Kiến nghị với BIDV Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 123)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với BIDV Hội sở

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động thẩm định của Chi nhánh. Cử các cán bộ thẩm định lâu năm và có kinh nghiệm hay mời các chuyên gia thẩm định tới đóng góp ý kiến xây dựng cho công tác thẩm định tại BIDV Hà Tây.

- Cần có những chế độ khen thưởng để khuyến khích các cán bộ trong công tác tích cực và sáng tạo hơn đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng. Xây dựng một đội ngũ lâu năm đầy kinh nghiệm và một đội ngũ trẻ, sáng tạo, nhạy bén sẽ tạo ra một sức mạnh cho ngân hàng.

- Cán bộ thẩm định cần được tiếp tục tham gia các khoá học về tài chính, về luật pháp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường.

- Cán bộ thẩm định được chủ động về mặt thời gian để tiếp cận thông tin về dự án nói riêng và các thông tin về các ngành nghề lĩnh vực liên quan đến công tác thẩm định nói chung.

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho BIDV Hà Tây để đáp ứng được nhu cầu phát triển càng đi lên của đất nước. Xây dựng một bộ phận thông tin liên lạc, chuyên thu thập những thông tin một cách nhanh nhất và thường xuyên để cung cấp cho các chi nhánh.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

- NHNN Việt Nam nên tăng cường hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp thông tin, kinh nghiệm cho các ngân hàng, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, mở rộng phạm vi thông tin tín dụng về các DN, giúp cho các TCTD nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho DN.

- NHNN cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC cần được bổ sung vốn để đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực nhằm mở rộng tầm nghiên cứu. Hiện nay CIC mới chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về diễn biến dư nợ khách hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần có những thông tin khác như: bảng xếp hạng hệ số tín nhiệm DN, các mô hình hồi quy tương quan cho biết khả năng trả nợ cũng như nợ xấu của DN.

- Cần chính thức hoá tài liệu nghiệp vụ NHNN về thẩm định DAĐT để các cấp cơ sở thực hiện. Với chủ trương cải cách hành chính hiện nay của Đảng và Nhà nước, tài liệu này cần được rút gọn vào một số điểm và có sự phân công giữa các Bộ, ngành, các cấp.

3.3.3 Với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan

- Chính phủ phải có những quy định trong hoạt động kế toán tài chính, bắt buộc các DN phải công khai tình hình tài chính của mình với ngân hàng khi xin vay. Tất cả mọi nỗ lực của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thông tin mà họ nhận được là trung thực. Nếu các báo cáo tài chính không minh bạch sẽ làm biến dạng, sai lệch các chỉ tiêu kết quả. Để làm được điều này, Chính phủ cần phải ban hành quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các DN, buộc các DN phải thuê các công ty kiểm toán độc lập kiểm tra lại các báo cáo tài chính hàng năm. Các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước đánh giá của mình.

- Các Bộ, ngành nên cùng phối hợp để xây dựng các mức thông số kỹ thuật của từng ngành, các lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả của dự án được sát hơn, cụ thể hơn như tỷ lệ lãi suất của nền kinh tế, giá cơ sở của các mặt hàng chủ lực, các định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có biện pháp bắt buộc chủ đầu tư tuân thủ các quy định đã ban hành về lập luận chứng kinh tế: các chỉ tiêu đưa ra phải rõ ràng, đầy đủ và được giải thích hợp lý, căn cứ tính toán phải thoả mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được. Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về kế hoạch đầu tư của Nhà nước như: dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, ưu tiên của nền kinh tế. Trong đó cần đẩy mạnh bám sát các mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế, các lĩnh vực sản xuất đang được nhà nước khuyến khích và khả năng thực tế của Bộ, ngành địa phương.

- Các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại trong năm 2012, BIDV Hà Tây đã đặt ra những phương hướng, mục tiêu phát triển cụ thể trong năm 2013.

Từ những tồn tại và nguyên nhân rút ra từ chương II, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT tại BIDV Hà Tây như: Chú trọng chuyên môn hóa công tác thẩm định DAĐT; Giải pháp về nội dung thẩm định; Công tác thu thập & xử lý thông tin; Hiện đại hóa thiết bị & cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định.

Cùng với các kiến nghị với BIDV Hội Sở, với NHNN, với các Bộ, Ban, Ngành liên quan, hi vọng Chi nhánh cũng như các NHTM khác có một môi trường hoạt động lành mạnh, đầy đủ thông tin và công nghệ để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Thẩm định DAĐT là một hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển của ngân hàng. Việc sớm hoàn thiện công tác thẩm định thực sự cần thiết.

Đứng trước những thách thức mới như hiện nay thì BIDV Hà Tây đã không ngừng tìm hiểu khắc phục những hạn chế, tăng cường mặt tích cực để công tác thẩm định dần hoàn thiện, đạt được kết quả cao, giúp cho việc ra quyết định đúng nhằm nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng.

Tuy nhiên thẩm định dự án là công việc phức tạp nên điều đó không chỉ đòi hòi phải có sự nỗ lực riêng của ngân hàng mà cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan.

Trong thời gian tới, cùng với sự chỉ đạo của BIDV Hội Sở và nỗ lực của chính bản thân, Chi nhánh sẽ cố gắng hoàn thành tốt những chỉ tiêu đã đề ra, hoàn thiện công tác thẩm định dự án, thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng góp phần vào quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Xuân Nghĩa và các cán bộ phòng QHKH, BIDV Hà Tây đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế

Quản lý đầu tư và xây dựng , Hà Nội.

2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây (2010 – 2012),

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012; Báo cáo đề xuất tín dụng dự án “Máy đào bánh lốp”; Hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2013; Quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc chi nhánh, sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

3. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

5. Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan (2010), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

6. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 7. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.

Website: 8. www.bidv.com.vn 9. www.chinhphu.vn 10. www.most.gov.vn 11. www.sbv.gov.vn 12. www.vnexpress.net

PHỤ LỤC Bảng 1: Doanh thu

Khoản mục Đơn vị Năm dự án

1 2 3 4 5

1.Số ca hoạt động bình quân 1 máy/năm Ca 369 369 369 369 369

2.Số máy sử dụng Chiếc 1 1 1 1 1

3.Giá ca máy Đồng/ca

3,800,000 3,800,000 3,800,000 3,800,000 3,800,000

4.Hiệu suất sử dụng máy % 95% 95% 90% 90% 90%

Bảng 2: Kế hoạch trả nợ hàng năm TT Chỉ tiêu Năm dự án 1 2 3 4 5 1 Dƣ nợ gốc 1,469,600,000 1,175,680,000 881,760,000 587,840,000 293,920,000 2 Trả gốc 293,920,000 293,920,000 293,920,000 293,920,000 293,920,000 Kỳ 1 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 Kỳ 2 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 Kỳ 3 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 Kỳ 4 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 73,480,000 3 Trả lãi (15% năm) 197,110,100 154,491,700 111,873,300 69,254,900 26,636,500 4 Dƣ nợ cuối năm 1,175,680,000 881,760,000 587,840,000 293,920,000 0 5 Tổng số trả nợ gốc+lãi 491,030,100 448,411,700 405,793,300 363,174,900 320,556,500

Bảng 3: Tổng chi phí

Khoản mục Đơn vị Năm dự án

1 2 3 4 5

Số ca hoạt động bình quân 1 máy/năm Ca 369 369 369 369 369

Số máy sử dụng Chiếc 1 1 1 1 1

Hiệu suất sử dụng máy % 95% 95% 90% 90% 90%

Doanh thu Đồng 1,332,090,000 1,332,090,000 1,261,980,000 1,261,980,000 1,261,980,000

1. Khấu hao Đồng 419,900,000 419,900,000 419,900,000 419,900,000 419,900,000

2. Chi phí nhiên liệu chính Đồng 282,192,750 282,192,750 267,340,500 267,340,500 267,340,500

Định mức tiêu hao nhiên liệu Lit/ca 35 35 35 35 35

Đơn giá dầu diesel bình quân Đồng/lit 23,000 23,000 23,000 23,000 23,000

3. Chi phí dầu mỡ phụ (5%CPNLC) 5% 14,109,638 14,109,638 13,367,025 13,367,025 13,367,025 4. Chi phí nhân công Đồng 70,110,000 70,110,000 66,420,000 66,420,000 66,420,000

Số công nhân/máy Người 1 1 1 1 1

Lương công nhân Đồng/ca 200,000 200,000 200,000 200,000 200,000

Khoản mục Đơn vị Năm dự án

1 2 3 4 5

6. Sửa chữa thường xuyên (4%KHCB) Đồng 16,796,000 16,796,000 16,796,000 16,796,000 16,796,000 7. Chi phí quản lý (54%NC) Đồng 37,859,400 37,859,400 35,866,800 35,866,800 35,866,800 8. Chi phí khác (1%DT) Đồng 13,320,900 13,320,900 12,619,800 12,619,800 12,619,800 9. Lãi vay ngân hàng Đồng 197,110,100 154,491,700 111,873,300 69,254,900 26,636,500

Chi phí hoạt động Đồng 459,582,688 459,582,688 437,604,125 437,604,125 437,604,125 TỔNG CHI PHÍ Đồng 1,076,592,788 1,033,974,388 969,377,425 926,759,025 884,140,625

Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án

Các chỉ tiêu tài chính Năm dự án

0 1 2 3 4 5

Tổng vốn đầu tư

2,099,500,000

Doanh thu thuần 1,332,090,000 1,332,090,000 1,261,980,000 1,261,980,000 1,261,980,000

Chi phí hoạt động 459,582,688 459,582,688 437,604,125 437,604,125 437,604,125

Chi phí khấu hao 419,900,000 419,900,000 419,900,000 419,900,000 419,900,000

Chi phí lãi vay NH 197,110,100 154,491,700 111,873,300 69,254,900 26,636,500

Lợi nhuận trước thuế 255,497,213 298,115,613 292,602,575 335,220,975 377,839,375

Thuế TNDN (25%) 63,874,303 74,528,903 73,150,644 83,805,244 94,459,844

Lợi nhuận sau thuế 191,622,909 223,586,709 219,451,931 251,415,731 283,379,531

Thu nhập đánh giá lại thiết bị

(10% NG) 209,950,000

Khả năng trả nợ của dự án

Khấu hao 419,900,000 419,900,000 419,900,000 419,900,000 419,900,000

Lợi nhuận ròng 191,622,909 223,586,709 219,451,931 251,415,731 283,379,531

Các chỉ tiêu tài chính Năm dự án 0 1 2 3 4 5 Chênh lệch 317,602,909 349,566,709 345,431,931 377,395,731 409,359,531 Dòng tiền dự án Dòng tiền ròng - 2,099,500,000 808,633,009 797,978,409 751,225,231 740,570,631 939,866,031 Tỷ suất chiết khấu 14.5% 0.873362445 0.762761961 0.666167652 0.581805809 0.508127344

PV -

2,099,500,000 706,229,703 608,667,576 500,441,948 430,868,295 477,571,630

Luỹ kế hiện giá -

2,099,500,000 -1,393,270,297 -784,602,721 -284,160,773 146,707,522 624,279,153

NPV 624,279,153

IRR 26.24%

Bảng 5: Khảo sát độ nhạy của dự án

Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng giảm ca sản xuất trong ngày

Các chỉ tiêu tài chính Khả năng tăng giảm công suất hoạt động

-10% -5% 0% 5% 10%

NPV (đồng) 375,802,706 500,040,929 624,279,153 748,517,377 872,755,600

IRR 21.68% 23.98% 26.24% 28.47% 30.68%

Thời gian hoàn vốn 4.15 3.90 3.66 3.44 3.24

Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng giảm chi phí hoạt động

Các chỉ tiêu Khả năng tăng giảm chi phí hoạt động

-10% -5% 0% 5% 10%

NPV (đồng) 738,310,009 681,294,581 624,279,153 567,263,725 510,248,297

IRR 28.30% 27.27% 26.24% 25.20% 24.16%

Khảo sát độ nhạy NPV theo phƣơng án kết hợp

Khảo sát NPV

Phƣơng án

tĩnh Khả năng tăng giảm công suất hoạt động

624,279,153 -10% -5% 0% 5% 10%

Khả năng tăng giảm chi phí hoạt động của

dự án -10% 479,006,870 608,658,439 738,310,009 867,961,578 997,613,148 -5% 427,404,788 554,349,684 681,294,581 808,239,477 935,184,374 0% 375,802,706 500,040,929 624,279,153 748,517,377 872,755,600 5% 324,200,624 445,732,174 567,263,725 688,795,276 810,326,827 10% 272,598,542 391,423,420 510,248,297 629,073,175 747,898,053

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)