CHƢƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Tình hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sà
3.3.3 Các hoạt động kiểm soát
Quy trình nghiệp vụ tín dụng đƣợc thiết lập các chốt kiểm tra, kiểm soát; đảm bảo cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, bộ phận; đảm bảo mỗi
bƣớc trong quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất hai cán bộ tham gia (một ngƣời thực hiện giao dịch, một ngƣời kiểm soát giao dịch), tuyệt đối không để cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ. Khi có thay đổi về chính sách, mục tiêu kinh doanh, sản phẩm tín dụng, các phòng/ban có liên quan chịu trách nhiệm rà soát, tạm dừng triển khai trƣớc khi có quyết định mới nhất của Trụ sở chính để tránh rủi ro, gây thất thoát cho Ngân hàng.
Các thủ tục kiểm soát chính trong từng bƣớc của quy trình tín dụng nhƣ sau:
Bước đề xuất cấp tín dụng
Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đều đƣợc cấp thẩm quyền theo dõi chặt chẽ; Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo rằng việc đề xuất cho vay tuân theo đúng các tiêu chuẩn về điều kiện cấp tín dụng; Kiểm soát việc thực hiện phân tích thông tin tín dụng nhằm đảm bảo thông tin tín dụng đƣợc trình bày trung thực, chính xác và đƣợc phân tích khách quan, cẩn trọng để làm cơ sở cho cấp xét duyệt ra quyết định cho vay.
Bước thẩm định rủi ro
SHB Hàng Trống quy định cụ thể các trƣờng hợp cấp tín dụng phải qua Bộ phận Tái thẩm định. Bộ phận Tái thẩm định thực hiện thẩm định độc lập trên cơ sở hồ sơ và báo cáo đề xuất tín dụng của bộ phận QHKH, lập Báo cáo thẩm định rủi ro, trình Phụ trách Phòng Tái thẩm định ký duyệt trƣớc khi trình Giám đốc Chi nhánh xem xét.
Bước định giá, giao nhận, quản lý tài sản đảm bảo
Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; Kiểm soát việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý cần thiết đã đƣợc tiến hành đầy đủ và không có sự sơ hở nào về mặt
pháp lý có thể ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng; Kiểm soát Tài sản đảm bảo đƣợc thẩm định và định giá thƣờng xuyên theo quy định của Ngân hàng.
Bước phê duyệt cấp tín dụng
Dựa trên tờ trình thẩm định và ý kiến của Hội đồng tín dụng, Giám đốc thực hiện cân đối, xem xét và phê duyệt có cấp tín dụng hay không trong thẩm quyền phê duyệt hạn mức tín dụng. Những trƣờng hợp vƣợt quá thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, yêu cầu trình Trụ sở chính.
Bước giải ngân
Chuẩn bị danh mục chứng từ kiểm tra cho việc giải ngân; Đề xuất giải ngân/Tờ trình duyệt giải ngân đƣợc xem xét và ký bởi cấp có thẩm quyền; Thông tin giải ngân đƣợc nhập vào hệ thống Core Lending và đƣợc lãnh đạo bộ phận Hỗ trợ tín dụng phê duyệt.
Bước thu nợ gốc, lãi, phí
Theo dõi các khoản vay sắp đến hạn nhằm đôn đốc khách hàng trong việc thực hiện trả nợ; hệ thống tự động tính lãi và thu gốc và lãi tự động theo ngày đã cài đặt.
Bước giám sát sau vay
Kiểm soát quá trình giám sát việc tuân thủ trả gốc, lãi vay nhằm đảm bảo rằng việc theo dõi tình hình trả nợ của các khách hàng vay vốn diễn ra thƣờng xuyên và đầy đủ; Kiểm soát, cập nhật thƣờng xuyên tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng vay vốn và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm đảm bảo rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã đƣợc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc; Theo dõi, tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp.