Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh sơn tây (Trang 37 - 40)

1.3. Đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của NHTM

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của NHTM NHTM

Chất lượng là một khái niệm trừu tượng, không dễ dàng để có thể định lượng một cách chính xác. Do đó, chất lượng thẩm định TCDA đầu tư cũng là một khái niệm trừu tượng, không thể định lượng, tuỳ từng đối tượng, và tuỳ từng giác độ khác nhau mà chất lượng thẩm định được đánh giá khác nhau.

Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, thẩm định TCDA đầu tư được coi là có chất lượng khi qua quá trình xem xét đánh giá, phân tích các dữ liệu tài chính, NHTM có thể phát hiện ra dự án đầu tư có hiệu quả, tìm được những điểm chưa phù hợp. Từ đó, có thể thuyết phục chủ dự án đầu tư có kế hoạch thay đổi dự án đầu tư của mình cho phù hợp. Cùng với việc đưa ra quyết định hợp lý, chính xác, ngân hàng sẽ chỉ tài trợ cho những dự án đầu tư khả thi và có khả năng đảm bảo an toàn vốn tài trợ của ngân hàng.

Chất lượng thẩm định thể hiện ở chỗ, các kết luận, các đánh giá về dự án đầu tư có phải là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư cho dự án đầu tư hay không. Đối với các nhà quản lý ngân hàng, hoạt động thẩm định được coi là có chất lượng khi nó hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định có đầu tư, có cho vay hay không và tất nhiên, là đầu tư phải an toàn, sinh lợi cho ngân hàng. Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể phản ánh chất lượng thẩm định:

 Chỉ tiêu định tính

* Về phía chủ dự án đầu tư: Được thể hiện qua chất lượng các báo cáo

tài chính, chất lượng hồ sơ dự án đầu tư vay vốn. Chất lượng của báo cáo tài chính và chất lượng hồ sơ dự án đầu tư vay vốn của chủ dự án đầu tư được thể hiện qua các yếu tố sau:

Số liệu báo cáo tài chính phải trung thực và minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Báo cáo tài chính của chủ dự án đầu tư phải là báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc đã được quyết toán thuế. Báo cáo tài chính có chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng giảm chi phí và thời gian trong công tác thẩm định TCDA đầu tư.

+ Báo cáo tài chính phải được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế:

Việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế giúp doanh nghiệp, chủ dự án đầu tư ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho cá thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý. Qua đó có thể nhanh chóng đưa ra được nhận xét và đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của chủ dự án đầu tư từ đó rút ngắn thời gian và chi phí cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA đầu tư.

+ Các thông tin tài chính liên quan đến dự án đầu tư vay vốn:

Ví dụ như thông tin về doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án đầu tư phải phải trung thực, chính xác và đầy đủ. Bên cạnh đó, các bảng tính về tài chính dự án đầu tư phải được lập theo đúng mẫu biểu đã quy định. Điều này có thể giúp ngân hàng giảm bớt chi phí và thời gian trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư từ đó đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

* Về phía NHTM

+ Thẩm định đúng quy trình khoa học và toàn diện, đảm bảo tốt việc tổ chức công tác thẩm định và đảm bảo đầy đủ các nội dung trong hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư.

+ Thông tin thu thập đa dạng được sử dụng tốt để làm căn cứ cho ra quyết định đánh giá khách quan.

+ Công tác tổ chức và quản lý bộ máy thẩm định phù hợp với hoạt động của ngân hàng.

+ Thẩm định với thời gian ngắn, chi phí thấp (giảm thời gian và chi phí thẩm định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu). Thời gian thẩm định có thể được rút ngắn nhờ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và áp dụng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình phân tích. Đối với chỉ tiêu chi phí thẩm định cần tính toán cho phù hợp với từng dự án đầu tư khác nhau, thông thường các dự án đầu tư lớn chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn so với các dự án đầu tư nhỏ. Với dự án đầu tư có độ phức tạp càng cao thì chi phí thẩm định càng cao.

+ Phát hiện và dự báo tốt các xu hướng, các rủi ro liên quan đến quá trình đầu tư, có biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro.

* Chỉ tiêu định lượng

- Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư phù hợp với từng dự án đầu tư.

Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư đưa về việc đánh giá:

(i) Độ rủi ro của dự án đầu tư: Độ rủi ro của dự án đầu tư được được đánh giá thông qua các khả năng rủi ro có thể xảy ra cho dự án đầu tư làm cho kết quả dự án tạo ra không được như kỳ vọng ban đầu và dự án đầu tư không đảm bảo được khả năng trả nợ đối với ngân hàng. Ví dụ như rủi ro về thị trường, rủi ro về tiến độ, rủi ro lãi suất, rủi ro về các yếu tố đầu vào, rủi ro về quản lý điều hành, rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về công nghệ thiết bị, rủi ro về kinh tế vĩ mô… từ đó làm cho các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR và DSCR bị thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư.

(ii) Khả năng sinh lời của dự án đầu tư: Khả năng sinh lời của dự án đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR hay DSCR… Khi một dự án có hiệu quả thì các chỉ tiêu trên phải đảm bảo, nghĩa là NPV > 0; IRR phải càng cao càng tốt và DSCR phải > 1 có nghĩa là dự án đầu tư tạo ra đủ nguồn để có thể trả nợ cho ngân hàng.

(iii) Tính khả thi của dự án đầu tư/(iv) Có thích hợp và hợp lý không?/(v) Có khả năng thu hồi được nợ không? Làm sao để không có nợ quá hạn, nợ khó đòi chỉ là tạm thời?/(vi) Đóng góp của dự án đầu tư vào nền kinh tế quốc dân là nhiều hay ít, có thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội hay không? Các yếu tố này dựa vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ dự án đầu tư, đồng thời dựa vào khả năng sinh lời và độ rủi ro của dự án đầu tư để dưa ra kết luận.

Nếu như việc TĐDA đầu tư được thực hiện với chất lượng tốt thì quyết định đầu tư hợp lý của ngân hàng sẽ được đảm bảo:

- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Rủi ro không thu hồi được vốn của ngân hàng là thấp nhất.

Tất nhiên việc đánh giá chính xác hiệu quả của từng quá trình TĐDA đầu tư là rất khó khăn và đòi hỏi thời gian dài. Mỗi khâu của quá trình thẩm định đạt chất lượng tốt thì chất lượng TĐDA đầu tư sẽ cao, đem lại hiệu quả cho ngân hàng trong công tác cho vay đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh sơn tây (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)