5.1 .Giới thiệu công nghệ ASP
5.2 Cú pháp và thao tác cơ bản
5.2.1. Cách chèn các đoạn mã VBScript vào trong trang weba. Chèn các đoạn mã a. Chèn các đoạn mã
Để các đoạn mã trong file ASP có thể thực hiện được thì các trang web này phải có phần mở rộng là ASP. Trong trang web có viết các mã ASP thì các đoạn mã phải được đặt giữa cặp kí hiệu <%đoạn mã ASP ở đây %>. Cặp kí hiệu này là ranh giới của các ActiveX Scripting Engine biết rằng đoạn mã này cần phải biên dịch và trong phần khai báo đó ta có thể viết các mã ASP.
* Chương trình ví dụ đầu tiên (Hello world). Soạn thảo chương trình sau và ghi vào thư mục gốc của web server với tên Hello.ASP
Trong ví dụ trên thì dịng số 6 và dịng số 8 dùng để khai báo bắt đầu và kết thúc đoạn script. Dòng 7 là nội dung của script.
Lệnh Response.Write("Hello World") để gửi dữ liệu về phía máy trạm. Dịng 7 sẽ gửi tới browser chữ Hello World.
b. Chèn các biểu thức.
Ngoài cách sử dụng các đoạn mã như trên ASP còn cho phép ta chèn giá trị các biểu thức một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng <%=biểu thức%>. Ta có thể xem qua ví dụ sau:
Kết quả:
5.2.2. Chú thích
Chú thích là một phần khơng thể thiếu trong ngơn ngữ, nó làm cho mã lệnh trở nên dễ đọc đối với người lập trình. Chú thích trong ASP được đặt sau dấu nháy đơn (') hoặc sau chuỗi Rem. Ví dụ: ta sẽ thấy hai vị trí chú thích ở dịng 7 và 8
5.2.5. Các tốn tử
Các toán tử trong VBScript gần giống các toán tử trong ngơn ngữ lập trình Turbo Pascal. Chỉ có một số tốn tử khác biệt được thể hiện trong bảng sau
TỐN TỬ BIỂU DIỄN VÍ DỤ KẾT QUẢ VÍ DỤ
Mũ ^ 2^3 2*2*2 = 8
Chia lấy phần nguyên \ 8\3 2
Cộng chuỗi & hoặc + "Hello" & "World" "HelloWorld"
Gán giá trị cho biến = a = 5 biến a có giá trị 5
Gán giá trị cho biến kiểu đối tượng Set <biến> = <đối tượng> set Conn = Server.CreateObject ("ADODB.Connection") 5.2.4. Hằng và biến a. Khai báo hằng
Hằng trong VBScript được định nghĩa sau từ khóa Const. Tương tự như các ngôn ngữ khác ta chỉ có thể sử dụng giá trị của hằng mà khơng thể thay đổi giá trị của hằng.
Cú pháp:
Const <TênBiến> = <Giá trị>
Ví dụ dưới đây khai báo hằng ở ba kiểu khác nhau:
b. Khai báo biến
Trong VBScript các biến và hằng đều không cần phải quy định kiểu, kiểu của các biến này là
Variant và nó có thể gán cho bất kì một kiểu nào. Việc khai báo biến bắt đầu bằng từ khóa Dim. Cú pháp:
Dim <tên biến1>, <tên biến 2>,...
Ví dụ:
Chú ý: Việc khai báo biến trong VBScript là không bắt buộc. Nếu ta sử dụng một biến chưa được khai báo thì coi như biến mới sẽ được tự động tạo mới. Để bắt buộc khai báo biến trước khi sử dụng ta sử dụng lựa chọn Option Explicit.
c. Khai báo mảng
Để khai báo một biến mảng có ta sử dụng lệnh Dim với cú pháp:
Dim <Tên biến mảng>(n)
Khi đó mảng được khai báo với các phần tử được đánh số từ 0 đến n. Ta có thể truy cập vào các phần tử của mảng bằng cách: <tên mảng>(chỉ số)
Ví dụ:
Ta cũng có thể khai báo một mảng chưa xác định số phần tử bằng cách bỏ chỉ số n trong khai báo thông thường. Khi muốn dùng mảng thật sự ta phải khai báo lại bằng lệnh ReDim.
Ví dụ: