Số lượng chó đến tiêm phòng vaccine tại phòng khám Thú y

Một phần của tài liệu Thực hiện các liệu trình điều trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú y tuyên quang – petcare (Trang 49 - 52)

Tháng Tổng số chó được tiêm phòng (con)

Vaccine dại Vaccine 5 bệnh Vaccine 7 bệnh số chó tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) số chó tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) số chó tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) 12 75 11 14,66 28 37,33 22 29,33 1 92 14 15,21 39 42,39 15 16,30 2 68 28 41,17 43 63,23 29 42,64 3 114 12 10,52 37 32,45 31 27,14 4 165 42 25,45 51 30,90 37 22,42 5 99 27 27,27 89 89,89 57 57,57 Tổng 613 134 21,85 287 46,81 192 31,32

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vaccine như vaccine phòng bệnh dại, vaccine phòng 5 bệnh (gồm bệnh Carre, bệnh do Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó,

bệnh Leptospria và bệnh Coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong

thời gian theo dõi là 613 con. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vaccine 5 bệnh là cao nhất, tiếp đến là vaccine 7 bệnh và thấp nhất là vaccine dại.

Thời điểm tiêm vaccine mũi đầu tiên cho chó thích hợp nhất là lúc 6 tuần tuổi vì lúc này lượng kháng thể được truyền từ chó mẹ đã bị suy giảm. Hơn nữa, đây là thời điểm chó con đang tập ăn, tiếp xúc với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Sau đó cứ cách mỗi 3 tuần thì tái chủng lại vaccine lần 2 và 3. Khi chó trên 3 tháng tuổi thì cần được tiêm phòng vaccine dại. Chó đã tiêm phòng vaccine đầy đủ cũng cần tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm 1 mũi vaccine tổng hợp 7 bệnh và 1 mũi vaccine phòng dại.

Theo quy định của Luật Thú y “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm

vaccine phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải

thực hiện theo Luật. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ, tiêm phòng ngừa dại sớm đủ liều, đúng lịch khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.

Vì vậy, trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

4.3. Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám tại phòng khám Thú y

- Chó là một cơ thể sống nên việc chúng bị mắc bệnh trong quá trình nuôi dạy là hoàn toàn có thể xảy ra. Trên thế giới đã có hàng nghìn các loại bệnh của chó khác nhau, mỗi bệnh đều có những mức độ nguy hiểm riêng.

-Trong thời gian em thực tập tại cơ sở số chó được mang đến khám bệnh thường gặp khi mang tới Phòng khám thú y:

- Bệnh nội khoa gồm:

+ Viêm phổi

+ Bệnh sỏi hệ tiết niệu + Bệnh viêm dạ dày và ruột

- Bệnh sản khoa gồm:

+Bệnh xảy thai truyền nhiễm ở chó + Bệnh viêm tử cung, âm đạo chó + Chó co giật do thiếu canxi

+ Bệnh sát nhau (hiện tượng của chửa giả)

- Bệnh ngoại khoa

+ Phương pháp thiến chó, mèo (Đực, cái) + Phương pháp mổ lấy thai (Mổ đẻ) + Đỡ đẻ (Chó, mèo)

+ Phương pháp mổ bàng quang + Phương pháp cắt đuôi

- Bệnh ký sinh trùng gồm:

+ Bệnh sán giây Taenia hydatigena (Bệnh ấu sán chó)

+ Bệnh sán giây: Echinococcus granulocus (Bệnh kén nước) + Bệnh ghẻ: Demodex, ghẻ sarocoptes.

- Bệnh truyền nhiễm gồm:

+ Bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvo virus. + Bệnh Care (Bệnh sài sốt ở chó)

+ Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó + Bệnh lepto.

Một phần của tài liệu Thực hiện các liệu trình điều trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú y tuyên quang – petcare (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)