0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

II.Sơ đồ quy trình công ngh phân xệ ưởng chi t: ế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN POTX (Trang 58 -75 )

Máy bốc 1 Két

Chai

Máy rửa chai

Soi chai

Bia Máy chiết và đóng nắp

Thanh trùng Máy rửa két

Sấy khô nắp Dán nhãn và foil In date Kiểm tra nhãn Máy bốc 2 Kho thành phẩm 1.Thuyết minh quy trình

Két chứa vỏ chai bẩn thu từ ngoài thị trường về được xe bốc chuyên dụng chuyển vào xưởng chiết, công nhân sẽ bốc lên băng tải két. Két này sẽ được băng tải két chuyển đến máy bốc 1 dỡ chai ra ngoài.

Vỏ chai sẽ được máy bốc dỡ ra khỏi két bẩn rồi dặt lên băng tải chai. Vỏ chai bẩn sẽ theo băng tải chai nạp vào máy rửa chai một đầu để rửa sạch toàn bộ bên trong và bên ngoài. Nhãn chai bẩn được bóc khỏi chai và đẩy ra ngoài nhờ lưới tải nhãn trong máy rửa. Máy rửa được điều khiển tự động qua màn hình cảm ứng. Một công nhân vận hành sẻ theo dõi và điều khiển trên màn hình.

Két bẩn sẽ theo băng tải két đến máy rửa két. Két sau khi rửa sạch sẽ được chuyển đến máy bốc 2 nhờ băng tải két.

Chai sau khi rửa sạch đi qua hệ thống soi chai bằng mắt thường (2 công nhân quan sát) nhờ đèn huỳnh quang và bảng soi. Các chai bẩn, chai không đúng chủng loại sẽ được công nhân loại ra để chuyển tới máy rửa để rửa lại.

Chai sạch sẽ đưa vào máy chiết chai. Tại đây, chai được hút chân không 2 lần, nạp CO2, chiết bia đẳng áp vào và được dập nắp sau đó. Chiều cao mức chiết trong chai được quyết định bởi chiều ống chiết, đảm bảo được độ đồng đều và mức chiết cao nhất.

Tại máy dập nắp, nắp sẽ nạp tự động nhờ hệ thống nạp nắp chai với silo chứa nắp có dung tích khoảng 150000 nắp và băng tải nắp bằng từ.

Chai sau khi chiết được băng tải vận chuyển đến máy thanh trùng. Tại đây, chai bia sẽ được vận chuyển từ từ qua 10 khoang của máy và được thanh trùng theo các yêu cầu công nghệ đã được cài đặt sẵn trong máy tính diều khiển tự động.

Sau khi thanh trùng, chai bia được vận chuyển tới máy soi chai 2, tại đây bia sẽ được kiểm tra loại bỏ những chai không đạt yêu cầu như: mức chiết thấp, nắp hở, chai nứt vỡ, ... sau đó được sấy khô để việc dán nhãn, dán foil nhôm được dễ dàng.

Chai được dán nhãn và foil sẽ qua máy indate (in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng). Sau khi in ngày tháng, chai sẽ được công nhân kiểm tra loại bỏ những chai dán nhãn, foil không đạt yêu cầu. Khi chai đã hoàn thiện và đạt yêu cầu của thành phẩm sẻ được băng tải chuyển về máy bốc 2.

Tại máy bốc 2, chai sẽ được định vị và bốc xếp chính xác vào két sạch, mỗi lần máy bốc được 2 két và đưa ra ngoài theo băng tải két để công nhân xếp lên pallet, xe bốc chuyên dụng sẻ đưa đến kho chứa và tàng trữ thành phẩm.

2.Thiết bị chính trong phân xưởng chiết 2.1. Máy rửa chai

2.1.1. Cấu tạo

1.Cửa chai bẩn vào. 7.Vùng phun xút 3.

2.Bể ngâm 1. 8.Vùng phun xút 4.

3.Bể ngâm 2. 9.Vùng phun nước 1. 4.Máy hứng vỏ chai. 10.Vùng phun nước 2. 5.Vùng phun xút 1. 11.Cửa chai sạch ra. 6.Vùng phun xút 2. H ìn h 1 7 : M Á Y R A C H A I

Ghi chú:

+Bể ngâm 1: Xút 1.5 ÷ 1.8%, nhiệt độ 40 ÷ 60oC. +Bể ngâm 2: Xút 2%, nhiệt độ 80oC.

+Vùng phun xút 1: Phun ngoài và phun trong: Xút nóng 2.5%, nhiệt độ 80oC, áp suất phun: 2.6bar: rửa xói sạch vỏ chai.

+Vùng phun xút 2: Phun ngoài và phun trong: xút < 2.5%, nhiệt độ 60oC, áp suất phun 1.5÷ 2 bar.

+Vùng phun xút 3,4: Phun ngoài và phun trong, xút loãng 1%, nhiệt độ 45 – 50oC, áp suất phun: 1.5 bar

+Vùng phun nước 1: Nước máy, 37oC

+Vùng phun nước 2: Nước tinh khiết, nhiệt độ môi trường. 2.1.2 Nguyên tắc hoạt động:

Máy rửa chai thuộc kiểu máy rửa chai một một đầu (chai vào và chai ra cùng một đầu máy) hoạt động tự động được theo dõi và điều khiển bằng màn hình cảm ứng, chai nằm trong các các rọ chứa và được vận chuyển liên tục trong máy rửa qua các khu vực xử lí. Việc vận chuyển các rọ chai qua máy rửa theo nhiều nhánh cong nhằm tiết kiệm diện tích.

Các rọ chai chắc chắn làm bằng thép có chèn nhựa. Các vùng phun được lắp thành từng dàn có các vùi phun đầu nhỏ để tạo áp lực phun.

Chai bẩn được băng tải chuyển dến máy rửa chai. Chai vào máy theo từng hàng, mỗi hàng 26 chai. Các chai sẽ được đẩy vào các rọ chai, các rọ chai gắn với băng chuyền. Nhờ băng chuyền vận chuyển, chai sẽ được ngâm rửa ở từng vùng khác nhau

trong máy. Đầu tiên chai được tải đến bể ngâm sơ bộ (bể ngâm 1): Đây là vùng xút loãng(1.5÷1.8%) có nhiệt độ 40÷ 60oC. Sau đó chai được vận chuyển đến bể ngâm 2 với xút 2% và nhiệt độ 80oC. Sau khi ngâm, nhãn chai được làm bở và tiếp tục đi qua vùng phun 1, ở đây chai được phun mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài bằng dung dịch NaOH 2,5% nóng (80oC), với áp lực phun 2,6 bar để xói sạch nhãn, foil nhôm và các tạp chất rắn. Nhãn rơi xuống máng chứa sau đó được cào, và tải ra ngoài. Tiếp theo chai được đưa dến vùng phun chất tẩy rửa 2. Lúc này chai đã trở đầu xuống. Hệ thống phun chia làm 2 phần: một phần phun từ dưới lên (phun trong) gồm ống cố định phun theo hướng thẳng đứng khi có chai đến và ống xoay tròn vừa phun vừa quét một góc 90o đối với mỗi hàng chai, phần phun từ trên xuống (phun ngoài) gồm ống cố định phun lên phần đáy chai và phía bên ngoài. Tương tự chai sẽ được vận chuyển qua các vùng phun 3 và 4 với nồng độ xút 1%, nhiệt độ 45-50oC, áp lực phun 1.5bar.

Ngoài xút, nhà máy còn sử dụng: Stabilon với nồng độ là 0.3 –0.5% (so với lượng NaOH) khi cần thiết giúp cho quá trình rửa sạch hơn, giảm sự tạo bọt của xút, tránh hiện tượng trào xút.

Sau khi qua vùng phun chất tẩy rửa, chai tiếp tục qua vùng phun nước rửa. Đầu tiên là nước thường, ở nhiệt độ môi trường. Sau đó chai sẽ được phun rửa bằng nước tinh khiết (nước công nghệ) ở nhiệt độ môi trường để rửa sạch chai lần cuối trước khi ra khỏi máy rửa đến máy chiết. Việc giảm dần nhiệt độ của các vùng phun về nhiệt độ môi trường nhằm tránh chai bị vở do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Máy rửa sử dụng hệ thống bơm tuần hoàn xút và nước. Khi kiểm tra thấy nồng độ xút giảm thì bổ sung xút nguyên chất để tăng nồng độ.

Nước công nghệ sau khi rửa chai lần cuối sẽ được sử dụng để rửa lần đầu, sau đó sẽ đến bể ngâm sơ bộ rồi ra ngoài. Chất tẩy rửa thu được từ hệ phun chất tẩy rửa sẽ vào bể ngâm 2, khi đầy có thể qua bể ngâm sơ bộ rồi ra ngoài.

Chai sau khi rửa sạch sẽ được lấy ra ngoài theo kiểu “ngón tay nâng đỡ” để tránh hiện tượng vỡ và kẹt chai.

Lượng NaOH sử dụng trong một lần cho hoạt động của máy là 295 kg/ca. Thời gian lưu trong máy là 15 –20 phút. Công suất tối đa của máy là 20.000 chai/giờ.

2.1.3.Một số sự cố thường gặp ở máy rửa chai, nguyên nhân và cách khắc phục.

Sự cố Nguyên nhân Khắc phục

1.Chai bị đổ, ngược chai dẫn đến nghẽn máy.

2.Mắt cảm ứng “mắt thần” bị vật cản, bụi che lấp toàn hệ

-Do máy gắp chai bị rung, băng tải chạy không ổn định, chai bị vở đáy không đứng được

-Do bụi, vật cản che mắt cảm ứng.

-Công nhân trực máy phải quan sát kỷ để dựng chai dậy, loại bỏ chai vở, nếu bị nghẽn thì phải ngừng máy để lấy chai ra. Sau nhấn nút khởi động lại hệ thống. -Kiểm tra, lau sạch các mắt cảm ứng. Nhấn nút khởi

thống sẽ dừng lại

3.Đường ống phun nước, hoá chất bị nghẽn, máy dừng hoạt động.

-Do cặn, rác bịt kín dường ống

động lại hệ thống.

-Kiểm tra các đường ống, vệ sinh sạch sẽ. Nhấn nút khởi động lại hệ thống.

2.1.4. Công tác vệ sinh bảo dưỡng:

Nhà máy thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng máy. Thời gian vệ sinh máy tùy thuộc vào chai rửa sạch hay bẩn. Nếu chai bẩn thì thời gian vệ sinh là khoảng 6 ngày, bình thường 7-8 ngày bảo dưỡng 1 lần. Ngoài ra nếu nhà máy ngừng chiết do vấn đề nào đó (do sự cố, thiếu bia, chỉ đạo của cấp trên...) thì sẽ tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng máy.

2.2. Bộ phận chiết chai, dập nắp 2.2.1. Cấu tạo: (như hình vẽ)

Hình 18: Máy chiết chai 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động:

Máy chiết chai gồm 44 vòi chiết. Ở mỗi vòi có bộ phận giữ cố định và ống chiết riêng.

Sau khi chai ra khỏi máy rửa, chai được băng tải vận chuyển qua bộ phận soi chai bằng mắt thường gồm bàn soi, bảng soi, bộ chia chai, đèn soi cho người quan sát để loại bỏ các chai không đạt yêu cầu. Sau đó chai được chuyển vào máy chiết nhờ một vít xoắn. Máy chiết chai hoạt động theo nguyên lí đẳng áp, làm việc một cách tự động. Quá trình chiết bia được thực hiện qua các bước sau:

+Hút chân không lần 1:

Chai bia khi vào máy nhờ cơ cấu cam hoạt động nên giữ chặt chai bia tại vòi chiết. Khi chai đã được giữ chặt van chân không mở ra, không khí trong chai được hút ra ngoài.

+Nạp CO2 lần 1:

Khi hút chân không xong van chân không đóng lại, van ở bầu CO2 mở ra, CO2 từ bầu chứa tràn vào chai.

+Hút chân không lần 2:

Van nạp CO2 đóng, van chân không mở, hút không khí trong chai một lần nữa. +Nạp CO2 lần 2, cân bằng áp suất:

Nạp CO2 lần 2 tương tự như lần 1 và khi áp suất trong chai và bầu chiết bằng nhau, van chiết mở ra.

+Chiết bia vào chai:

Khi cân bằng áp suất thì van chiết mở ra, bia từ bầu chiết chảy vào chai theo thành chai.

Khi bia vào chai hơi quá vòi chiết thì van chiết đóng lại, quá trình chiết kết thúc.

Quá trình chiết được theo dõi tự động nhờ các bộ cảm biến còn gọi là “Con mắt thần”. Chúng có khả năng đếm và tìm ra được các vị trí bị khuyết chai do vỡ và báo cho bộ phận làm việc tiếp theo. Mức chiết trong chai được quyết định bởi chiều dài ống chiết. Thời gian chai lưu trong máy chiết là 10 giây. Sau khi chiết, chai được chuyển qua máy đóng nắp. Trên đường đi chai sẽ được một vòi phun nước nhỏ nhiệt độ 80oC, áp lực phun 2.5 bar đuổi khí ra ngoài nhằm tránh hiện tượng oxy hóa, tránh sự chênh lệch áp lực quá lớn giữa trong và ngoài chai bia sẽ gây bựt nắp hoặc vỡ chai sau này.

Tại máy đóng nắp, nắp chai được vận chuyển từ thùng chứa theo băng tải đứng là băng tải nam châm vĩnh cửu, sau đó đến băng tải ngang vận chuyển riêng có máng tương ứng tới máy đóng nắp. Chai sau khi đóng nắp sẽ qua hệ thống phun rửa chai tự động để làm sạch phần dịch chiết bám trên chai tránh gây cặn bẩn,Vi sinh vật (VSV) phát triển ở hệ thống thanh trùng sau này.

Công suất của máy chiết là 15000 chai/giờ. Số đầu đóng nắp là 11.

2.2.3. Một số sự cố thường gặp, nguyên nhân, khắc phục.

Sự cố Nguyên nhân Khắc phục

1.Chai bị nổ trong quá trình chiết, dập nắp.

2. Máy dừng làm việc đột ngột.

-Do chênh lệch áp suất trong và ngoài chai. Chai không đảm bảo chất lượng.

-Do nắp chai bị kẹt ở bộ phận phân phối.

-Kiểm tra lại độ chính xác của máy trong quá trình cân bằng áp suất, kiểm tra chai kỹ trước khi vào chiết.

-Kiểm tra lại bộ phận phân phối nắp chai, lấy nắp bị kẹt ra, ấn nút khởi động lại hệ thống.

2.3. Hệ thống thanh trùng 2.3.1. Cấu tạo: (như hình vẽ)

H ìn h 19 : H T H N G T H A N H T R Ù N G

2.3.2. Nguyên tắc hoạt động

Máy thanh trùng của nhà máy có hệ thống gia nhiệt Chess-hệ thống trao đổi nhiệt (TĐN) trung tâm – tiết kiệm năng lượng, làm việc gồm một thiết bị TĐN dạng tấm bản (chất tải nhiệt là hơi từ lò hơi) và một tank đệm. Hệ thống thanh trùng làm việc trên cơ sở điểm đặt PU thay vì dựa vào điểm đặt nhiệt độ (PU là độ chín của bia). Hệ thống thanh trùng gồm 10 khoang có nhiệt độ như hình vẽ, được chia làm 3 vùng khác nhau gồm: vùng phục hồi nâng nhiệt gồm các khoang 1, 2, 3; vùng thanh trùng gồm các khoang 4, 5, 6, 7; vùng phục hồi hạ nhiệt gồm các khoang 8, 9, 10.

Bia sau khi ra khỏi máy đóng nắp được băng tải vận chuyển chậm vào máy thanh trùng. Tại đây chai bia sẽ lần lượt đi qua 10 vùng thanh trùng với vận tốc không đổi nhờ hệ băng tải chính. Việc thực hiện thanh trùng được thực hiện bằng cách phun trực tiếp nước lên chai nhờ hệ thống phun không áp. Trong các khoang thanh trùng có các khoang thông nhau (bằng đường ống dẫn) từng đôi một là 1 và 10, 2 và 9, 3 và 8. Nước tưới được bơm tuần hoàn giữa các khoang. Nước từ bể chứa của các khoang 1, 2, 3 sẽ là nước phun cho các khoang 10, 9, 8; và ngược lại. Riêng các khoang 4, 5, 6, 7 nước được bơm tuần hoàn trong cùng một khoang.

Nguồn nước chính của máy thanh trùng từ bể nước tự nhiên (nước máy) của nhà máy. Nguồn nước này được bơm vào các khoang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và một phần đến hầm chứa của máy thanh trùng. Nước ở hầm chứa này dùng để bổ sung cho các khoang 2, 3, 4, 5, 6, 7 khi cần.

Ở các khoang 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 được cung cấp nước chess có nhiệt độ khoảng 80oC. Nước chess được phun trực tiếp vào ống bơm nước chính nên có thể thay đổi

nhiệt độ nước phun nhanh chóng. Nước ở khoang chess được lấy từ hầm chứa của khoang 7 qua Afal Laval làm nóng.

Sau khi ra khỏi máy thanh trùng (khoảng 80 phút), bia sẽ được băng tải vận chuyển đến máy dán nhãn, indate.

Công suất của máy thanh trùng là 15000 chai/giờ. 2.3.3. Một số sự cố, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Khắc phục

1.Bia thanh trùng chưa đạt, (độ PU không đạt).

2.Băng tải trong máy thanh trùng bị kẹt.

-Nhiệt độ, thời gian không đạt.

-Động cơ băng tải gặp sự cố, chai ra đầy quá ở đầu ra, chai ngã.

-Thanh trùng lại

-Kiểm tra lại đông cơ, lấy bớt chai ở đầu ra. Dựng chai bị ngã lên.

2.3.4.Công tác vệ sinh

Mỗi ka làm việc dùng bàn chải chải sạch bùn bẩn và rác trên mặt sàn phun nước thanh trùng một lần, và đổ 2 lần Aquacid, mỗi lần cách nhau 4 giờ vào các khoang 1, 2, 3, 8, 9, 10 của máy thanh trùng.

Mỗi tháng thay nước, vệ sinh máy thanh trùng, bổ sung Aquapos CPA vào các khoang 4, 5, 6, 7 (các khoang nóng) 0.6 lit/khoang.

•Tác dụng của các hóa chất:

- Aquacid BMR (BMR) là hóa chất khử trùng nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của màng nhầy VSV trong các khoang nước lạnh và ấm của máy thanh trùng, giúp hạn chế sự tắt nghẹt các vòi phun và hạn chế mùi do nhiễm khuẩn.

- Aquapos CPA (CPA) là hóa chất phụ gia trung tính có tác dụng chống sự hình thành các cấu cặn và ức chế sự ăn mòn trên bề mặt thiết bị, các đường ống và các đầu phun của các ngăn nóng của máy thanh trùng.

2.4. Dán nhãn, foil nhôm:

Khi bia ra khỏi máy thanh trùng sẽ qua bàn soi để kiểm tra, loại bỏ những chai không đạt yêu cầu như chai bị xì bọt do nắp không kín, chai bị nứt vỡ, ... Sau đó, chai sẽ qua một máy sấy khô nắp và thân để dễ dàng cho công đoạn dán nhãn.

Máy dán nhãn kiểu quay hoàn toàn tự động, hệ thống chổi xung quanh cố định và hệ thống dán keo nguội thích hợp cho các loại chai với kích cỡ và hình dạng khác nhau. Máy dán được nhãn thân, nhãn lưng, foil nhôm kín và hở đầu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN POTX (Trang 58 -75 )

×