Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Cấu trúc chương trình Sách Giáo Khoa Vật lí 8 và phương pháp dạy học môn Vật lí 8 pptx (Trang 25 - 29)

+ GV cần nắm được trình tự nội dung cần trình bày, đề ra một số câu hỏi phụ và đề ra phương hướng cho HS để không bị lệch hướng trong hoạt động học tập của HS.

+ Nên theo dõi sâu sát, phân công cụ thể bằng cách nêu vai trò của nhóm trưởng, tránh HS làm chuyện riêng.

+ Phần hướng dẫn chuẩn bị cho HS phải cụ thể, dể tìm ngắn gọn.

+ Nên phân phối thời gian thích hợp cho HS trong quá trình hoạt động, nếu thời gian quá ít thì việc tìm hiểu, xử lí chỉ có tác dụng hạn chế.

+ Đối với câu trả lời nhiều đáp án nên phân tích cụ thể lí do chỉ chọn một đáp án phù hợp với mục tiêu của bài.

- Chuẩn bị của GV và HS:

+ Giáo viên: có sự chuẩn bị tốt khi lên lớp như soạn và thuộc giáo án, có nghiên cứu thêm tài liệu để mở rộng kiến thức cho HS, có sử dụng đồ dùng dạy học và luôn bình tỉnh tự tin khi lên lớp.

+ Học sinh: có xem bài trước, xem bài có kiến thức liên quan đến tiết học, chuẩn bị tốt các yêu mà GV giao cho.

- Tiến trình lên lớp: Đảm bảo đủ 5 bước của tiến trình lên lớp và có hệ thống, đạt được mục tiêu đề ra.

- Việc tích cực hoá hoạt động của HS: GV chỉ đóng vài trò hướng dẫn, chỉ đạo trọng tài cho HS tổ chức hoạt động theo nhóm, cá nhân, làm cho tất cả HS đều tham gia học tập, tranh luận các vấn đề, cuối cùng rút ra nhận xét. Điều đó thấy HS có sự tích cực tiếp thu kiến thức, tiếp thu một cách tự nguyện với lòng say mê học hỏi.

- Năng lực sư phạm của GV: GV có trình độ năng lực vững vàng, kiến thức truyền đạt đầy đủ, chính xác. Khi lên lớp đã có sự chuẩn bị rất kỉ về dụng cụ dạy học như dụng cụ thí nghiêm, hình ảnh…, có khả năng tổ chức cho HS hoạt động nhóm có hiệu quả, lôi cuốn HS hoạt động tích cực, chủ động, đó cũng là sử dụng phương pháp tích cực… Ngoài ra GV còn kết hợp các PPDH sinh hoạt phù hợp với từng đối tượng HS, GV có giọng nói rõ ràng, trình bày bảng khoa học.

- Năng lực của sinh viên thực tập: Sinh viên có trình độ năng lực nhưng chưa sâu, có sự chuẩn đầy đủ chu đáo về dụng cụ dạy học như: dụng cụ thí nghiêm, hình ảnh, bảng phụ…., có giọng nói rõ ràng, có khả năng tổ chức hoạt động cho HS thảo luận nhóm, biết áp PPDH tích cực.

C.KẾT LUẬN1.Đánh giá khái quát về chương trình và SGK Vật lí 6 1.Đánh giá khái quát về chương trình và SGK Vật lí 6

Nhìn chung về chương trình và SGK vật lí 6 đã đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giảng dạy, thể hiện rõ mục tiêu giáo dục của nước ta.

Chương trình phù hợp với lứa tuổi của HS và hoạt động nhận thức của các em, không nặng về lí thuyết, chú trọng về mặt thực hành, vận dụng, giúp các em hứng thú trong học tập, có tinh thần say mê khi học vật lí với những kiến thức liên qua đến đời sống thực tế của học sinh.

SGK như một tài liệu giúp các em định hướng, hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh trí thức mới và thực hành theo năng lực của mình. Các thông tin trong SGK rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi các em phải tư duy linh hoạt, buộc các em phải suy nghĩ tìm ra kiến thức để giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức của mình một cách dễ dàng.

2.Đánh giá chung về đổi mới PPDH trong chương trình vật lí 6.

Hầu hết các chương của chương trình vật lí 6 đều sử dụng phương pháp đặc thù của môn

Tất cả các bài, các chương đều áp dụng PPDH phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho HS, rèn luyện cho các em năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Xuất phát từ kinh nghiệm, vốn hiểu biết, nhu cầu nhận thức của HS mà GV tìm ra cách thức thích hợp để kích thích óc tò mò khoa học, tinh thần hứng thú trong học tập của các em.

Luôn tạo ra tình huống có vấn đề để HS thắc mắc, tự phát biểu ý kiến, GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ, động viên, khuyến khích HS tham gia.

Việc áp dụng PPDH mới giúp cho HS hứng thú hơn trong học tập, giúp các em luôn nghiên cứu tim tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện cho các em tính hăng say nghiên cứu, phát hiện cái mới, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn.Vận dụng được kiến thức vào thực hành, học đi đôi với hành giúp các em dễ hiểu hơn.

Các từ viết tắt

Trong đề tài: “ Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa vật lí 6 và phương pháp dạy học”, em có sử dụng một số từ viết tắt, để tiện cho việc theo dõi, em xin trình bày ý nghĩa của các từ viết tắt như sau:

+ HS: Học sinh + GV: Giáo viên

+GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo + THCS: Trung học cơ sở +CĐSP: cao đẳng sư phạm + SGK: sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Cấu trúc chương trình Sách Giáo Khoa Vật lí 8 và phương pháp dạy học môn Vật lí 8 pptx (Trang 25 - 29)