Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87 - 91)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường

Trƣờng Đại học Công nghệ

4.2.1. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính

Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp

Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho trường ĐHCN có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên đây là nguồn thu chủ yếu và cần được duy trì ổn định của Nhà trường. Trường ĐHCN cần chủ động đa dạng hóa nguồn kinh phí ngân sách cấp thông qua việc tìm kiếm, xây dựng, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường; chấm dứt tình trạng xây dựng dự án đầu tư mà không nhằm mục tiêu rõ ràng, không nhắm đến hướng lâu dài. Dự án đầu tư cần nằm trong kế hoạch phát triển tổng thể của nhà trường trong trung hạn và dài hạn và nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn của ĐHQGHN.

Đối với nguồn thu sự nghiệp và thu khác

Trong cơ cấu thu sự nghiệp, nguồn thu từ học phí của người học chiếm tỷ trọng cao. Nhà trường cần thực hiện thu đúng, thu đủ. Thu đúng theo khung học phí do Nhà nước quy định. Thu đủ theo khả năng của người học. Đề xuất mức thu theo chất lượng trên cơ sở thí điểm một số ngành, chuyên ngành có khả năng xã hội hóa trên cơ sở chất lượng đầu ra đã được kiểm định theo chuẩn khu vực, quốc tế; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với các trường hợp người học không đủ khả năng nộp học phí đúng mức quy định.

Đối với nguồn thu từ sản xuất và cung ứng dịch vụ, Nhà trường cần chủ động hơn nữa nhằm nâng cao tỷ trọng từ nguồn thu này. Với thế mạnh là CNTT, Nhà trường cần tích cực gia tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động đào tạo, NCKH gắn với nhu cầu sử dụng và phát triển của địa phương, giải quyết vấn đề cụ thể của địa phương theo đơn đặt

hàng, các nhiệm vụ, chương trình quốc gia như: Chương trình Tây Bắc, Đề án An toàn Thông tin đã phê duyệt của Chính phủ, …; tham gia sản xuất của cải vật chất, phát huy vai trò của Nhà trường là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần tận dụng tối đa các nguồn tài trợ, viện trợ thông qua chương trình hợp tác song phương và đa phương đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... để tăng nguồn đầu tư cho giáo dục.

Ngoài ra, Nhà trường còn có thể huy động được từ các nguồn thu khác, như: cho thuê trang thiết bị, phương tiện; tham gia các hoạt động đầu tư, hay đạt giải thưởng…

+ Gắn việc tính đủ chi phí theo lộ trình: Chi phí tiền lương; chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ để tăng mức độ đảm bảo một phần chi phí thường xuyên và tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao, giảm dần nhu cầu hỗ trợ từ NSNN.

+ Tăng cường nguồn thu dịch vụ: thông qua hoạt động liên doanh, liên kết trong nước, quốc tế về đào tạo, NCKH của Nhà trường. Đặc biệt chú trọng liên kết quốc tế và đào tạo công nghệ với các địa phương trên cơ sở cấp bằng, các lớp ngắn hạn, dài hạn cấp chứng chỉ đào tạo.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chi

Các trường ĐHCL được sử dụng nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp để chi trả cho các hoạt động của trường, như: chi hoạt động thường xuyên, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chi đầu tư phát triển, chi các nhiệm vụ đột xuất được giao và các khoản chi khác.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, Nhà trường cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi hàng năm; Chi đúng

quy định, sử dụng đúng mục đích; Chi tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ tài chính nội bộ, thực hiện chi tiêu, lập và sử dụng các quỹ theo đúng quy định của Nhà nước.

Nhà trường cần đẩy nhanh tiến độ để kịp thời giải ngân kinh phí. Hồ sơ và số liệu trong các báo cáo cần được đảm bảo đúng và đủ để công tác tạm ứng, hoàn ứng và thanh quyết toán diễn ra thuận lợi hơn và được giải quyết kịp thời khi phát sinh. Có như vậy, tiến độ công việc, công tác giải ngân, tỷ lệ giải ngân mới đạt yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ.

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cần được công khai thảo luận, lấy ý kiến trong toàn trường và phải được điều chỉnh hằng năm nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Bộ máy quản lý cần được xây dựng gọn nhẹ, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo khoa học, chất lượng cao trong quản lý tài chính.

Những nội dung cần tập trung để nâng cao hiệu quả quản lý chi:

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà trường;

+ Hoàn thiện công tác khoán quản tại đơn vị, các bộ phận trực thuộc.

4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản

Nhà trường cần hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán nhằm theo dõi thường xuyên và đầy đủ các tài sản tại đơn vị. Mở sổ sách theo dõi từng đơn vị tài sản theo đúng quy định về quản lý tài sản của Nhà nước. Hằng năm, thực hiện trích khấu hao tài sản đầy đủ, từ đó đưa ra các đánh giá sát thực về sự biến động của tài sản từ đó hỗ trợ công tác thanh lý tài sản, dự báo nhu cầu đầu tư bổ sung. Công tác cập nhật thông tin, kế hoạch sửa chữa, tạo nguồn kinh phí sửa chữa, thanh lý tài sản cần được đầu tư đẩy nhanh hơn nữa.

Nhà trường cần xây dựng Quy chế quản lý tài sản nhằm tăng cường công tác quản lý. Định kỳ theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ Quy chế quản lý tài sản. Cần phân cấp, phân quyền, có chế tài cụ thể đối với quy trình quản lý tài sản. Nghiêm cấm các hành vi chiếm đoạt hoặc sử dụng tài sản

công cho mục đích cá nhân. Cụ thể hóa bằng văn bản, công khai trên các phương tiện thông tin để thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của công tác này đến chất lượng đào tạo.

Những biện pháp cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản trên cơ sở các Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, các trang thiết bị dự án đầu tư chiều sâu:

- Đầu tư mua sắm theo dự án gắn đánh giá hiệu quả thiết bị được đầu tư; - Tính toán đầy đủ chi phí liên quan sử dụng trang thiết bị được đầu tư thông qua tần xuất sử dụng và gắn dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và trích khấu hao TSCĐ theo quy định.

4.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính

Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu ngoài ngân sách, Nhà trường cần nghiêm túc thực hiện tốt từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán. Phối hợp với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng và các tổ chức có liên quan theo dõi sát sao các khoản thu, chi, tránh xảy ra tình trạng số liệu hay nội dung kinh tế không trùng khớp.

Nhà trường cần đôn đốc các phòng, ban, đơn vị thực hiện đúng theo hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác kế hoạch tài chính. Có chế tài xử phạt đối với các phòng, ban, đơn vị, cá nhân có sai phạm trong quá trình thực hiện.

Chấp hành đầy đủ các đợt kiểm tra và nghiêm túc thực hiện các quy định của cấp trên trong quá trình kiểm tra, kiểm soát tài chính.

Tập trung phân tích công tác kiểm toán nội bộ tại đơn vị.

4.2.5. Vị trí, vai trò của Thủ trƣởng đơn vị và kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính

Thủ trưởng đơn vị có vị trí vô cùng quan trọng trong việc điều hành, quyết định phương hướng hoạt động phát triển, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị. Để đáp ứng được các yêu cầu trong quản lý, đòi hỏi Thủ trưởng đơn vị phải có chuyên môn cao về lĩnh vực quản lý; luôn trau dồi,

hoàn thiện kiến thức; tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước về tài chính; không ngừng đổi mới tư duy theo kịp tư tưởng, chế độ chính sách mới của Nhà nước, từ đó áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp cho đơn vị mình.

Trong công tác quản lý tài chính không thể thiếu vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm cao vì tập thể là một khâu then chốt trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Về phía Nhà trường cần rà soát, đánh giá lại năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán; từ đó kịp thời khắc phục những thiếu sót, xử lý các sai phạm. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn. Về phía bản thân, đội ngũ cán bộ cần chủ động tuân thủ các quy định của Nhà trường và Nhà nước trong công việc, không ngừng tự học hỏi, trau dồi kiến thức nhằm cống hiến cho sự phát triển chung của đơn vị. Nhà trường cũng cần đẩy mạnh công tác tin học hóa trong quản lý tài chính phù hợp với khả năng và nhu cầu sử dụng của đơn vị, từ đó góp phần hiệu quả hóa quá trình kiểm tra, giám sát cơ chế quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87 - 91)