5. Có vốn đầu tư nước ngồ
3.2.5. Ưu tiên những ngành có lợi thế để phát triển và sử dụng nhiều lao động tạo ra việc làm
lao động tạo ra việc làm
Trong điều kiện các nguồn lực đất nước còn hạn chế do đó khơng thể đầu tư một cách tràn lan. Hơn nữa, mỗi một nước, một quốc gia chỉ có những điểm mạnh trong một số ngành nhất định. Để giúp khu vực kinh tế tư nhân trở nên năng động, phát triển, tạo ra nhiều việc làm thì cần phải ưu tiên lựa chọn phát triển trên một số ngành là thế mạnh của Việt Nam. Nâng cao tính cạnh tranh của các ngành hàng thay vì đặt mục tiêu cụ thể cho từng sản phẩm riêng lẻ. Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó. Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm. Những nước có nguồn nhân cơng rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân cơng. Những nước có giá th nhân cơng đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những cơng nghệ cần đến ít nhân cơng.
Căn cứ vào lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, căn cứ vào trình độ phát triển về công nghệ, khoa học kỹ thuật, thực tế lực lượng lao động, cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2010, các nhóm ngành khu vực kinh tế tư nhân có lợi thế và có ảnh hưởng tốt về tạo lập việc làm bao gồm:
Nhóm ngành thủ cơng mỹ nghệ truyền thống: ngành này thời gian qua
đã có những thay đổi mạnh mẽ, các giá trị công nghiệp và văn hố đã hình thành. Tuy nhiên do góc độ truyền thống và văn hố, sự hội nhập của nhóm ngành này cịn hạn chế bởi tính chất manh mún, quy mơ nhỏ, khác biệt văn hố, nên thị trường xuất khẩu rất khó khăn (địi hỏi phải tìm được những phân đoạn thị trường ngách). Nhóm ngành này cịn gặp khó khăn bởi sự khác biệt về mặt văn hoá của thị trường các nước xuất khẩu.
Nhóm ngành cơng nghiệp có khả năng tập trung nhiều lao động bao
gồm: chế biến nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, lắp ráp cơ điện tử, đóng tàu. Nhóm ngành này có lợi thế cạnh tranh là đáp ứng tốt các tiêu chí về năng lực sản xuất, về giá cả, chất lượng và thị trường, đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước (về lao động, về tài nguyên...) và có khả năng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm ngành xây dựng: hiện nay đang chứng tỏ là ngành cần nhận được
sự ưu tiên hơn cả để trở thành ngành dẫn dắt quá trình phục hồi của nền kinh tế, vì ngành này thỏa mãn các tiêu chí ở mức độ vượt trội so với các ngành kinh tế khác.
Ngành xây dựng đã đạt mức tăng trưởng 12% năm 2007 nhưng lại là ngành duy nhất tăng trưởng âm -0.4% năm 2008 do chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong năm 2009, do giá nguyên vật liệu đầu vào, giá nhân công đã xuống rất thấp, kỳ vọng về sự tăng trưởng trở lại hai con số là có thể;
Lao động trong ngành xây dựng hiện có gần 2,5 triệu chiểm trên 5% lao động nền kinh tế quốc dân. Điểm đáng lưu ý là hệ số co dãn về cầu lao động của ngành xây dựng đối với tăng trưởng rất cao là 1,42 tức là nếu ngành này tăng trưởng 10% sẽ tạo ra cầu về việc làm tăng thêm 14,2% tương đương 350,000 lao động. Hơn thế nữa lao động trong ngành xây dựng phổ biến là lao động thủ công;
Dư địa cầu nơi địa của ngành xây dựng cịn rất lớn. Đây cũng là điểm khác biệt căn bản của chính sách kích cầu của Việt Nam với các nước phát triển khác. Trong khi các nước phát triển hạ tầng cơ sở đã ở mức hồn thiện thì ở Việt Nam hạ tầng quá yếu kém.
Sự tăng trưởng của ngành xây dựng có hiệu ứng lan tỏa cao đối với các ngành vật liệu xây dựng, vận tải, kho bãi, tạo thêm nhiều việc làm, kích thích tiêu dùng nội địa, giảm sức ép việc làm và giảm tổn thương cho người lao động trong khu vực nơng thơn qua đó gây nên những tác động tích cực cộng hưởng cho ngành nơng nghiệp và dịch vụ.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ đẩy mạnh sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Luận văn đã tiến hành phân tích và đánh giá về vấn đề giải quyết việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trên cơ sở phân tích và tổng kết những vấn đề lý luận chung về khu vực kinh tế tư nhân và vai trị của nó trong vấn đề giải quyết việc làm; nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, trong luận văn các nội dung sau đã được triển khai:
- Trình bày một cách hệ thống khái niệm kinh tế tư nhân và làm rõ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc giải quyết việc làm của người lao động. Trên cơ sở đó, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo lập việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân cũng được xem xét, khảo cứu.
- Phân tích những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát huy khả năng giải quyết việc làm của khu vực kinh tế tư nhân.
- Luận giải thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và ảnh hưởng của nó đến tạo lập việc làm ở nước ta trong thời kỳ vừa qua.
- Làm rõ chi tiết tình hình sản xuất, kinh doanh, thực trạng thu hút lao động của khu vực kinh tế tư nhân theo các tiêu chí và đặt trong mối tương quan với các khu vực kinh tế khác. Từ đó nêu rõ sự vận động, phát triển cũng như mức độ thu hút lao động của nó làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp để kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động.
- Trình bày rõ những quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân và những quan điểm nhằm mở rộng khả năng tạo việc làm ở khu vực kinh tế tư nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc giải quyết việc làm trong thời gian tới.