Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày ) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008 /BTNMT (Cột B) BOD5 45 - 54 1,35 – 1,62 562,5 - 675 50 mg/l COD 72 - 102 2,16 – 3,06 900 - 1275 - TSS 70 - 145 2,1 – 4,35 875 – 1812,5 100 mg/l N 6 - 12 0,18 – 0,36 75 - 150 - Amoni 2,4 - 4,8 0,072 – 0,144 30 - 60 10 mg/l P 0,4 - 0,8 0,012 – 0,024 5 - 10 - Coliform 106- 109 MPN/100ml 5000 MPN/100ml
Qua bảng trên cho thấy nước thải sinh hoạt của công nhân nếu không được xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước trong khu vực.
- Nước thải sinh hoạt của các hộ dân tái định cư trong khu dân cư tổ 11
Trong giai đoạn thi công xây dựng, có 17 hộ dân sẽ tiếp tục được định cư tại khu dân cư, nước thải sinh hoạt của các hộ này đều đã được xử lý qua bể tự hoại sau đó tiêu thoát tự nhiên ra mương thoát nước tại khu vực. Tuy nhiên nước thải khi xử lý qua bể tự hoại thông thường chưa đảm bảo được giới hạn cho phép trong QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B). Do vậy trong giai đoạn sau, khi khu dân cư đi vào hoạt
động toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của 17 hộ dân này cũng như tất cả các hộ khác trong khu dân cư sẽ được thu gom theo hệ thống thu gom nước thải của khu dân cư về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư số 5 phường Túc Duyên.
c/ Nước thải thi công
Lượng nước thải thi công phụ thuộc vào từng vị trí thi công các công trình của khu dân cư, trong đó khi thi công đào các loại hố ga, hố chôn cột điện, hệ thống thoát nước ở các khu vực trũng cần phải bơm thoát nước để có thể thi công được. Tham khảo thực tế tại một số công trường thi công xây dựng hạ tầng khu dân cư khác nhận thấy lượng nước thải thi công vào khoảng 2 - 5 m3/ngày. Nước chứa nhiều bùn cặn và rất đục. Do vậy cần có biện pháp lắng nước thải thi công trước khi cho thải ra môi trường.
2.1.1.2. Chất thải rắn
a/ Chất thải rắn thông thường
- Nguồn phát sinh: Trong giai đoạn xây dựng khu dân cư có phát sinh các
loại chất thải rắn thông thường gồm:
+ Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng;
+ Rác thải sinh hoạt của của 17 hộ dân cư hiện trạng; + Phế thải xây dựng;
+ Đất bóc hữu cơ đổ thải.
- Khối lượng phát sinh, thành phần chất thải:
+ Với số lượng công nhân xây dựng là 30 người thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh vào khoảng 15 kg/ngày (khối lượng phát sinh trung bình là 0,5 kg/người.ngày). Rác thải sinh hoạt của công nhân chủ yếu là thức ăn thừa, các loại vỏ chai, lọ, vỏ đồ hộp, túi linon...
+ Số nhân khẩu của 17 hộ dân hiện trạng ước tính là 52 người, do đó, tính toán tương tự thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ này là 26 kg/ngày.
Rác thải có thành phần tương tự như trên, tuy nhiên còn có thêm một số thành phần khác như giấy, gỗ, vật dụng hỏng...
+ Phế thải xây dựng bao gồm các đoạn ống nhựa thải, xi măng vôi vữa hỏng thải, gạch vỡ... khối lượng phế thải xây dựng phát sinh khoảng 20 – 30 kg/ngày.
+ Khối lượng đất bóc hữu cơ đổ thải của dự án là 1.811m3.
b/ Các loại chất thải nguy hại
Trong giai đoạn này dự án phát sinh một lượng thải bóng đèn huỳnh quang, dầu thải và giẻ lau dính dầu với khối lượng phát sinh không đáng kể.
2.1.1.3. Khí thải
- Nguồn phát sinh:
Bụi, khí thải trong giai đoạn này phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sau: + Hoạt động bóc lớp đất hữu cơ vận chuyển đi đổ thải
+ Hoạt động vận chuyển đất về đắp công trình, san nền + Hoạt động thi công xây dựng đường giao thông
- Khối lượng phát sinh
+ Bụi do bóc lớp đất hữu cơ vận chuyển đi đổ thải
Để ước tính thải lượng bụi sinh ra trong giai đoạn thi công xây dựng, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra do các công đoạn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) là:
- 0,17 kg bụi/tấn đất đá trong công đoạn xúc bốc; - 0,134 kg bụi/tấn trong công đoạn vận chuyển.
Khối lượng bùn đất hữu cơ cần bóc và vận chuyển đi đổ thải là 1.811 m3, thể trọng 1,5 tấn/m3 như vậy tương đương với khối lượng là 2716,5 tấn.
Vậy lượng bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc và vận chuyển bùn đất đi đổ trong 1 giờ làm việc là (ca làm việc 8 tiếng nhưng máy móc thi công thực tế chỉ hoạt động 7 tiếng):
[2716,5 x0,17]/(25x11x7)] = 0,24 (kg/h)
+ Bụi từ hoạt động xúc đất đắp: Tính tương tự như đã tính lượng bụi
phát sinh do bóc lớp đất hữu cơ đi đổ thải thì lượng bụi từ hoạt động đắp đất là (đất đắp có thể trọng 1,7 tấn/m3, lượng đất đắp là 23.309 m3 (đắp bù hữu cơ đã bóc là 1811m3 và đắp đất tôn nền là 21498 m3) tương đương với khối lượng là 39265,3 tấn):
[39265,3 x0,17]/(25x11x7)] = 3,5 (kg/h)
+ Bụi từ hoạt động vận chuyển đất đi đổ thải:
Dự kiến bùn đất thải được vận chuyển đi đổ thải trong phạm vi cách dự án khoảng 5km, lượng đất đắp được mua từ đồi của các hộ dân trong Linh Sơn cách dự án khoảng 5 km, như vậy lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển như sau:
(2716,5 x0,134)/(25x11x7)] = 0,19 (kg/h)
+ Bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển đất đá và vật liệu xây dựng
Tùy theo điều kiện chất lượng đường giao thông, chất lượng xe vận chuyển, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió.
Bụi do nguyên vật liệu rơi vãi khi vận chuyển cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Trong giai đoạn XDCB sẽ dùng 1 xe loại 10 tấn để chở nguyên vật liệu phục vụ xây dựng cơ bản và 02 xe để vận chuyển đất đá.
Để xác định lượng bụi phát sinh (một cách tương đối) ta sử dụng công thức tính sau (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995):
Thải lượng bụi do xe tải chạy trên đường: (kg/lượt xe/km)
Trong đó:
- E: Tải lượng bụi (kg/lượt xe/km)
- k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30 μm); Hệ số kể đến kích thước bụi K Kích thước bụi, μm < 3 0 30 ÷ 15 15 ÷1 0 10 ÷5 5÷2 ,5 Hệ số K 0, 8 0, 5 0, 36 0, 2 0,0 95
(Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources)
- s: Hệ số kể đến loại mặt đường (đường dự án sử dụng trong quá trình xây dựng chủ yếu là tuyến đường Túc Duyên, đường đô thị, chọn s=5,7);
- S: Tốc độ trung bình của xe, S = 20 km/h; - W: Tải trọng của xe, W = 10 tấn;
- w: Số bánh xe, w = 10 bánh;
- p: Số ngày mưa trung bình trong năm, p = 160 ngày;
Thay các giá trị vào công thức tính được tải lượng bụi phát sinh như sau:
0,7 0,5 5, 7 20 10 10 365 160 1, 7 0,8 12 48 2, 7 4 365 E x x x x x x = 0,59 (kg/lượt xe/km)
Vậy tải lượng ô nhiễm bụi là: 0,59 kg/km/lượt xe.
+ Bụi từ hoạt động thi công xây dựng: Khối lượng vật liệu của dự án
vào khoảng 70.000 tấn, do vậy lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công là 70.000/(11*25*8)*0,17= 5,4 kg/giờ
- Thành phần, nồng độ: Bụi có thành phần là các hạt cát, bụi đất, bụi xi
Để so sánh nồng độ bụi tại khu vực dự án và ven tuyến đường vận chuyển của dự án với QCVN 05:2013/BTNMT sử dụng mô hình nguồn mặt và nguồn đường để đánh giá, cụ thể như sau:
Nhằm đơn giản hoá ta xét nồng độ chất ô nhiễm trên một diện tích bằng cách sử dụng hình hộp khí điển hình, thừa nhận khối không khí ở trên vùng ô nhiễm bất kỳ được hình dung là hình hộp có một cạnh đáy song song với hướng gió ta có sơ đồ sau:
Hình 2. Mô hình phát tán không khí nguồn mặt
[Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 2003]
Để tính toán với một quần thể ô nhiễm trong hộp, số lượng chất ô nhiễm trong hộp là tích số của lưu lượng không khí và nồng độ chất ô nhiễm. Mức độ tăng trưởng chất ô nhiễm trong hộp là hiệu số của lượng ô nhiễm đi ra khỏi hộp và lượng ô nhiễm đi vào hộp theo định luật cân bằng vật chất:
Mức độ thay đổi ô nhiễm trong hộp = Tổng mức độ ô nhiễm trong hộp - Mức độ ô nhiễm ra khỏi hộp
Ta thừa nhận luồng gió thổi vào hộp là không ô nhiễm và nồng độ ô nhiễm không khí trong hộp (khu vực xác định) ở thời điểm ban đầu là C(0)= 0, thì ta có thể xác định nồng độ chất ô nhiễm nguồn mặt dạng đơn giản như sau:
C = (103.Es.L)/U.H Trong đó:
C - Nồng độ chất ô nhiễm trong hộp không khí (g/m3);
Es - Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích (mg/m2.s); H - Chiều cao xáo trộn (m), phụ thuộc vào điều kiện ổn định của khí quyển (thay đổi theo thời gian trong ngày);
L - Chiều dài hộp khí (cùng chiều với hướng gió) (m), tính trên diện tích toàn bộ khu vực thi công xây dựng cơ bản của dự án với tổng diện tích 20.543,6 m2, chiều dài L = 100 m;
U - Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với hộp (m/s), U = 1,1 m/s;