Phân tích đa biến

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II-III ppsx (Trang 27 - 28)

Phân tích đa biến cho thấy giai đoạn, CEA trước phẫu thuật và độ mô học là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến sống còn không bệnh. Tuy nhiên, chỉ có giai đoạn và CEA trước phẫu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến sống còn toàn bộ. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của y văn(Error! Reference source not found.).

KẾT LUẬN

Qua hồi cứu 76 trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn II-III điều trị tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ từ 2003 đến 2007, chúng tôi nhận thấy:

Tuổi mắc bệnh trung bình là 54, tỉ lệ nam/nữ là 1,34. Đau bụng là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất. Vị trí bướu nguyên phát thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng

lên, 72,4% bướu được xếp hạng T4, đại thể bướu phần lớn có dạng chồi sùi (81,6%). Vị trí hạch di căn thường gặp là ở ngoại vi (69,7%). Bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn IIIB (48,7%) và giai đoạn IIB (30,3%). CEA ít có giá trị chẩn đoán, chỉ có 40,8% trường hợp có CEA > 5ng/ml. Giải phẫu bệnh thường gặp là carcinôm tuyến

biệt hóa vừa (42,1%).

Kết quả điều trị

Phẫu thuật tận gốc thường được thực hiện là cắt nửa đại tràng (65,9%). Biến chứng rò miệng nối đại tràng xảy ra trong 3,9% trường hợp. Hóa trị hỗ trợ phác đồ 5FU-LV

tương đối an toàn cho bệnh nhân, các độc tính có thể kiểm soát được. Tỉ lệ tái phát di căn là 32,9%, di căn xa chủ yếu trong ổ bụng, thường gặp nhất là đến gan.

Tỷ lệ sống còn

Sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm lần lượt là 49,8% và 53,5%. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn như: xếp hạng T, dạng bướu, vị trí hạch, giai đoạn, CEA trước phẫu thuật, độ mô học và hóa trị hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ có giai đoạn, CEA trước phẫu thuật, độ mô học là yếu tố tiên lượng độc lập sống còn không bệnh và giai

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II-III ppsx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)