Khi những đất nước hình thành những liên kết kinh tế, thì những nỗ lực của họ sẽ biểu hiện một sự di chuyển từng phần tới thương mại tự do và mỗi đất nước sẽ cố gắng để đạt được một vài lợi ích nào đó từ một nền kinh tế mở hơn mà không triệt tiêu quyền kiểm soát qua những hàng hóa và dịch vụ đi ngang qua biên giới của nó và do vậy cũng sẽ không triệt tiêu sự kiểm soát về cấu trúc
của sản xuất và tiêu dùng của nó. Những đất nước gia nhập vào những thỏa hiệp thương mại đặc biệt sớm nhận ra rằng, nếu chúng tháo gỡ càng nhiều những ràng buộc trên sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ giữa những thành viên trong nhóm, thì quyền kiểm soát trong nước của nền kinh tế sẽ bị mất đi càng nhiều. Kết quả là, những hoạt động hợp nhất kinh tế thường xảy ra theo từng bước và thỏa hiệp ưu đãi ban đầu sẽ ít đe dọa đến sự mất mát quyền kiểm soát hơn so với những bước sau. Bốn loại hình hợp nhất kinh tế cơ bản theo vùng được giới thiệu ở đây
1.Vùng thương mại tự do (FTA)
Kế hoạch hợp nhất phổ biến nhất được đề cập đến là vùng thương mại tự do (FTA), trong đó tất cả những thành viên của nhóm sẽ tháo gỡ những thuế quan trên những sản phẩm với nhau, trong khi cùng lúc đó mỗi thành viên vẫn duy trì sự độc lập của nó trong việc thiết lập những chính sách thương mại với những nước không thành viên. Nói cách khác, những thành viên của FTA có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài. Kế hoạch này thường được áp dụng cho tất cả những sản phẩm giữa những nước thành viên, nhưng rõ ràng nó có thể dính líu đến một sự pha trộn của thương mại tự do trong một số sản phẩm và có những chính sách đối xử ưu tiên, nhưng vẫn được bảo vệ trong những hàng hóa khác. Ðiều cần thiết để ghi nhận là khi mỗi nước thành viên đưa ra thuế quan bên ngoài riêng của nó, thì những nước không thành viên có thể tìm thấy lợi nhuận để xuất khẩu một sản phẩm đến nước thành viên có mức độ bảo vệ bên ngoài thấp nhất và kế đó thông qua nó đến những nước thành viên khác có mức độ bảo vệ bên ngoài cao hơn. Không có những luật lệ về nguồn gốc bởi những thành viên đề cập đến sản phẩm được bắt nguồn từ nước nào, thì sẽ không có gì để ngăn cấm những nước không thành viên trong việc sử dụng chiến lược chuyển hàng này để né tránh một số hạn chế thương mại trong những nước thành viên có mức độ bảo vệ cao hơn. Vùng thương mại tự do nổi bật nhất trong nhiều năm qua là Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Châu Âu (EFTA) bao gồm các nước Austria, Finland, Iceland, Liechtenstein, Norway, Sweden và Switzerland.
Mức độ hợp nhất kinh tế thứ hai là Hiệp Hội Thuế Quan. Trong bước này, tất cả những thuế quan được tháo gỡ giữa các nước thành viên và nhóm sẽ thực hiện một chính sách thương mại bên ngoài chung đối với những nước không thành viên. Hơn thế nữa, nhóm sẽ hành động như là một khối trong thương thuyết của tất cả những thỏa hiệp thương mại với các nước không thành viên.Sự
tồn tại của thuế quan bên ngoài chung sẽ đẩy lùi khả năng chuyển hàng bởi những nước không thành viên. Hiệp hội thuế quan vì vậy hướng gần tới sự hợp nhất kinh tế hơn so với FTA. Một thí dụ của Hiệp Hội Thuế Quan bao gồm: Belgium, the Netherlands và Luxembourg (Benelux) được thành lập năm 1947 và sát nhập vào Cộng Ðồng Châu Âu năm 1958.
3.Thị trường chung
Mức độ hợp nhất kinh tế thứ ba là thị trường chung, trong đó tất cả những thuế quan được tháo gỡ giữa các nước thành viên, một chính sách thương mại bên ngoài chung sẽ được sử dụng đối với những nước không thành viên và tất cả những hàng rào thương mại đối với những sự dịch chuyển nhân tố giữa những nước thành viên biểu hiện một mức độ hợp nhất cao hơn, đồng thời sự kiểm soát trong nước của nền kinh tế bị giảm xuống. Những hiệp ước Rome năm 1957 đã thiết lập một thị trường chung trong Cộng Ðồng Châu Âu ( E C ) cái chính thức hoạt động vào ngày 1/ 1/ 1958 và trở thành Liên Minh Châu Âu
( E U ) vào ngày 1/ 1/ 1993.
4.Liên minh kinh tế
Hinh thức toàn diện nhất của bốn loại hình hợp nhất kinh tế là liên minh kinh tế. Nó bao gồm tất cả những đặc điểm của một thị trường chung nhưng cũng muốn nói đến sự hợp nhất của những tổ chức kinh tế và sự phối hợp của chính sách kinh tế trong tất cả những nước thành viên. Trong khi sự tồn tại về mặt chính trị một cách độc lập vẫn biểu hiện, thì một liên minh kinh tế nói chung thiết lập vài tổ chức siêu quốc gia, mà những quyết định của nó bị ràng buộc bởi tất cả những thành viên. Khi một liên minh kinh tế áp dụng một đồng tiền chung, thì nó sẽ trở thành một liên minh tiền tệ. Trong khi mức độ hợp nhất kinh tế này thường được mong mõi và đã được thông qua bởi 12 nước thành viên của Liên Minh Châu Âu (EU), thì những đất nước thành viên đã nhận thấy là cực kỳ khó khăn để hủy bỏ quyền tối cao trong nước mà kế hoạch đòi hỏi.
Do vậy, có vài hình thức hợp nhất kinh tế khác nhau và những tổ chức hợp nhất đang tồn tại sẽ có những đặc tính khác nhau.