Lễ hội Hari Raya tại Brunei

Một phần của tài liệu Đề tài: Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á ppsx (Trang 69 - 82)

giáo khác, tháng 9 của Brunei là tháng Ramadan. Lúc này, những người theo đạo Hồi không ăn, không uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Tháng chay Ramanda được kết thúc bằng lễ hội Hari Raya như sự ăn mừng cho kết quả của việc ăn chay.

Đây là cơ hội duy nhất trong năm khách được vào cung điện gặp gỡ và nhận quà lưu niệm do quốc vương Brunei trao tặng (một thỏi sôcôla có dấu ấn của hoàng gia hoặc 5 BND nếu là trẻ em), theo người dân nơi đây thì nếu ai được bắt tay nhà vua và hoàng hậu, được nhận quà từ tay họ thì sẽ may mắn cả năm, ngoài ra du khách còn được thiết đãi một bữa tiệc buffer linh đình trong hoàng cung mà đặc biệt là miễn phí. Hari Raya là cơ hội tốt để tham quan đất nước Brunei với những nét rất riêng và tìm hiểu về truyền thống văn hóa lâu đời giàu bản sắc, để được chiêm ngưỡng và thấy tận mắt các vật phẩm cấp quốc gia, đặc sản địa phương,... và đặc biệt là cơ hội được gặp và bắt tay hoàng gia Brunei- một trong những Hoàng Gia giàu nhất thế giới.

* Lễ hội Hari Raya Aidilfitri Singapore

Lễ tết này còn được biết đến với tên gọi “Lễ Hội Tế Thần”, Hari Raya Aidilfitri được tổ chức phổ biến trong cộng đồng người theo đạo Hồi ở Singapore, để kỷ niệm một tháng ăn chay trước khi hành lễ. Mặc dù, những hoạt động kỷ niệm có thể kéo dài tới một tháng nhưng tâm điểm của lễ hội chính là lúc diễn ra lễ Ramadan khi những người đạo Hồi bận rộn theo dõi thời kỳ kiêng ăn bằng cách ăn chay và biểu diễn các hoạt động dành cho từ thiện.

* Tết Tahun Baru Hijriah Indonesia

Tết truyền thống của người Hồi giáo Indonesia được gọi là Tết Hijriah hoặc Hijra. Vào đêm Hijra, người dân tại Indonesia thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Nói chung, ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.

* Tết Philippines

Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là “Ngày

anh hùng”. Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippines lại tiếp tục Tết đón thần Narareno. Những vật hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới ở Philippines. Rất nhiều gia đình người Philippines bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Một số gia đình khác còn cụ thể hơn khi bày chính xác 12 trái cây lúc nửa đêm (thường nho là dễ nhất).

3.2.5. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ và chữ viết riêng

a. Về ngôn ngữ

Tính dị biệt trong văn hóa các nước ở khu vực Đông Nam Á còn được thể hiện thông qua hệ thống ngôn ngữ và chữ viết khác nhau. Bức tranh ngôn ngữ của Đông Nam Á được tạo bởi bốn ngữ hệ chính: Ngữ hệ Nam đảo (Austronesia), ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), ngữ hệ Thái, ngữ hệ Hán -Tạng. Các ngữ hệ này được phân bố chủ yếu ở hai khu vực: Đông Nam Á hải đảo theo ngữ hệ Nam đảo, Đông Nam Á lục địa có ngữ hệ Nam á, ngữ hệ Thái, Hán - Tạng.

Ngoài bốn họ ngôn ngữ chính nêu trên, ở một số quốc gia trong khu vực còn có một vài ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác theo dòng người nước ngoài đến Đông Nam Á như tiếng Tamil (thuộc Dravidian) của người Ấn Độ ở Malaysia, Indonesia, tiếng Aryen (thuộc Ấn - Âu) của một số người Ấn Độ và Pakistan ở Mianmar.

Mặc dù sự phân bố rộng khắp của các ngữ hệ ở khu vực, nhưng ở mỗi quốc gia lại lựa chọn cho mình ngôn ngữ chính, dùng để ngoại giao và giải quyết các vấn đề xã hội.

Ở Việt Nam sử dụng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam á, ngôn ngữ chính thức của Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Tai. Campuchia tiếng Khmer là ngôn ngữ chính. Thái Lan ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Tiếng Myanmar - chuyển tự Latinh:

myanma bhasa là ngôn ngữ chính thức ở Myanma, đây là tiếng mẹ đẻ của người Miến. Ngôn ngữ luôn là vấn đề nhạy cảm ở Malaysia, khi Malaysia dành được

độc lập thì ngôn ngữ được sử dụng trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia và là tiếng Melayu, hiện nay tiếng Anh làm ngôn ngữ trung gian trong việc dạy và học môn toán và các môn khoa học tự nhiên ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Có hơn 700 thứ tiếng đang được nói ở Indonesia, hầu hết chúng thuộc họ tiếng Austronesia, một ít tiếng Papua cũng được nói ở đây và ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia. Tại Philipines có hơn 170 ngôn ngữ được dùng trong nước, hầu hết đều thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesian trong hệ ngôn ngữ Nam Đảo, tiếng Philippines là tiếng địa phương được tiêu chuẩn hoá dựa trên tiếng Tagalog có các từ thông thường từ các ngôn ngữ Philippines khác. Tiếng Malay, là ngôn ngữ chính thức của Brunei, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi và họ cũng có một cộng đồng nước ngoài khá lớn. Và ngôn ngữ của Singapore là tiếng anh.

Các nước Đông Nam Á trong những năm 1950 - 1965 còn tranh luận nhiều ý kiến xung quanh cơ sở ngôn ngữ mà họ muốn thực hiện. Từ những năm 1965 về sau, các nước độc lập tại khu vực này đã chính thức bảo vệ tiếng dân tộc của mình. Cơ sở hoạt động ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á như ở Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippin cho thấy: Một là có quốc gia quá coi trọng đến vị trí và việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia (ngôn ngữ dân tộc) nghĩa là một cách gián tiếp giảm ý nghĩa quan trọng của ngoại ngữ và thứ hai là có quốc gia coi trọng ngoại ngữ, nghĩa là chỉ đặt ngôn ngữ quốc gia ở vị trí văn hóa và có tính tượng trưng thôi. Nước Malaysia và Indonesia thuộc loại thứ nhất, Philippin và Singapore thuộc loại thứ hai. Việt Nam và một số nước khác thì có lúc đặt mình ở vị trí thứ nhất, có lúc đặt mình vào vị trí thứ hai hoặc nằm giữa hai vị trí đó.

Như vậy, chúng ta thấy rằng mặc dù có cùng một ngữ hệ nhưng những quốc gia ở Đông Nam Á có những ngôn ngữ không hề giống nhau, mỗi quốc gia đều cố gắng tạo cho mình ngôn ngữ dân tộc riêng không phụ thuộc vào các dân tộc khác.

b. Về chữ viết

Cùng với hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở các quốc gia trong Đông Nam Á thì chữ viết cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Nhìn chung các quốc gia đều xây dựng chữ viết cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali - Sanscrit và

từ chữ Hán. Các chữ này được sử dụng cho đến hết thời kì trung cổ. Sau này khi văn hóa phương Tây du nhập thì kí tự Latinh được du nhập và tạo nên các chữ viết chính thống của nhiều quốc gia.

Chính nguồn gốc của các loại chữ viết như vậy nên tạo nên mỗi quốc gia có nét riêng trong chữ viết.

Trong lịch sử, Việt Nam đã sử dụng ít nhất ba loại chữ viết trong văn bản chính thức, đó là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ. Hiện nay chữ quốc ngữ là chữ viết chính và được cấu tạo bằng ký tự Latinh. Cùng với Việt Nam có một số chữ viết các quốc gia khác cũng sử dụng kí tự Latinh như Indonesia, Malaysia, Singapore,…

Các quốc gia khác lại sử dụng loại chữ viết có bắt nguồn từ Ấn Độ: chữ Sanscrit ở Campuchia, Thái Lan,… chữ Môn ở Myanmar,…

Như vậy, cùng với ngôn ngữ thì chữ viết của các quốc gia ở Đông Nam Á cũng khác nhau. Mỗi quốc gia đều tạo cho mình hệ thống ngôn ngữ, chữ viết riêng nhằm tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mình. Tính dị biệt này cũng góp phần làm cho văn hóa Đông Nam Á thêm đa dạng.

3.2.6. Văn học của mỗi quốc gia trong khu vực có đặc thù riêng

Văn học là mảng văn hóa tinh thần không thể thiếu được ở mỗi quốc gia. Đông Nam Á là khu vực hình thành nên nền văn học phong phú, đa dạng. Và ở mỗi quốc gia đặc điểm văn học lại có nhiều nét khác nhau được thể hiện như sau.

a. Văn học Việt Nam mang màu sắc Nho giáo

Văn học Việt Nam là một tiểu khu vực ở Đông Nam Á. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Việt Nam đã phải chịu một ngàn năm Bắc thuộc. Từ thế kỉ X trở về sau, Việt Nam giành được độc lập và liên tiếp chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến phương Bắc. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã lập các mối bang giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Với sự thật lịch sử đó, cho dù không bị đồng hóa thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung quốc. Đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho được truyền bá mạnh ở Việt Nam. Tầng lớp Nho sĩ, những người cầm bút vẫn lấy văn hóa Trung Quốc làm khuôn vàng thước ngọc và trong các tác phẩm văn

học cổ đại Việt Nam hiển nhiên có khá nhiều điển tích Trung Quốc. Những nhân tố trên tạo nên những đặc điểm riêng, làm cho văn học Việt Nam khác với văn học các nước khác trong khu vực. Chính vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã xếp văn học Việt Nam cùng khu vực với văn học Trung quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Văn học Indonesia mang màu sắc Hồi giáo

Một tiểu khu vực văn học khác hình thành ở quần đảo Indonesia và Malaysia. Từ thế kỉ VII, nhà nước Srivitgiai hùng mạnh trở thành quốc gia cực thịnh ở Đông Nam Á. Văn hóa Ấn Độ cùng Ấn Độ giáo, Phật giáo du nhập vào quàn đảo này rất sớm. Văn học cổ đại Ấn Độ, đặc biệt là các tác phẩm Mahabharata, Ramayana, được phổ biến và ngày càng lan rộng khắp quần đảo suốt thời kỳ cổ trung đại thông qua loại hình rối bóng Wayang. Từ thế kỷ VII đến VIII, tiếng Pali, Sanscrit là ngôn ngữ thơ ca của văn học Malaysia và Indonesia. Từ thế kỷ thứ XIV trở đi, văn hóa Arâp. Ba tư tràn tới quần đảo này thay thế văn hóa Ấn Độ. Do vậy dòng văn học mang màu sắc Hồi giáo cuồn cuộn chảy và trở thành dòng văn học chủ đạo ở các quốc gia hải đảo. Bức tranh văn học ở tiểu khu vực này in đậm ba màu sắc dung nạp: Văn học Ấn Độ, văn học Arâp, Ba tư và văn học Gia - va.

c. Văn học Campuchia có sự tương đồng với văn học Ấn Độ

Ở Campuchia và Chămpa, văn hóa Ấn Độ vào tiểu khu vực này sớm và văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ - Bàlamôn. Từ thế kỷ XV trở đi, văn học Ấn Phật chiếm ưu thế. Văn bia Campuchia trở thành tài sản văn học cổ trung đại mang màu sắc tôn giáo.

Ngoài ảnh hưởng Ấn Độ, văn học Campuchia còn tiếp thu ảnh hưởng của một số môtip của văn học Indonesia và Malaixia.

d. Văn học Lào, Mianmar, Thái Lan mang đậm màu sắc Phật giáo

Tiểu khu vực văn học của các “quốc gia trẻ” ở Đông Nam Á là Minanma, Thái Lan, Lào cũng chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ. Song ở tiểu khu vực này, sự tiếp nhận muộn hơn và nhiều khi tiếp nhận thông qua các quốc gia khác. Có nền văn học trở thành trung gian của giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

đối với nền văn học khác. Chẳng hạn như văn học Lào chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ thường thông qua Thái Lan và Camphuchia. Ở tiểu khu vực này, văn học viết thường ra đời muộn hơn các tiểu khu vực trên. Văn học nhà chùa mang đậm màu sắc Phật giáo. Đó là đặc điểm nổi bật của tiểu khu vực này. Phật giáo bắt rễ rất sâu ở các quốc gia này và thuyết lý Phật Giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong nhiều áng văn học. Vì vậy, trong văn học Thái, Lào, sự xung đột nhất là xung đột đấu tranh giai cấp, thường không mạnh mẽ như ở nền văn học khác.

e. Văn học Philippines ảnh hưởng văn hóa Tây Ban Nha và màu sắc Thiên Chúa giáo

Ở Philippines hình thành một tiểu khu vực riêng biệt. Trước khi văn hóa Tây Ban Nha du nhập vào Philippin ngoài các yếu tố văn học bản địa, các yếu tố văn học Ấn Độ, Hồi giáo du nhập vào Philippin một cách yếu ớt. Một số khu vực ở Philippines chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, Hồi giáo thường thông qua truyền bá từ Indonesia và Malaixia vào. Ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha và màu sắc của Thiên chúa giáo là điểm khác biệt của văn học Philippin. Văn học Thiên chúa giáo trở nên đậm đặc và đến nay những dấu vết của Tây Ban Nha cũng pha trộn, ảnh hưởng ngay cả trong van học dân gian Philippines.

3.2.7. Nhận xét

Từ những phân tích sự dị biệt trong văn hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta thấy rằng văn hóa của các nước vô cùng phong phú từ vật chất cho đến tinh thần. Văn hóa của các quốc gia đều có nhừng điểm tương đồng với nhau để tạo nên “mẫu số” chung cho văn hóa Đông Nam Á và đồng thời cũng có những nét dị biệt để bức tranh văn hóa của khu vực thêm đa dạng với nhiều điểm chấm phá.

Ta thường nói đến sự tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Điều này đúng vì cả hai dân tộc đều có những giá trị chung của khu vực lấy nghề trồng lúa nước làm nền tảng kinh tế, đều chịu ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, A rập, phương Tây,… Đấy là cơ sở thuận lợi trong quá trình giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau giữa các nước trong khu vực.

Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng sự tương đồng giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á lớn tới mức có thể dùng chuẩn mực của văn hoá dân tộc này để suy ra những đặc điểm tương tự ở nền văn hoá kia. Chẳng hạn như tính cách nông dân trồng lúa nước của Việt Nam hoàn toàn không thể dùng để quy chiếu tính cách nông dân Thái Lan, hay lễ tết của Việt Nam không thể giống lễ tết của Lào, Campuchia,…

Để có thể học tập và mở rộng hợp tác, gắn chặt mối quan hệ của các quốc gia thì chúng ta nhất thiết phải có những nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về xã hội, đặc biệt là văn hóa. Điều này càng quan trọng hơn khi Đông Nam Á có 11 quốc gia thành viên rất cần có những hiểu biết này để trung hòa các mối quan hệ.

ASEAN xúc tiến mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Hợp tác văn hoá trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để các thành viên ASEAN cùng nhau hướng tới thực hiện mục tiêu Tầm nhìn 2020 của toàn khối, đó là xây dựng một ASEAN hài hoà với các dân tộc Đông Nam Á hướng ngoại, sống trong hoà bình ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Người dân Việt Nam nói riêng và người dân ở Đông Nam Á nói chung từ lâu đã lưu truyền trong dân gian về câu chuyện bó đũa. Có lẽ vì vậy mà biểu

Một phần của tài liệu Đề tài: Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á ppsx (Trang 69 - 82)