Các triệu chứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện chuẩn đoán, phòng và trị một số bệnh trên gà tại các hộ chăn nuôi liên kết với đại lý thuốc thú y hùng an, phổ yên, thái nguyên, công ty cổ phần đức hạnh marphavet (Trang 50)

Tên bệnh Triệu chứng lâm sàng Số lượng gà kiểm tra Số gà có triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%) CRD Gà khó thở, rướn cao cổ để thở 50 50 100

Chảy nước mắt, nước mũi 46 92,00

Viêm kết mạc mắt, mắt nhắm nghiền 32 64,00 Cầu trùng Ủ rũ, xù lông, sã cánh 20 17 85,00

Gà gầy, bỏ ăn hoặc ăn ít 18 90,00

Phân sệt, có màu đỏ nâu, phân sáp

hoặc có máu tươi 20 100,00

Nằm tụm đống, kêu khác lạ 18 90,00 Đầu đen Ủ rũ, lông xù, sốt cao 40 40 100,00 Rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm 39 97,50 Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc thâm tím 34 85,00 Phân sáp vàng, sáp đen 38 95,00

Bảng 4.4 cho thấy, bệnh CRD triệu chứng đầu tiên là vẩy mỏ, hen khẹc, khó thở, tiếp theo gà bị chảy nước mắt, nước mũi, nặng có thể gây viêm kết mạc mắt. Trong đó triệu chứng hen khẹc, khó thở 100% gà có biểu hiện.

Bệnh Cầu trùng gà: Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100% số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân sệt,

có màu đỏ nâu, phân sáp hoặc lẫn máu tươi. Gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100% số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu, nên xác chết rất gầy. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80%.

Bệnh Đầu đen với 100% số gà quan sát có triệu chứng ủ rũ, lông xù, sốt cao (> 43OC). Tuy gà sốt rất cao nhưng 97,50% số gà cảm giác rét nên đứng im, rụt cổ, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm. Triệu chứng phân sáp vàng, sáp đen chiếm tỷ lệ 95%, nhưng nếu chỉ dựa vào triệu chứng thường rất khó chẩn đoán chính xác bệnh, vì khi đàn gà mắc bệnh đầu đen thường có hiện tượng đi phân sáp, sáp vàng, sáp đen, phân lẫn máu rất giống với bệnh cầu trùng. Mặt khác, biểu hiện sốt cao, lù rù, mặt hốc hác, tái nhợt có thể lẫn với bệnh ký sinh trùng đường máu hoặc một số bệnh khác tương tự. Vì vậy, cần dựa vào bệnh tích điển hình (ở manh tràng và gan) để chẩn đoán chính xác.

4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp

Ngoài việc quan sát triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán đúng và chính xác cần tiến hành mổ khám. Em căn cứ vào kết quả mổ khám tại trại và kết quả mổ khám tại quầy để đưa ra kết luận và kết quả xác thực nhất. Kết quả mổ khám được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 cho thấy: Bệnh CRD, 100% số gà mổ khám đều thấy bệnh tích ở xoang mũi, ngoài ra còn các bệnh tích điển hình như: túi khí dày, mờ đục; khí quản, phổi viêm tích dịch với tỷ lệ 80%. Bệnh CRD đa số gà biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng và sau liệu trình dùng thuốc thì tỷ lệ bệnh thuyên giảm vì vậy ít khi mổ khám xác định. Trừ một số trường hợp điều trị không khỏi hoặc ghép bệnh.

Cầu trùng manh tràng phổ biến hơn cầu trùng ruột non, với 8/11 số gà mổ khám chiếm 72,73%. Mổ khám thấy hai manh tràng sưng to, máu tụ đầy ở trong, nhiều điểm xuất huyết đỏ và điểm trắng ở niêm mạc manh tràng. Cầu trùng ruột non với tỷ lệ nhiễm thấp hơn, chiếm 27,28% trên tổng số gà mổ khám. Với bệnh tích: Ruột phình to lên từng đoạn thất thường, chứa đầy dịch nhầy lẫn máu, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng, niêm mạc ruột xuất huyết. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm. Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh Tên bệnh Cơ quan, bộ phận của gà Biểu hiện bệnh tích Số lượng gà mổ khám Số lượng gà có bệnh tích điển hình Tỷ lệ (%) CRD Xoang mũi Tích dịch nhầy, đặc 5 5 100 Khí quản, phổi Viêm, tích dịch 4 80,00 Túi khí Dày, mờ đục 4 80,00 Cầu trùng Manh tràng

Sưng to, tụ đầy máu. Niêm mạc có nhiều điểm xuất huyết đỏ, trắng

11

8

72,73

Ruột non

Sưng to từng đoạn, chứa đầy dịch nhầy lẫn máu. Niêm mạc ruột xuất huyết, thành ruột dày và có nhiều điểm chấm trắng.

3 27,27

Đầu đen

Gan Sưng to, viêm xuất huyết hoại tử hình hoa cúc

13

11 84,62

Manh tràng

Sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày,

chất chứa bên trong rắn có màu trắng 12 92,31

Có giun kim 9 69,23

Bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen là ở gan và ruột thừa. Có thể biểu hiện rõ ràng cùng lúc, có trường hợp chỉ biểu hiện ở gan và ruột thừa. Bệnh

tích ở ruột thừa (manh tràng), tình trạng đặc trưng nhất là ruột thừa sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày, chất chứa bên trong rắn có màu trắng với tỷ lệ 92,31% trong tổng số 12/13 gà mổ khám. Một số trường hợp có giun kim ở manh tràng chiếm tỷ lệ 69,23%. Bệnh tích ở gan chiếm 84,61%, đặc trưng nhất là gan sưng to hơn bình thường và xuất hiện những vết hoại tử hình hoa cúc với bề mặt hoại tử hơi lõm.

4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám, chúng em đã xác định được bệnh ở gà. Dựa vào phác đồ điều trị của công ty và kinh nghiệm điều trị thực tế của nhân viên kỹ thuật, kết hợp với kết quả điều trị bệnh tại một số trại gà trên địa bàn, chúng em đã đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả cho một số bệnh thường gặp trên gà, cụ thể được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả Tên Tên

bệnh Thuốc điều trị Liệu trình

Số gà được điều trị (con) Số gà khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) CRD

Doxy @ 575 hoặc Tylan 100

Trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày 5-7 ngày

3000 2990 99,67 Long đờm Brom 1 lần/ngày/5

ngày Điện giải, B.complex, Men

tiêu hóa, Giải độc gan thận

Uống tự do hàng ngày Cầu

trùng

Toltrazuril hoặc Diclazuril Điện giải gluco k-c thảo dược

Bổ sung thêm VTM K Dùng liên tục 5 - 7 ngày 2400 2350 97,92 Đầu đen Sulme 50% hoặc 9b’

Nano Cocstop 5 - 7 ngày 2350 2330 99,15 Parmar c, Giải độc gan thận

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Trong thời gian thực tập, em đã được tham gia điều trị cho 2 đàn gà mắc các bệnh: CRD, cầu trùng, đầu đen. Trong đó:

Bệnh CRD điều trị 3000 con, khỏi 2990 con, tỷ lệ khỏi đạt 99,67%. Bệnh CRD hay ghép với một số bệnh khác như: IB, ILT, Newcastle, E.coli,… khi CRD ghép với E.coli để gây bệnh C - CRD thì mức độ thiệt hại trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp ghép với bệnh do vi rút thì phải nâng cao sức đề kháng cho gà rồi tiến hành làm vắc xin cho toàn đàn, sau đó mới được dùng kháng sinh để điều trị bệnh ghép, bệnh kế phát. Do vậy khi điều trị phải chẩn đoán đúng bệnh và xác định được bệnh điều trị trước để lên phác đồ phù hợp.

Bệnh Cầu trùng điều trị 2400 con, khỏi 2350 con, tỷ lệ khỏi đạt 97,92%. Gà bị cầu trùng ruột non khó phát hiện và khó chữa hơn, thiệt hại hơn cầu trùng manh tràng và dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh vi khuẩn như:

E.coli, bạch lỵ, tụ huyết trùng… Nên nhiều khi gà tiêu chảy người chăn nuôi

chỉ dùng kháng sinh đặc trị tiêu chảy thì bệnh có giảm nhưng không khỏi và dẫn đến gà khô chân, ỉa phân sáp, gà gầy, xù lông, sã cánh… Từ lâu, việc sử dụng kháng sinh mỗi khi có bệnh đã trở thành thói quen của nhiều người chăn nuôi, thế nhưng cầu trùng là loại ký sinh có tính nhờn thuốc rất cao. Bằng chứng là nếu gà đã dùng một loại kháng sinh trị cầu trùng, trong trường hợp bị tái nhiễm thì loại kháng sinh đó sẽ trở thành vô tác dụng. Hơn nữa, dư lượng kháng sinh tích tụ trong cơ thể vật nuôi cũng là mối nguy cơ gây nên ung thư gan, thận cho con người. Do vậy, khi điều trị bệnh Cầu trùng chỉ sử dụng một loại thuốc cho một lần dùng, không phối hợp nhiều loại thuốc, không dùng nhiều thuốc cùng cơ chế tác động, thay đổi thuốc theo lứa gà hay theo quý. Dùng thuốc theo liệu trình 3-3-3 hay 5-5-5 hoặc liên tục 7 ngày. Sau khi điều trị khỏi bệnh Cầu trùng nên sử dụng thuốc phòng kế phát bệnh Viêm ruột hoại tử.

Bệnh Đầu đen chỉ tác động thuốc khi bệnh đã xảy ra, không có thuốc đặc trị để phòng bệnh. Sau khi dùng thuốc 5 - 7 ngày, cho gà uống thuốc tím (1g thuốc tím pha với 10 lít nước cho gà uống liên tục 2 giờ liền, dung dịch thuốc tím còn thừa thì đổ đi). Kết quả điều trị 2350 con có 2330 con khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 99,15%.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại công ty Marphavet được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, nhân viên quản lý và giáo viên hướng dẫn, em có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với thực tiễn sản xuất. Thời gian thực tập tại Đại lý Hùng An, qua việc chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà, em rút ra một số kết luận như sau:

- Phường Ba Hàng là thị xã Phổ Yên chăn nuôi khá lớn, trong đó số lượng gà được nuôi nhiều nhất ở xóm Thành Lập, với mô hình chăn nuôi gà thả đồi.

- Gà chủ yếu mắc các bệnh: CRD, đầu đen, cầu trùng. Bệnh CRD và cầu trùng là hai bệnh khó tránh trong chăn nuôi gà. Bên cạnh đó, do chăn nuôi bán chăn thả nên tỷ lệ mắc bệnh đầu đen là khó tránh khỏi.

- Việc quan sát triệu chứng lâm sàng luôn là bước khởi đầu để chẩn đoán bệnh. Mỗi bệnh đều có những triệu chứng điển hình riêng.

- Mổ khám để xác định chính xác bệnh ở gà, căn cứ vào bệnh tích đặc trưng của từng bệnh để kết luận. Bệnh CRD bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp trên, bệnh cầu trùng bệnh tích tập trung ở manh tràng và ruột non, bệnh đầu đen bệnh tích chủ yếu ở gan và ruột thừa.

- Việc đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả còn phải căn cứ vào tình trạng của đàn gà. Kết quả điều trị 3 bệnh: CRD, cầu trùng, đầu đen với tỷ lệ khỏi đạt từ 97,92 - 99,67%. Như vậy, có thể kết luận rằng, phác đồ đưa ra khá an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của đàn gà.

Đồng thời, từ kết quả theo dõi bệnh ở gà trên địa bàn phường Ba Hàng,thị xã Phổ Yên, em sơ bộ rút ra một số kết luận như sau:

- Hiệu quả chăn nuôi gà tại các gia trại, trang trại trong địa bàn phường Ba Hàng khá tốt.

- Công tác vệ sinh phòng bệnh được thực hiện thường xuyên, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhiều.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được đặt lên hàng đầu, không chỉ với những hộ chăn nuôi nhiều mà những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (dưới 100 con) cũng làm vắc xin phòng bệnh cho gà.

5.2. Tồn tại

- Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên việc áp dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế.

- Do thời gian theo dõi có hạn, phạm vi theo dõi hẹp và dung lượng mẫu theo dõi ít nên không thể đánh giá đúng hiệu quả trong việc điều trị.

5.3. Đề nghị

Thực tập tốt nghiệp là điều kiện cần và đủ để có thể đánh giá một cách khách quan trình độ của sinh viên, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội được rèn luyện, làm quen với hành trang sau này. Vậy nên kính mong nhà trường và ban lãnh đạo khoa tạo điều kiện cho các sinh viên khóa sau được đi thực tập nhiều hơn để có thể học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 66 bệnh gia

cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17 - 21.

2. Huỳnh Văn Chương, Đinh Thị Bích Lân, Nguyễn Vũ Sơn, Phạm Hồng Ngân, Nguyễn Hữu Nam (2016), “Đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà tre mắc bệnh cầu trùng tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Nông

nghiệp Việt Nam (số 6 - 2016), tr. 877 - 884.

3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb giáo dục, tr 44, 45.

4. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 38.

5. Đào Thị Hảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Vũ Sơn (2014), “Một số chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm”, Tạp

chí Khoa học và Phát triển (số 4 - 2014), tr. 567 - 573.

6. Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2001), 101 câu hỏi

thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ.

7. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc - gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tập 2, tr. 141 - 142.

8. Kolapxki N.A. Paskin P.I (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông Nghiệp.

9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),

Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2000), Giáo trình kiểm tra vệ

11. Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), “Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy”, Tạp chí khoa học kỹ

thuật thú y tập XIII, số 3, trang 36-40.

12. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Giáo

trình Ký sinh trùng thú y,(dùng cho học viên cao học chuyên ngành thú

y), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 78.

13. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y

(Giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 276 - 277.

14. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2018), Bài giảng bệnh truyền

nhiễm thú y (Dùng đào tạo bậc Đại học), ĐHNL, Thái Nguyên.

15. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma

ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp,

tr. 109 - 129.

16.Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật

nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội tr. 138 - 142.

17. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2000), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Lê Văn Năm (2010), “Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm”, Tạp chí khoa

học kỹ thuật thú y, số 3, tập II.

19. Lê Văn Năm (2011), “Bệnh đầu đen ở gà và gà tây”, Tạp chí khoa học

Công nghệ chăn nuôi, số 32, tr. 88.

20. Orlow P.G.S. (1975), Bệnh gia cầm, Nxb Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp. 21. Nguyễn Văn Quang (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, ĐHNL, Thái

Nguyên, tr. 25 - 26.

22. Hoàng Thạch (1999), “Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y số 4, tập 4.

23. Nguyễn Quang Tính (2013), “Tình hình mắc bệnh cầu trùng trên gà giồng ROSS-308 tại xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên và hiệu lực của hai loại thuốc Hanzuril-25 và Anticoccidae - Diarrhoea phòng trị”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ (số 1 - 2013), tr. 21 - 27.

24. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng anh

25. Aka J., Hauck R., Blankenstein P., Balczulat S., Hafez H.M. (2011),

Một phần của tài liệu Thực hiện chuẩn đoán, phòng và trị một số bệnh trên gà tại các hộ chăn nuôi liên kết với đại lý thuốc thú y hùng an, phổ yên, thái nguyên, công ty cổ phần đức hạnh marphavet (Trang 50)