IX. Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn
3. Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển bền vững:
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu từ nguồn đầu tư phát triển để xây dựng cơ bản nhằm tăng cường năng lực hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện những dự án điều tra cơ bản cấp bách về môi trường, các dự án quy hoạch tổng thể môi trường; một phần từ nguồn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học để cấp phát cho các hoạt động thường xuyên bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học môi trường, thực hiện các chương trình, dự án về cải tạo, bảo vệ môi trường, giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng.
- Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
- Huy động các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá, hệ sinh thái và đa dạng sinh học ở bên trong và xung quanh địa bàn hoạt động; chi trả các khoản phí nước thải, khí thải, phí thu gom và xử lý chất thải rắn và các loại phí, lệ phí liên quan khác; đóng góp, tài trợ vốn cho các quỹ bảo vệ môi trường các cấp.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn tài chính cho đầu tư thực hiện các quy chế về bảo vệ môi trường, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm, tạo lập môi trường sống xanh, sạch, đẹp tại nơi làm việc và nơi cư trú.
- Khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp bảo vệ môi trường.
- Chú trọng gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng đồng bào dân tộc.