Phương thức diễn đạt của quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Tap bai giang SV môn Pháp luật đại cương (Trang 28 - 29)

- Hệ thống pháp luật: là tổng thể các QPPL có mối quan hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện

3. Phương thức diễn đạt của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật được thể hiện thành các điều luật trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm pháp luật là nội dung, còn điều luật là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật. Nhưng cũng không ít trường hợp, một điều luật có thể chứa đựng hai hay nhiều quy phạm pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định.

Có ba phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật thành các điều luật trong các văn bản quy phạm pháp luật: phương thức diễn đạt trực tiếp; phương thức diễn đạt tham khảo; phương thức diễn đạt theo bản mẫu.

Phương thức diễn đạt trực tiếp, theo phương thức này, trong một điều luật trình bày (diễn đạt) một quy phạm pháp luật trọn vẹn.

Phương thức diễn đạt tham khảo, theo phương thức này, tại một điều luật, chỉ trình bày một hoặc hai bộ phận của quy phạm pháp luật, phần còn lại phải tham khảo ở một điều luật khác trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật.

Phương thức diễn đạt theo bản mẫu, theo phương thức này, tại một điều luật chỉ trình bày một vài bộ phận của quy phạm như ở phương thức tham khảo, phần còn lại không giới thiệu ở một điều luật cụ thể nào, mà chỉ đề ra một phương hướng chung để tham khảo ở một luật nào đó đang hiện hành (tham khảo tại một văn bản quy phạm pháp luật khác).

* Phương thức diễn đạt trực tiếp có ưu điểm là dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp với trình độ dân trí chưa cao. Nhưng có nhược điểm là thường lặp đi lặp lại nhiều lần một nội dung nào đó. Phương thức diễn đạt tham khảo và phương thức diễn đạt theo bản mẫu có ưu điểm là khắc phục được nhược điểm của phương thức diễn đạt trực tiếp, khắc phục được sự trùng lặp. Nhưng nhược điểm là cũng tạo nên nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu và vận dụng, áp dụng pháp luật, đòi hỏi trình độ dân trí cao.

* Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm của nó. Tùy theo tính chất của quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh, tùy theo trình độ dân trí của dân cư mà các nhà làm luật chọn phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, dù sử dụng phương

pháp nào cũng phải tuân theo một yêu cầu chung là phải diễn đạt chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng. Cần phải diễn đạt sao cho cùng một vấn đề mà mọi người đều hiểu thống nhất, vận dụng thống nhất. Không thể có một quy định của quy phạm pháp luật mà hiểu nhiều cách khác nhau.

Một phần của tài liệu Tap bai giang SV môn Pháp luật đại cương (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)