Phần III : So sánh với chuẩn mực quốc tế và nhận xét kiến nghị đưa ra hướng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu QL và KT TSCĐ hữu hình tại DN (Trang 35 - 39)

ra hướng hoàn thiện.

1./ So sánh và Nhận xét

Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế , hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và chế độ kế toấn quy định việc tổ chức, quản lý và hạch toán TSCĐ đặc biệt là TSCĐHH đã không ngừng được hoàn thiện và phù hợp phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp. Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán, trong đó có chuẩn mực TSCĐ hữu hình. Tiếp đến, ngày 9/10/2002 Bộ

TK 152,153,334,214 TK214(2143) TK 211 CP sửa chữa lớn thực tế phát Khi công việc sửa chữa hoàn thành và đủ Sinh theo phương thức tự làm tiêu chuẩn ghi tăng NG TSCĐ

TK 111,112,331 TK 627,641,642

CP sửa chữa lớn thực tế phát sinh Khi công việc sửa chữa hoàn thành theo phương thức thuê ngoài không đủ

TK 133 tiêu chuẩn

Ghi NG TK 142/242

VAT được Nếu CP lớn Định kỳ phân bổ khấu trừ phân bổ dần dần CP cho các đối tượng

Mức khấu hao năm =

Giá trị còn lại Cp cải tạo trước khi cải + nâng cấp tạo, nâng cấp

số năm dự kiến sử dụng sau khi cải tạo, nâng cấp

Tài chính ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán. Sự ra đời của bốn chuẩn mực mới đã phần nào làm hoàn thiện hơn công tác quản lý TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. Chế độ kế toán Việt Nam không ngừng sửa đổi, đổi mới để từng bước hoàn thiện hơn , hoà nhập với thế giới,do đó để tăng cường công tác quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính đúng, trích đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh; thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 và có hiệu lực ngày 01/04/2004.

Tuy nhiên do nền kinh tế của mõi quốc gia là không giống nhau do đó chế độ kế toán của Việt Nam xây dựng xu hướng dựa theo CMKTQT song cũng không thể áp dụng hết các nguyên tắc đó.

Về số hiệu ta sử dụng khác so với quốc tế và TK của Việt Nam đơn giản hơn so với TK quốc tế. Số lượng TK sử dụng trong hệ thống kế toán quốc tế nhiều hơn Việt Nam rất nhiều.Chỉ riêng đối với loại TK về TSCĐHH:

Việt Nam sử dụng TK 211

Còn các nước khác như Pháp lại sử dụng TK 21, còn các nước ở Bắc Mỹ lại gắn số hiệu và tên gọi bắt buộc. tuy nhiên sự khác nhau này không ảnh hưởng đến công tác kế toán mõi quốc gia.

Trong QĐ 206/2003 của Bộ Tài chính ngày 12/12/2003 đã có những sửa đổi, bổ sung những điểm mới ngày càng gần với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Ví dụ như vấn đề tiêu chuẩn nhận biết TSCĐHH ở VN đã nêu 4 tiêu chuẩn, ngoài tiêu chuẩn về thời gian sử dụng đã giống trong CMKTQT thi còn cụ thể 2 tiêu chuẩn theo CMKT QT đó là:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐHH Nguyên giá TSCĐHH phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Và Việt Nam cũng mở rộng tiêu chuẩn về giá trị tài sản phải có giá trị từ 10.000.000. đồng(mười triệu đồng )trở lên đó cũng là một tiêu chuẩn có thể làm cho việc hạch toán, ghi số TSCĐ đươc giảm đi một lượng lớn.( do trước kia quy định TSCĐHH có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên) Còn về nguyên tắc tính giá TSCĐHH tuy cung hướng theo CMKTQT song ở Việt Nam việc tính giá được xác dịnh có phần rõ ràng và cụ thể hơn . Đó là một thuận lợi giúp kế toán có thể tính giá một cách chính xác và nhanh hơn.

- Các phương pháp khấu hao TSCĐ của VIệt Nam cũng sử dụng các phương như CMKTQT nhưng trước kia việc phân loại TSCĐHH không chi tiết cụ thể nên việc tính và trích khấu hao vẫn có nhiều kẽ hở, tuy nhiên thiếu sót này cũng đã được CMKT số 03 và QĐ 206/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có sửa đổi và khắc phục. Đồng thời trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định trong và ngoẩin xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác năng lực của TSCĐ hiện có cũng như quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn.

Về kế toán chi tiết TSCĐ : bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ đăng ký TSCĐ, thẻ TSCĐ, việc này giúp cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thuận lợi hơn.

Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng, nhờ có phương pháp này mà kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực những thông tin về sự biến động tăng giảm TSCĐ cũng như tình hình khấu hao, sửa chữa và có đề xuất kịp đối với việc nâng cấp và sửa chữa TSCĐ.

Về chế độ nâng cấp, sửa chữa TSCĐHH có quy định: nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trình Bộ Tài chính xem xét trước, quyết định rồi sau đó có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính mới được thực hiện. Quy định này làm tốn nhiều thời gian của các doanh nghiệp trong việc chờ đợi các quyết định được duyệt. Do đó làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do TSCĐ chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ nói chung, và TSCĐHH nói riêng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

2./ Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐHH trong doanh nghiệp hiện nay

Về chế độ kế toán nói chung, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế thị trường của Việt Nam, nên vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực Quốc tế về kế toán. Hơn nữa, Nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của những nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của công tác hạch toán, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Cần có những quy định rõ ràng trong hạch toán các nghiệp vụ nói chung và hạch toán

TSCĐ nói riêng để công tác tính giá, tính khấu hao không có những kẽ hở và không bị thất thoát những tài sản của Nhà nước.

Về chế độ nâng cấp TSCĐHH: Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang tính hình thức, máy móc, có thể cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định việc sửa chữa hay nâng cấp những TSCĐ loại nhỏ như các thiết bị, dây chuyền sản xuất... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sửa chữa, nâng cấp kịp thời TSCĐHH, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về trình độ phương tiện quản lý TSCĐHH: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiện đại trong công tác kế toán, tạo ra khả năng, điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm được giao, phát huy tốt vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

KẾT LUẬN

Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng.

Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.

Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu QL và KT TSCĐ hữu hình tại DN (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w