Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết vụ án hình sự về gây rối trật tự

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về gây rối TRẬT tự CÔNG CỘNG – THỰC TIỄN xét xử tại TOÀ án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ, THÀNH PHỐ DA NNAG (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu của chuyên đề

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết vụ án hình sự về gây rối trật tự

công cộng tại Toà án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Thông qua bản án số 76/2020/HSST ngày 27 tháng 7 năm 2020 tại trụ sở TAND quận Sơn Trà xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 76/2020/HSST ngày 09 tháng 07 năm 2020 quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với các bị cáo:

Nguyễn Đăng An-sinh năm 2001-tại Thanh Hoá Nguyễn Đình Hoàn-sinh năm 2001-tại Thanh Hoá

Nguyễn Văn Giang-sinh năm 2003-trú tại Đà Nẵng; người đại diện hợp pháp cho bị cáo: ông Nguyễn Văn Chứ-sinh năm 1978 (cha ruột) và bà Nguyễn Thị Ngoan-sinh năm 1980 (mẹ ruột)

Nguyễn Văn Vinh-sinh năm 2004-trú tại Đà Nẵng (có tiền án, tiền sự); người đại diện hợp pháp có cha, mẹ ruột: ông Nguyễn Văn Lương và bà Phan Thị Thanh

Nguyễn Văn Cường-sinh năm 1992-tại Thanh Hoá Lê Ngọc Cường-sinh năm 1994-tại Thanh Hoá

Phạm Hồng Thái-sinh năm 2004-trú tại Đà Nẵng; ngươi đại diện hợp pháp là cha, mẹ ruột: ông Phạm Hồng Tú và bà Phan Thị Ngọc Ánh.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Ông Mai Quốc Long-sinh năm 1985-trú tại Đà Nẵng

Nguyễn Đình Long-sinh năm 2004; người đại diện hợp pháp: bà Nguyễn Thị Huệ-sinh năm 1981-trú tại Đà Nẵng

Nguyễn Văn Huy-sinh năm 2004; người đại diện hợp pháp: ông Nguyễn Văn Nể-sinh năm 1971-trú tại Đà Nẵng

Ông Nguyễn Văn Chứ-sinh năm 1978-trú tại Đà Nẵng Ông Nguyễn Văn Lương-sinh năm 1976-trú tại Đà Nẵng Ông Phạm Hồng Tú-sinh năm 1980-trú tại Đà Nẵng Ông Nguyễn Đình Hùng-sinh năm 1975-trú tại Đà Nẵng Ông Võ Xuân Tài-sinh năm 1970-trú tại Đà Nẵng

Bà Đinh Thị Liên Hồi-sinh năm 1985-trú tại Đà Nẵng.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ gây rối trật tự công cộng với lí do: Tối ngày 01/04/2020 các bị cáo đã tụ tập tại ngõ 185 đường Lê Trọng Tấn sau đó điều khiển xe mô tô chạy nhanh, lạng lách, đánh võng trên một số tuyến đường của

Thành phố Đà Nẵng. Sau đó bị cáo An tiếp tục rủ cả nhóm dùng phương tiện tiếp tục đi gây rối như những lần trước. Sau khi các bị cáo bị lực lượng tuần tra kiểm sát Công an quận Sơn Trà phát hiện nhưng không có động thái dừng lại và tăng ga bỏ chạy. Nhưng sau đó, đồng chí công an Nguyễn Công Lộc đã đuổi theo và áp sát khiến bị cáo Vinh dừng xe và đưa về trụ sở cơ quan công an để làm việc. Đồng chí Công an Tuấn và Toàn đã đuổi theo bị cáo Nguyễn Đình Long điều khiển xe lách qua bên phải đường do khoảng cách quá gần nên đã va chạm với xe mô tô của anh Mai Quốc Long. Hậu quả anh Mai Quốc Long bị thương, hai đồng chí Tuấn và Toàn tử vong tại chỗ.

Nhận định của Hội đồng xét xử:

An là người khởi xướng, các bị cáo còn lại bị An rủ rê. Nên An chịu trách nhiệm hình sự cao hơn các bị cáo khác là thoả đáng. Các bị cáo còn lại chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hành vi của mình.

Quyết định của TAND quận Sơn Trà tuyên bố:

Xử phạt Nguyễn Đăng An 5 năm tù (căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 318 BLHS năm 2015)

Xử phạt Nguyễn Đình Hoàn 4 năm tù (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 318 BLHS năm 2015)

Xử phạt Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Cường 3 năm tù (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 318 BLHS năm 2015)

Xử phạt Lê Ngọc Cường 2 năm 6 tháng tù (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 318 BLHS năm 2015)

Xử phạt Phạm Hồng Thái 2 năm tù (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 318 BLHS năm 2015)

Về án phí: Mỗi bị cáo phải chịu 200 000 đồng và người bào chữa, đại diệ hợp pháp cho các bị cáo có quyền kháng cáo trong thời hạ 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

2.2.1 Ưu điểm

Theo thống kê của Toà án nhân dân Thành phố Đà Nẵng trong 03 năm: 2019, 2020, 2021 Toà án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng đã xét xử 223 vụ với 804 bị cáo; cụ thể qua các năm như sau: năm 2019: xét xử 59 vụ với 173 bị cáo; năm 2020 xét xử 79 vụ với 352 bị cáo; năm 2021 xét xử 65 vụ với 279 bị cáo.

Bảng 2.2: BẢNG SỐ LIỆU XÉT XỬ CỦA TAND QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA CÁC NĂM Năm Tổng số vụ đã xét xử Tổng số bị cáo đã xét xử Tỷ lệ số vụ đã xét xử Tỷ lệ số bị cáo đã xét xử 2019 6 39 20.7% 28.26% 2020 15 73 51.7% 53 % 2021 8 26 27.6% 18.84% Tổng 29 138 100% 100%

(Nguồn:Bảng thống kê số liệu xét xử của tòa án nhân dân quận Sơn Trà từ năm 2019-2021)

Từ số liệu trên cho thấy tình hình xét xử của Toà án Nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng qua các năm có sự thay đổi nhất định. Theo đó năm 2020 tổng số vụ án được đưa ra xét xử cao nhất và năm 2019 là thấp nhất.

Riêng năm 2020, tổng số vụ án được đưa ra xét xử có xu hướng tăng thêm về cả số vụ và số bị cáo tham gia. Cụ thể:

Năm 2020 số vụ án được giải quyết tăng 31% so với năm 2019. Chứng tỏ việc giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng của Toà án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng trong năm 2020 đạt hiệu quả cao.

Đến năm 2021 số vụ án được đưa ra xét xử giảm 24.1% so với năm 2020. Từ đó cho thấy hiệu xuất xét xử của Toà án Nhân dân quận Sơn Trà giảm sơn so với năm 2020.

Từ nhận xét trên cho thấy, hiệu quả xét xử của Toà án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng qua các năm không đồng đều. Nhưng nhìn chung vẫn đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tình hình phong toả do dịch bệnh COVID-19 kéo dài hoặc do ảnh hưởng của tình kinh kinh tế - xã hội.

2.2.2 Những khó khăn, vướng mắc

Việc xử lí các vụ án gây rối trật tự công cộng tại Toà án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng chưa được đồng đều.

Đầu tiên, Do dịch COVID-19 những năm vừa qua vẫn còn diễn biến phức tạp khiến cho việc triệu tập các đương sự gặp nhiều khó khăn. Chưa kể đến các đương sự hoặc thẩm phán bị dương tính với COVID-19.

Thứ hai, một số đương sự không chịu hợp tác trong quá trình điều tra và xứt xử khiến công tác xét xử bị chậm trễ.

Thứ ba, do tính chất các vụ án gây rối trật tự là do các nhóm đối tượng thực hiện cho nên, việc triệu tập được đầy đủ các đối tượng gây rối sẽ mất nhiều thời gian.

2.2.3 Nguyên nhân

Trong những năm trở lại đây, tình hình dịch COVID diễn biến phứ tạp khiến cho tất cả các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, trong đó việc xét xử tại Toà án nhân dân cũng không ngoại lệ.

Ngoài khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc xét xử tại Toà án còn gặp khó khăn trong việc hoàn thành trình tự, thủ tục để đưa vụ án ra xét xử. Vì những vụ án gây rối trật tự công cộng chủ yếu do các nhóm đối tượng thực hiện cho nên việc hoàn thành thủ tục sẽ mất nhiều thời gian.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN SƠN

TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về gây rối TRẬT tự CÔNG CỘNG – THỰC TIỄN xét xử tại TOÀ án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ, THÀNH PHỐ DA NNAG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w