1.2.2.1. Bản chất của hội nhập KTQT và tác động của hội nhập KTQT đến khu vực KTTN
Bản chất của KTQT
Thuật ngữ hội nhập – Intergration xuất hiện ở các nƣớc phƣơng Tây những năm 1950 và đƣợc sử dụng phổ biến trong những thập kỷ 1960, 1970. Theo từ điển Tiếng Anh, Intergration bao hàm các nghĩa: liên kết, nhất thể hóa, hợp nhất, hội nhập. Nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của hội nhập KTQT, từ năm 1986 Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra và thực hiện đƣờng lối đổi mới, chuyển từ chính sách kinh tế “đóng cửa” sang chính sách kinh tế “mở cửa”. Ở nƣớc ta, thuật ngữ hội nhập đƣợc Đảng ta sử dụng đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII (1996): “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới” [21; tr 470]; đƣợc nhấn mạnh và sử dụng phổ biến từ Đại hội IX: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” [21, tr 664]và tới Đại hội, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “ Chủ động và tích cực hội nhập KTQT”, “ Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn các thế lực kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”. [22, tr470].
Thực chất của hội nhập KTQT phản ánh tính chất quốc tế hóa các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia ở mỗi mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu trên các góc độ khác nhau, có thể có cách nhìn khác nhau về hội nhập KTQT. Đứng trên góc độ một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa nền kinh tế với khu vực và thế giới. Đứng trên góc độ khu vực hay toàn cầu, hội nhập KTQT là việc các nƣớc tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất đƣợc với nhau (kể cả dành cho nhau ƣu đãi) trong quan hệ kinh tế - thƣơng mại nhằm khai thác khả năng của nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển.
Nhƣ vậy, dù nhìn nhận ở góc độ nào mọi ngƣời đều thừa nhận, hội nhập KTQT là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời, đƣợc thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin.
Về thực tiễn, không một nƣớc nào có lợi thế hoàn toàn trong các yếu tố sản xuất cơ bản, trong khi đó các nƣớc đều không muốn tụt hậu, vì vậy họ đều có nhu cầu khắc phục các yếu tố bất lợi của mình từ các lợi thế của nƣớc ngoài để phát huy lợi thế trong nƣớc, nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế quốc gia – dẫn đến tất yếu phải hội nhập KTQT. Các nƣớc đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là nhằm tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc khai thác tối đa nội lực, khơi dậy các tiềm năng kinh tế, đi đôi với việc tận dụng ngoại lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế hiệu quả. Sự kết hợp hai loại yếu tố này mở ra những cơ hội cho quá trình hội nhập quốc tế của các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tác động của hội nhập KTQT đến khu vực KTTN
Hội nhập KTQT là một quá trình đa diện, đa chiều trong đó quan trọng nhất là tự do hóa thƣơng mại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và sự dịch chuyển các nguồn lực
trên phạm vi quốc tế. Các cam kết chính liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế thƣờng bao gồm: mở cửa thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ, xóa bỏ các loại trợ cấp bóp méo thƣơng mại cũng nhƣ cho phép dòng vốn và các nguồn lực đƣợc tự do di chuyển giữa các quốc gia. Hội nhập kinh tế diễn ra trên cả ba phƣơng diện: đa phƣơng, khu vực, song phƣơng.
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động lên gần nhƣ tất cả các lĩnh vực, khu vực của nền kinh tế trong đó khu vực KTTN không phải ngoại lệ. Những tác động của hội nhập KTQT đến khu vực KTTN Việt Nam theo hai mặt tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- Tác động tích cực:
+ KTTN phát huy tính năng động hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực Trong quá trình hội nhập KTQT hàng loạt các biện pháp gây méo mó về thƣơng mại và đầu tƣ trong nền kinh tế tƣ nhân nhƣ: thuế XNK, hạn ngạch XNK, cấm XNK một số loại hàng hóa, trợ cấp trong nƣớc và xuất khẩu, áp đặt giá tối thiểu và tỷ giá hối đoái, cấm hoặc hạn chế lĩnh vực đầu tƣ, phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong đầu tƣ và thƣơng mại…, sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn khan hiếm đối với Việt Nam nhƣ vốn, đất đai sẽ chuyển từ các ngành, khu vực đƣợc bảo hộ sang các ngành, khu vực thực sự có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh và mang lại hiệu suất nguồn lực cao hơn và thƣờng là các ngành, các khu vực sử dụng nhiều lao động nên sẽ tạo nhiều việc làm hơn. Nhờ vậy với sự năng động trong hoạt động của mình, khu vực KTTN sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn lực một cách công bằng hơn. Do đó hiệu quả sự dụng các nguồn lực trong từng ngành, từng khu vực nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung sẽ tăng lên.
+ Sức ép cạnh tranh thúc đẩy KTTN cải thiện công nghệ, đổi mới phƣơng thức quản lý
Khi hàng rào bảo hộ đối với sản xuất trong nƣớc bị cắt giảm, các rào cản đối với chu chuyển vốn bị dỡ bỏ và nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hóa từ Việt Nam tăng, vốn dầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẽ đổ vào các ngành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, cạnh tranh trong các ngành này sẽ trở lên quyết liệt hơn. Hàng loạt
các biện pháp về chi phí sản xuất, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, cải tiến quản lý, đa dạng hóa và đổi sản phẩm sẽ đƣợc các doanh nghiệp áp dụng nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn để trụ lại trên thị trƣờng. Một số ngành có cơ hội mở rộng sản xuất, tăng sản lƣợng đầu ra sẽ đạt tới quy mô sản xuất tối ƣu mà tại đó các nguồn lực đều đƣợc tận dụng ở mức cao nhất, khiến cô giá thành sản phẩm giảm xuống mức tối thiểu. Khu vực KTTN tăng năng suất do tiếp cận tốt hơn với kiến thức, công nghệ của nƣớc ngoài, cải thiện hiệu suất sử dụng nguồn lực, đạt tới quy mô kinh tế tối ƣu.
+ Chính sách mở cửa hội nhập KTQT tạo sức ép thúc đẩy cải các kinh tế trong nƣớc, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn cho khu vực KTTN
Chính sách cải cách kinh tế trong nƣớc gắn liền với thay đổi thể chế kinh tế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch mới sẽ là động lực mạnh mẽ thu hút vốn đầu tƣ từ khu vực KTTN. Quá trình hội nhập KTQT sẽ đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trƣờng…
- Tác động tiêu cực
+ KTTN dễ bị tổn thƣơng trƣớc biến động kinh tế toàn cầu
Hội nhập KTQT đòi hỏi các nƣớc phải phá vỡ các hàng rào bảo hộ quốc gia, dỡ bỏ các biện pháp thuế quan, phi thuế quan cũng nhƣ các rào cản khác về đầu tƣ, tài chính, kỹ thuật, thể chế,…Trong đó nguy cơ lớn nhất là khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là những minh chứng rõ nét. Cuộc địa khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008 đã gây tác động và ảnh hƣởng hầu hết đến các nền kinh tế, không loại trừ bất kì nƣớc nào. Tại Việt Nam, các đơn vị kinh tế tƣ nhân chủ yếu là nhỏ và vừa với nhiều hạn chế về trình độ khoa học, công nghệ, lao động, vốn, quy mô vốn, vì vậy tác động của những biến đổi kinh tế toàn cầu của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ gây ra hậu quả không nhỏ.
+ KTTN chịu sức ép cạnh tranh rất khốc liệt và có nguy cơ dễ bị phá sản và hoặc thôn tính
Khi thị trƣờng bên ngoài của một quốc gia ngày càng mở rộng, thì sức ép của thị trƣờng bên ngoài cũng ngày càng mạnh trên nhiều phƣơng diện. Việc giảm thuế
và các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ trợ cấp và bảo hộ theo cam kết WTO… sẽ giúp mở cửa mạnh thị trƣờng cả trong nƣớc và ngoài nƣớc, song đồng thời cũng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất khốc liệt ngay trên thị trƣờng nội địa; nguy cơ thất bại, phá sản doanh nghiệp ngay trên sân nhà sẽ gia tăng – nhất là khu vực KTTN, vì trên 90%v DNDD là vừa và nhỏ. Do đó, các quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nếu không có các chính sách phù hợp, cũng nhƣ các doanh nghiệp không chủ động phấn đấu vƣơn lên thì nguy cơ phá sản hoặc bị thôn tính sẽ tăng lên.
+ KTTN phải đối mặt với vấn đề tranh chấp thƣơng mại quốc tế.
Hội nhập KTQT và tham gia WTO là vào sân chơi “đồng đẳng” với bên ngoài, có nguyên tắc, luật chơi, chứ không phải tự nó mang lại hiệu quả. Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới đòi hỏi KTTN Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp từ thị trƣờng nƣớc ngoài. Đồng thời, hàng ngày, hàng giờ những quan hệ thƣơng mại đƣợc điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật rất chặt chẽ và hàng rào kỹ thuật cao của các nƣớc phát triển. Nhãn tiền là vụ kiện phá giá cá basa của Hoa Kỳ, phá giá tôm tại EU, phá giá dày dép tại thị trƣờng châu Âu,… Những vụ việc điển hình này cho thấy bài học về thế bị động mà doanh nghiệp rơi vào khi thiếu kiến thức cơ bản về kinh tế thị trƣờng cạnh tranh và hội nhập; thiếu kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng, thiếu am hiểu các thông lệ, pháp luật kinh doanh quốc tế; quản lý yếu kém, hoạt động dàn trải; tầm nhìn hạn chế, thiếu tính chiến lƣợc, thiếu minh bạch thông tin từ đó dẫn đến khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với nhau lỏng lẻo chậm ứng phó với các tác động từ thị trƣờng bên ngoài.