CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp đảm bảo chấtlƣợng nhân lựctại Nhà máyE112 Công ty
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kếhoạch
Công tác lập kế hoạch đảm bảo chất lƣợng nhân lựccủa Nhà máy E112 Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA cần đƣợc chú trọng hoàn thiện hơn nữa. Theo đó, tất cả các công việc liên quan đến đảm bảo chất lƣợng nhân lực nhƣ tổ chức khám sức khỏe, các hoạt động thể dục, thể thao, đi du lịch, nghỉ mát, phân công, tuyển dụng, đảm bảo trình độ, học vấn, chuyên môn và đánh giá thực hiện công việc cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Các kế hoạch phải đƣợc lập dựa trên thực tiễn nhu cầu của ngƣời lao động.
Muốn làm đƣợc điều này, Nhà máy, cụ thể là Phòng Tổ chức nhân sự, phòng ban chuyên về việc đảm bảo chất lƣợng nhân lực phải thực hiện các biện pháp để có thể hiểu đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của toàn thể ngƣời lao động. Hàng năm, vào đầu năm và cuối năm, phòng Tổ chức nhân sự này nên tiến hành một cuộc khảo sát về nhu cầu của toàn thể lao động.
Vào đầu năm, khảo sát sẽ bao gồm các nội dung mà ngƣời lao động muốn Nhà máy hoàn thiện, đáp ứng và thực hiện trong năm. Ví dụ nhƣ, đối với việc khám sức khỏe, nội dung khảo sát sẽ là:
1. Nơi ngƣời lao động muốn khám 2. Tần suất khám trong năm
3. Thời gian khám phù hợp nhất
4. Phƣơng pháp điều trị và các giải pháp hỗ trợ cho ngƣời lao động khi phát hiện ra họ bị mắc các bệnh liên quan đến bệnh nghề nghiệp hoặc do quá trình làm việc và lao động tại Nhà máy mà họ bị mắc bệnh.
5. Thời gian nghỉ ngơi họ mong muốn nếu bị mắc bệnh 6. Mức trợ cấp Nhà máy phải đảm bảo thực hiện.
Dựa trên các nội dung này, phòng Tổ chức nhân sự sẽ lập kế hoạch đảm bảo chất lƣợng nhân lực dựa trên các nội dung trên để trình Ban Giám đốc duyệt.Nhờ đó, chất lƣợng nhân lực trên phƣơng diện đảm bảo thể lực tốt sẽ đƣợc cải thiện và đáp ứng nhu cầu của toàn thể nhân viên.
Ngoài ra, các công tác khác nhằm quan tâm đến đời sống của cán bộ, nhân viên nhƣ tổ chức các phong trào sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao hay tổ chức đi du lịch, tham quan, nghỉ dƣỡng hàng năm cũng cần phải chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch để đảm bảo rằng các hoạt động đƣợc tổ chức đúng mục đích, có ý nghĩa và nhận đƣợc sự hài lòng và đánh giá cao của toàn thể ngƣời lao động.
Đối với công tác đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động, hàng năm, Nhà máy cần phải yêu cầu các quản lý trực tiếp lập kế hoạch rà soát lại toàn bộ các trang thiết bị bảo hộ lao động của bộ phận mình xem cần phải thay thế, mua mới hay sửa chữa bao nhiêu loại sau đó chuyển cho phòng Kế toán để dự trù kinh phí, trình Ban Giám đốc để tổ chức thay mới, đảm bảo an toàn lao động cho toàn thể ngƣời lao động.
Với công tác tuyển dụng và phân công công việc, phòng Tổ chức – Hành chính sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp. Bất cứ vị trí công việc nào cũng cần phải có bản mô tả công việc và bất cứ ứng viên nào cũng phải đảm bảo qua các bƣớc tuyển dụng nhƣ nhau để đảm bảo công bằng, dù cho ứng viên đó có phải ngƣời quen của một cán bộ nào đó trong nhà máy hay không. Sau khi tuyển dụng, các nhân viên mới sẽ đƣợc đào tạo tổng quan về văn hóa, chính sách, quy định của công ty và đào tạo cụ thể về công việc trực tiếp của mình. Ban Lãnh đạo phải tăng cƣờng giám sát thƣờng xuyên, định kỳ và đột xuất để đảm bảo các hoạt động đều đƣợc lập kế hoạch chi tiết trƣớc khi thực hiện.
Trong việc nâng cao chất lƣợng nhân lực, kế hoạch đào tạo là cần thiết hơn cả. Theo đó, kế hoạch đào tạo sẽ đƣợc lập cho từng nhóm đối tƣợng cụ thể, từng phòng ban cụ thể, có chƣơng trình, mục tiêu, kinh phí, học viên, giảng viên đào tạo, phƣơng pháp… Tất cả các khâu trong kế hoạch đào tạo sẽ do cán bộ phòng Tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm và phải đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm, và tùy theo vị trí công việc cũng nhƣ yêu cầu của Nhà máy.
Đối với cuộc khảo sát cuối năm, trực tiếp nhân viên sẽ đánh giá về việc tổ chức, triển khai các công tác liên quan đến chất lƣợng nhân lực. Qua đó, nhân viên có cơ hội đƣợc trực tiếp nêu lên suy nghĩ, cảm nhận và đánh giá của mình về việc đảm bảo chất lƣợng nhân lực của Nhà máy. Bằng việc thu thập các khảo sát đó, Phòng Tổ chức nhân sự sẽ biết đƣợc những điểm Nhà máy làm chƣa tốt. Đây là cơ sở quan trọng để rút kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch đảm bảo chất lƣợng nhân lực trong năm tới.
Công tác lập kế hoạch phải đảm bảo thƣờng xuyên và nhấn mạnh đến tính đổi mới, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của công việc và sự đổi mới của xã hội. Hàng năm, các bản kế hoạch đảm bảo chất lƣợng nhân lực phải đƣợc thực hiện đầy đủ và trình lên Ban Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.
Tất cả bản lập kế hoạch đảm bảo chất lƣợng nhân lực phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cũng nhƣ chỉ rõ cán bộ hoặc phòng ban sẽ đảm bảo trách nhiệm chính và dự trù kinh phí cho từng hoạt động quản lý. Nhờ đó, việc triển khai và tổ chức thực hiện đảm bảo chất lƣợng nhân lực sẽ đƣợc thực hiện sát sao và hiệu quả hơn.
4.2.2. Tăng cường công tác tổ chức và triển khai
Đối với công tác tổ chức và triển khai đảm bảo chất lƣợng nhân lực, Nhà máy cần tăng cƣờng hơn nữa để đảm bảo việc tổ chức và triển khai đƣợc thƣờng xuyên, liên tục và đáp ứng đƣợc nhu cầu của toàn thể cán bộ, nhân viên. Đối với từng nội dung đảm bảo chất lƣợng nhân lực, các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
- Đối với công tác quản ý hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động: Đây là một trong những công tác quan trọng hàng đầu bởi có sức khỏe, ngƣời lao động mới có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao và đảm bảo nhân lực chất lƣợng cho quá trình phát triển của Nhà máy. Do đó, công tác này cần phải thực hiện đảm bảo sát sao và nghiêm túc.
Đối với việc tổ chức khám sức khỏe: Hiện tại, Nhà máy chỉ thực hiện việc khám sức khỏe một năm/lần tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức. Nhƣ vậy, so với tính chất công việc khi ngƣời lao động phải làm việc vất vả và độc hại, cần phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ thƣờng xuyên hơn. Nếu đƣợc, Nhà máy nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần.Đối với các bộ phận tiếp xúc với chất độc hại nhiều, cần tổ chức khám sức khỏe 04 tháng/lần. Điều này sẽ giúp Nhà máy kịp thời thay thế và có phƣơng án bổ sung nhân lực khi phát hiện ngƣời lao động không đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục cống hiến. Nhờ đó, nhân lực của Nhà máy luôn đƣợc đảm bảo về điều kiện sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, Nhà máy có thể liên kết với các bệnh viện uy tín khác nhƣ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y,… để có thể có những bác sĩ giỏi nhất kịp thời thăm khám cho ngƣời lao động. Theo định kỳ,
các bệnh viện này sẽ cử cán bộ, bác sĩ xuống tổ chức thăm khám và báo kết quả cho Nhà máy. Nếu làm đƣợc điều này, ngƣời lao động sẽ yên tâm công tác bởi các loại bệnh nghề nghiệp của họ sẽ đƣợc chạy chữa kịp thời và không mang lại những hậu quả nghiêm trọng.
Đối với công tác đảm bảo các hoạt động thể dục, thể thao: Nhà máy, cụ thể là Phòng Tổ chức nhân sự phải đảm bảo lập kế hoạch tổ chức các hoạt động này thƣờng xuyên hơn để tăng cƣờng sức khỏe cũng nhƣ sự đoàn kết, giao lƣu giữa các cán bộ, công nhân viên với nhau. Việc đảm bảo các hoạt động này phải đảm bảo sát sao và đa dạng các loại hình hoạt động nhƣ bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, … vào nhiều ngày lễ lớn trong năm nhƣ 8/3, 20/10, Tất niên, 26/3, thành lập công ty,…
Về tổ chức đi du lịch, nghỉ dƣỡng hàng năm: Hiện tại, Nhà máy chỉ tổ chức các cuộc tham quan, du lịch tại các địa điểm gần và ít ngày. Điều này gây nên tâm trạng nhàm chán và không hứng thú cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Do đó, Nhà máy nên xem xét lại vấn đề này. Có thể 3 hoặc 5 năm/lần, Nhà máy cho nhân viên đi tham quan, nghỉ mát dài ngày ở các địa điểm xa nhƣ Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang,.. để nhân viên cảm thấy mình đƣợc đối xử tốt và xứng đáng sau những tháng ngày làm việc vất vả. Nhờ đó, họ sẽ cống hiến nhiều hơn và muốn gắn bó lâu dài hơn với Nhà máy.
Đối với công tác đảm bảo an toàn, bảo hộ lao động: Đây là công việc hết sức quan trọng và cần thiết bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời lao động. Do đó, trực tiếp các trƣởng bộ phận, ngƣời đứng đầu các phân xƣởng phải nghiêm túc thực hiện đảm bảo công tác này. Theo định kỳ, tất cả các loại phƣơng tiện bảo hộ phải đƣợc thay mới và đảm bảo chất lƣợng.Tất cả nhân viên trong quá trình làm việc phải đeo các loại phƣơng tiện bảo hộ đầy đủ. Bất cứ nhân viên nào không tuân thủ sẽ không đƣợc làm việc và cần phải có các biện pháp nhắc nhở, phạt nghiêm khắc để ngƣời lao động và các cán bộ, đảm bảo ý thức đƣợc trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe của mình.
- Đối với việc đảm bảo công tác phân công, tuyển dụng lao động: Đây là việc làm hết sức quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng nhân lực. Tuyển dụng đƣợc đội ngũnhân lực có sức khỏe tốt, có chuyên môn, năng lực, Nhà máy sẽ giảm đƣợc rất nhiều công sức và kinh phí trong các công việc đảm bảo sau này. Do đó, để có thể có đƣợc một nhân lực chất lƣợng tốt, cần phải làm chặt công tác tuyển dụng. Tuyển dụng phải dựa trên nhu cầu thực tế và phải đảm bảo tuân thủ bản mô tả công việc. Tuyển dụng phải đảm bảo công bằng và chặt chẽ, không có bất cứ ƣu tiên cho ngƣời quen hay ngƣời nhà của các cán bộ, lãnh đạo trong công ty. Sau khi tuyển dụng, Nhà máy cần có kế hoạch phân công, bố trí lao động vào các vị trí công việc sao cho phù hợp, đảm bảo ngƣời lao động đƣợc làm đúng chuyên môn nghiệp vụ và công ty cũng có thể tận dụng, khai thác đƣợc tiềm năng của ngƣời lao động một cách tối đa.
- Đối với công tác đảm bảo trình độ, chuyên môn, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm với công việc: Nhà máy cần có kế hoạch đào tạo cho toàn thể cán bộ, nhân viên và đảm bảo kiểm tra, giám sát kịp thời và sát sao công tác đào tạo này. Nhà máy cần phải giao cho một bộ phận đào tạo riêng, thực hiện lập kế hoạch đào tạo về trình độ, chuyên môn, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm với công việc. Theo đó, chƣơng trình đào tạo phải:
+ Bám sát mục tiêu chiến lƣợc của Nhà máy trong từng giai đoạn để xác định các yêu cầu đặt ra cho công tác đào tạo và huấn luyện CBCNV.
+ Trên cơ sở tiêu chuẩn công việc và đánh giá hiện trạng đội ngũ CBCNV để hình thành các yêu cầu đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung, đào tạo lại cho CBCNV cũng nhƣ tổng hợp thành kế hoạch chƣơng trình đào tạo của Nhà máy.
+ Mục tiêu, chƣơng trình và yêu cầu đào tạo phải căn cứ vào yêu cầu công việc của mỗi CBCNV cũng nhƣ toàn Nhà máy trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
+ Chƣơng trình đào tạo phải thiết thực, bổ ích và phù hợp với khả năng tiếp thu và trí tuệ của CBCNV.
+ Đào tạo phải đúng ngƣời, đúng mục đích, đúng yêu cầu với hiệu quả cao và kịp thời.
Các loại hình đào tạo cần đƣợc áp dụng nhƣ:
+ Đào tạo nâng cao: Đây là loại hình đào tạo dựa trên nền trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng của CBCNV, nhằm đào tạo nâng cao cấp độ cho mỗi ngƣời về khả năng tƣ duy, trình độ tay nghề, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng tổ chức điều hành tác nghiệp công việc.
+ Đào tạo bổ sung: Là loại hình đào tạo để bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và khoa học đảm bảo cho cán bộ, nhân viên còn thiếu so với tiêu chuẩn chức danh công việc; hoặc đào tạo chuẩn bị cho các cán bộ, nhân viên đã đƣợc quy hoạch phát riển trong tƣơng lai.
+ Đào tạo lại: Là việc đào tạo cho CBCNV không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc qua sắp xếp lại, phải tiến hành đào tạo để sắp xếp công việc khác phù hợp hơn, hoặc đào tạo cho những CBCNV đảm đƣơng chức danh, công việc từ kinh nghiệm đã qua.
+ Đào tạo tại chỗ ngay trong quá trình làm việc: Ba loại hình đào tạo trên có thể đƣợc tổ chức đào tạo tại các trƣờng chuyên nghiệp chính quy, hoặc thông qua ký kết hợp đồng để mở lớp tại Nhà máy. Ngoài việc mỗi ngƣời phải có ý thức tự đào tạo trong quá trình làm việc, Nhà máy nên tạo ra bầu không khí chân thành, trách nhiệm trong tập thể CBCNV để hƣớng dẫn, trao đổi, kèm cặp, huấn luyện ngay trong công việc. Hơn nữa, cần có sự phân công và giao nhiệm vụ cho những CBCNV khá giỏi, nhiều kinh nghiệm hƣớng dẫn cho những ngƣời còn hạn chế.Đây là hình thức đào tạo quan trọng và thiết thực, đăc biệt cho sinh viên mới ra trƣờng hoặc những ngƣời mới tuyển dụng vào Nhà máy.
tham dự các khóa học sẵn có trên thị trƣờng hoặc yêu cầu đơn vị đào tạo thiết kế chƣơng trình riêng, phù hợp với yêu cầu của Nhà máy và sắp xếp ngƣời giảng dạy.
Ngân sách cho đào tạo sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến cách triển khai hình thức đào tạo.Nếu ngân sách dồi dào, Nhà máy có thể đầu tƣ phát triển nội dung đào tạo, mời các chuyên gia về giảng dạy hay gửi nhân viên học những khóa học có chất lƣợng.Điều này không có nghĩa là với ngân sách hạn chế thì không tổ chức đào tạo đƣợc. Trái lại, có thể sử dụng những nguồn lực có sẵn trong Nhà máy để triển khai đào tạo tại chỗ nhƣ kèm cặp, tự huấn luyện...
Đặc biệt, để cho việc đào tạo mang lại hiệu quả cao, cần phải đảm bảo công tác đào tạo thật tốt, đảm bảo đúng ngƣời, đúng việc và đúng trọng tâm. Theo đó, công tác đào tạo của Nhà máy phải đƣợc xây dựng thành quy chế để quản lý, phổ biến cho CBCNV nắm đƣợc chủ trƣơng, quy định về công tác đào tạo, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đào tạo. Do nguồn kinh phí đào tạo của Nhà máy bắt đầu huy động còn hạn hẹp nên chƣơng trình đào tạo ban đầu cần ƣu tiên cho những nội dung khẩn cấp và quan trọng. Quy chế này sẽ đƣợc sửa đổi, bổ sung phụ, thuộc vào chiến lƣợc phát triển của Nhà máy trong từng giai đoạn và mức kinh phí cho phép.
Nội dung cơ bản quy chế đào tạo trong giai đoạn khởi đầu bao gồm: + Đào tạo sau đại học:Khuyến khích CBCNV có trình độ đại học tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu. Nhà máy tạo điều kiện linh hoạt về thời gian, ngƣời lao động phải có cam kết đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch và thời hạn làm việc tại Nhà máy sau khi tốt nghiệp. Yêu cầu: Nam tuổi dƣới 45 và nữ tuổi dƣới 40.
+ Đào tạo đại học:Nhà máy có chính sách khuyến khích các cán bộ đảm bảo có thâm niên làm việc trên 10 năm trong Ngành tự đào tạo cho mình kiến thức chuyên môn, trình độ đảm bảo phù hợp vị trí đang đảm nhận, bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.
Đối với nhân viên có nguyện vọng học bằng 2 đại học hoặc đào tạo chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm, đƣợc tạo điều kiện về thời