Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 87 - 88)

3.3. Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

NHCSXH ra đời để phục vụ mục tiêu của Chính phủ trong việc giảm đói nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giảm dần khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nâng cao chất lượng lao động, tạo nguồn lao động có tay nghề cao cho đất nước. Nhưng để làm tốt nhiệm vụ này thì với sự cố gắng của hệ thống NHCSXH thôi chưa đủ cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước, của các cấp ban nghành có liên quan. Do vậy đối với chương trình tín dụng cho vay HSSV, để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, đề nghị với Chính phủ:

- Với tư cách là người tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng nói chung, của tín dụng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Chính phủ cũng cần chỉ đạo quyết liệt và sâu sắc các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt chính sách tín dụng đào tạo đối với HSSV.

- Chính sách tín dụng HSSV mới giải quyết được vấn đề đầu vào trong công tác giáo dục tạo ra lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, có tay nghề, năng suất cao, nhưng mục đích chính lại là sử dụng lực lượng lao động đó trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy Chính phủ, các bộ, ngành ngoài sự quan tâm về chính sách tín dụng, cần quan tâm hơn đến thế hệ HSSV về định hướng đào tạo, ngành đào tạo, chính sách thu hút lao động và chính sách tuyển dụng, giải quyết bài toán tìm đầu ra của HSSV, đặc biệt là sinh viên nghèo, sao cho con em hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập có điều kiện trang trải nợ nần. Có như vậy thì vốn cho vay tín dụng HSSV mới thực sự phát huy hiệu quả.

- Đối với các quy định cụ thể trong quyết định 157, đề nghị Chính phủ xem xét các vấn đề sau:

+ Mức cho vay: Mức cho vay tuy cũng đã được điều chỉnh dần theo thời gian, theo giá cả thị trường, từ 800.000đ đến 1.000.000/1 tháng. Tuy nhiên do tình hình lạm phát tăng cao, để HSSV có đủ điều kiện trang trải cuộc sống và những nhu cầu thiết yếu phục vụ học tập, đề nghị Chính phủ nâng mức cho vay lên 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng.

+ Lãi suất cho vay: Như phần trên ta đã phân tích lãi suất cho vay ưu đãi bên cạnh mặt tích cực thì cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Do vậy nếu lãi suất cho vay thích hợp hơn thì cũng hạn chế phần nào nợ quá hạn. Tất nhiên lãi suất cho vay vẫn phải thấp hơn đối với lãi suất cho vay của các NHTM để người nghèo và các đối tượng chính sách có thể vay, có khả năng trả nợ và không chịu sức ép quá lớn về lãi hàng tháng. Nhưng đồng thời lãi suất cho vay cũng không nên để thấp hơn nhiều quá gây nên những nguyên nhân như đã đề cập phần trên. Thời điểm hiện nay thì lãi suất cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đề nghị ở mức từ 0,8 – 0,9%/tháng. Đặc biệt lãi suất quá hạn đề nghị thấp nhất phải bằng lãi suất cho vay của các NHTM để tránh tình trạng một số hộ vay chây ỳ không trả nợ do lãi suất phạt nợ quá hạn chưa chủ mạnh để tác động đến người vay.

+Việc xét duyệt đối tượng vay: Chính phủ nên giao cho NHCSXH quyền trong việc xem xét và lựa chọn người vay; đảm bảo rằng khách hàng nằm trong đối tượng, mục tiêu của Chính phủ nhưng cũng đủ năng lực tiếp nhận món vay hơn là NHCSXH chỉ cho vay theo xác nhận của UBND xã phường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 87 - 88)