Cổ khuỷu, chốt khuỷu bị mòn

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP lắp đặt NGHIÊN cứu cấu tạo sửa CHỮA cơ cấu TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN và cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG cơ TOYOTA 3y (Trang 58 - 63)

3.3 .Yêu cầu, phân loại và kết cấu

3.4. Trục khuỷu động cơ TOYOTA 3Y

3.4.3.1. Cổ khuỷu, chốt khuỷu bị mòn

a/ Hư hỏng.

- Khi trục khuỷu quay, lực li tâm do đầu to thanh truyền sinh ra làm cho thanh truyền có xu hướng rời khỏi chốt khuỷu và thường xuyên ép vào bề mặt phía trong (phía gần đường tâm của trục khuỷu). Do tác dụng lâu dài của lực li tâm, mặt phía trong của chốt khuỷu bị mòn tương đối nhiều. Dầu bôi trơn ở trong đường dầu bôi trơn cổ trục dưới tác dụng của lực ly tâm, làm cho những tạp chất cứng tập trung về một đầu của cổ trục, do đó chốt khuỷu bị mòn thành hình côn.

- Chốt khuỷu bị mòn nhanh hơn cổ trục khuỷu, lượng mài mòn của nó thông thường gấp 2 lần lượng mài mòn của cổ trục khuỷu. Sự mài mòn các cổ trục khuỷu có nhiều gối đỡ cũng không đều nhau.

- Do sự mài mòn của chốt khuỷu, bán kính quay của trục khuỷu tăng lên, do đó làm tăng tỷ số nén của động cơ tăng lên. Ở động cơ xăng việc tăng tỉ số nén làm cho quá trình làm việc của động cơ kém đi, dễ sinh ra hiện tượng kích nổ, nhiệt độ tăng, các chi tiết của nhóm piston thanh truyền bị mài mòn rất nhanh chóng. Còn ở động cơ diesel do tỷ số nén của nó lớn nên ảnh hưởng lại càng nghiêm trọng.

- Đồng thời với sự mài mòn của cổ trục khuỷu thì gối đỡ cũng bị mài mòn, khe hở lắp ghép giữa chúng tăng lên, dẫn đến điều kiện bôi trơn cũng dần dần kém đi, khe hở đạt tới một trị số nhất định (ví dụ 0,02 – 0,25mm) dầu bôi trơn cũng ở trong khe hở gối đỡ rỉ ra rất nhiều, áp lực dầu trong hệ thống bôi trơn của động cơ sẽ hạ thấp rõ rệt. Nếu khe hở gối đỡ tương đối lớn mà sự mài mòn của cổ trục khuỷu còn ở trong phạm vi cho phép thì chỉ tìm biện pháp sửa chữa gối đỡ chứ không cần sửa cổ trục khuỷu.

b/ Kiểm tra độ côn, độ ô van của cổ trục, chốt khuỷu. Phương pháp kiểm tra độ côn:

- Dùng pan-me đo ngoài xác định hai kích thước của hai đầu cổ trục, chú ý hai kích thước này phải cùng nằm trong một mặt phẳng . Hiệu số giữa hai kích thước trên chúng ta được trị số độ côn của cổ trục. (/E-F/)

Hình 3.16: Kiểm tra độ côn, độ ô van của trục khuỷu.

- Tương tự dùng pan-me đo ngoài xác định hai kích thước của hai đầu chốt khuỷu, chú ý hai kích thước này phải cùng nằm trong một mặt phẳng . Hiệu số giữa hai kích thước trên chúng ta được trị số độ côn của chốt khuỷu. (/C-D/)

- Để bảo đảm chính xác, chúng ta nên kiểm tra nhiều vị trí .

- Khi độ côn vượt quá cho phép, mài lại trục khuỷu và thay bạc lót mới. Phương pháp kiểm tra độ ô van:

- Dùng panme đo ngoài, xác định kích thước ở một tiết diện bất kì đo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Trị tuyệt đối hiệu số các kích thước trên, chúng ta được độ oval.

- Trị số cho phép: cổ trục khuỷu là 0,02mm, chốt khuỷu là 0,01mm. c/ Kiểm tra khe hở dầu, khe hở dọc của trục khuỷu.

Kiểm tra khe hở dầu.

- Là khe hở giữa các cổ trục và ổ đỡ của trục khuỷu. Phương pháp kiểm tra giống như phương pháp kiểm tra khe hở dầu của thanh truyền.

Hình 3.17: Kiểm tra khe hở dầu của trục khuỷu. - Dùng phương pháp kẹp chì để kiểm tra.

- Chú ý: Khi kiểm tra phải xiết ốc đúng mô men quy định. Không được quay trục khuỷu trong quá trình kiểm tra.

- Trị số cho phép là 0.10mm. Kiểm tra khe hở dọc.

- Khe hở dọc là khe hở mà trục khuỷu có thể dịch chuyển được theo đường tâm của nó. Khe hở này rất bé, tối đa 0,30mm, vừa đủ cho trục khuỷu chuyển động. Nếu khe hở dọc lớn, trong quá trình làm việc trục khuỷu dễ bị xê dịch sang hết một bên, làm cho thanh truyền bị đùa theo, lúc này trục piston không nằm ngay giữa đầu nhỏ thanh truyền, nên bị lệch làm tăng ma sát, đồng thời điều kiện bôi trơn sẽ khó hơn.

- Hiện tượng xảy ra khi trị số khe hở dọc lớn, là khi chúng ta đạp li hợp để sang số khi xe dừng tại chỗ, thì động cơ hay bị tắt máy.

- Khe hở dọc của trục khuỷu được hạn chế bởi một bợ trục giữa, đặc điểm của bợ trục này là trên hai miếng bạc lót có vai chặn, nếu chế tạo rời với bạc lót, trường hợp chế tạo liền thì phải thay hai nửa miếng bạc lót.

Hình 3.18: Kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu. Phương pháp kiểm tra:

- Đặt trục khuỷu vào thân máy. - Siết chặt các bợ trục chính.

- Dùng cây xeo trục khuỷu về phía đầu của nó.

- Xác định trị số khe hở dọc, bằng một trong phương pháp sau.

+ Đặt so kế tì vào bánh đà, xeo trục khuỷu dịch chuyển ngược trở lại, độ dịch chuyển trên kim so kế, chúng ta xác định trị số khe hở đầu.

+ Dùng cỡ lá đo khe hở giữa vai của bạc lót và trục khuỷu d/ Sửa chữa cổ trục, chốt khuỷu bị mòn.

(1) Mài cổ trục khuỷu:

Thông thường mài cổ trục trước, khắc phục hết độ cong, độ xoắn, xước.v.v.. đến kích thước sửa chữa thích hợp, rồi mới mài chốt khuỷu.

- Bước 1:

+ Mài cổ trục: Trục khuỷu lắp trên 2 mâm cặp sao cho tâm cổ trục trùng với tâm máy mài , bảo đảm độ chính xác trùng tâm, cho phép sai số = (0,02 - 0,03mm) đối với cổ trục đầu và cuối, thứ tự mài tiếp theo các cổ trục 3 - 2 - 4 - 1 - 5.

- Bước 2:

+ Mài chốt khuỷu: Muốn mài chốt khuỷu phải dịch chuyển trục khuỷu khỏi tâm máy mài một khoảng bằng bán kính tay quay R để chốt khuỷu trùng với tâm máy (00).

Như vậy máy mài mất cân bằng phải lắp các đối trọng để cân bằng máy. Sau khi mài xong chốt khuỷu 2, 3 thì mới nới lỏng mâm cặp, quay trục khuỷu 1800 để chốt khuỷu 1, 4 trùng tâm máy,và mài tiếp (đối với động cơ 4 xi lanh).

+ Động cơ 6 xilanh sau khi mài chốt khuỷu 1, 6, quay trục khuỷu 1200, mài chốt khuỷu 2 và 5 rồi quay trục khuỷu 1200 nữa rồi mài chốt khuỷu 3, 4.

- Bước 3: Kỹ thuật mài.

+ Lần thứ nhất mài hết độ côn, độ ô van và hết vết xước:

+ Lần hai mài đúng kích thước sửa chữa các cổ trục khuỷu cùng kích thước, vừa mài vừa tưới dung dịch làm mát để tăng độ bóng của cổ trục và giảm nhiệt độ khi mài. Dung dịch làm mát có thể là nước xà phòng pha: 500gam xà phòng bột trên 20 lít nước.

Quy định mài trục khuỷu:

- Số vòng quay của đá mài: (600 - 900) vòng/phút.

- Vận tốc tiếp tuyến khi mài cổ trục khuỷu: (18 - 20) m/s. - Vận tốc tiếp tuyến khi mài chốt khuỷu: (10 - 12) m/s. - Bước tiến của đá mài: (0,005 : 0,010) mm/vòng.

- Lần mài tinh sau cùng không cho đá mài ăn sâu vào chi tiết. (2) Yêu cầu kỹ thuật với trục khuỷu khi mài xong:

- Cổ trục có độ côn, độ ô van ít hơn 0,02mm đối với cổ trục khuỷu, ít hơn 0,01mm đối với chốt khuỷu.

- Các tâm cổ trục cùng trên 1 đường thẳng, các tâm chốt khuỷu (1, 4 hoặc 2, 3) cùng nằm trên một đường thẳng và song song với tâm cổ trục khuỷu.

- Độ bóng bề mặt cổ trục sau mài đạt 7 - 8.

- Các cổ trục cùng một kích thước sửa chữa, các chốt khuỷu cùng một kích thước.

khuỷu.

- Không thay đổi bán kính tay quay. +Động cơ xăng là (+ 0,10 mm).

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP lắp đặt NGHIÊN cứu cấu tạo sửa CHỮA cơ cấu TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN và cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG cơ TOYOTA 3y (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)