. Phải tuyển chọn và trả lƣơng xứng đáng cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có năng lực và trình độ cao.
Phải có cơ sở hạ tầng công nghệ thích hợp với kinh doanh công nghệ cao. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, khu dịch vụ, hệ thống cấp điện, nƣớc, hệ thống thoát nƣớc, dịch vụ thông tin liên lạc.