TCKTXH Dân cư

Một phần của tài liệu Chú trọng đến vấn đề tăng tư bản nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của các tổ chức tài chính pdf (Trang 65 - 103)

- TCTD khác 2. Tg kỳ hạn dưới 12 tháng - TCKT-XH - Dân cư - TCTD khác 3. Tg kỳ hạn trên 12 tháng - TCKT-XH - Dân cư - TCTD khác 4. Tiền vay -Vay hỗ trợ đặc biệt

-Nhận vốn để cho vay đồng tài Tổng

Nguồn:Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Quân đội từ năm 2001 đến 29/10/04 Tiền gửi không kỳ hạn: tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các TCKT- XH, các doanh nghiệp và tài khoản của các TCTD khác, dân cư huy động không đáng kể; có tỷ trọng từ (38,38%-52,54%) nhưng có xu hướng giảm dần. Qua các năm, tuy về tỷ trọng có giảm nhưng số lượng khách hàng gửi tài khoản tiền gửi giao dịch ngày càng tăng trên các tài khoản tiền gửi của TCKT-XH và của các TCTD khác. Số lượng khách hàng ngày càng gia tăng là lợi thế lớn của ngân hàng do những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là nhũng người vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian giữa lượng tiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tư, dự trữ vật tư, mở rộng sản xuất.

Thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện tốt thanh toán bù trừ dưới sự chủ trì của NHNN nên chất lượng thanh toán dần được nâng cao, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng : Đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi được dài, khách hàng đã kế hoạch hoá từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có cơ cấu cao (tỷ trọng từ 23,34%-36,81%) và đang có xu hướng tăng. Điều này có được là do NHTM CP Quân đội bước đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú (trả lãi trước, trả lãi sau). Trong khoản tiền gửi này, dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng liên tục, tiếp theo là đến các TCTD nhưng tăng giảm thất thường. Các TCKT-XH thì chủ yếu gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, còn tiền gửi có kỳ hạn gửi với số lượng nhỏ hơn và có xu hướng tăng lên.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: tiền gửi có kỳ hạn dài của NHTM CP Quân đội có qui mô, cơ cấu nhỏ (tỷ trọng dao động từ 12,22%-17,03%) tăng trưởng ổn định, có xu hướng tăng về cơ cấu(năm 2001 chiếm 12,22%; năm 2002 chiếm 12,61%; năm 2003 chiếm 16,3% và tính đến 29/10/04 đã chiếm 17,03%). Điều này có được là do NHTMCP Quân đội bước đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú. Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn.

Tiền vay: NHTM CP Quân đội chỉ vay của các NHTM khác, chưa vay của NHNN, cũng như chưa phát hành giấy tờ có giá để vay của nhân dân. Đây là nguồn huy động nhỏ nhất (tỷ trọng dao động 7,78%-11,51%) tăng trưởng không ổn định. Trong

đó chủ yếu là nhận vốn để cho vay đồng tài trợ, vay để hỗ trợ đặc biệt là rất ít. Nguyên nhân vì những năm gần đây NHTM CP Quân đội liên tục phát triển vững và mạnh, luôn là ngân hàng đi đầu trong các NHTM CP ở Việt Nam với số vốn huy động hầu như có thể tự đáp ứng được các nhu cầu nên số lượng đi vay là khiêm tốn. Nhưng như vậy không có nghĩa huy động vốn của NHTMCP Quân đội đã hợp lý, vốn huy động của NHTMCP Quân đội trong những năm qua là lớn tăng dần qua các năm nhưng chủ yếu là nguồn không kỳ hạn, nguồn kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm nhẹ, nguồn dài hạn còn rất nhỏ bé. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề kế hoạch hoá nguồn vốn, nếu không tốt có thể gây ra ứ đọng vốn nếu cho vay không hết, đồng thời nếu cho vay quá nhiều thì sẽ bị động trong việc thanh toán. Vốn dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ khiến cho ngân hàng khó có khả năng dịch chuyển cơ cấu dư nợ theo thời hạn.

Qua phân tích ở trên chúng ta có một số kết luận sau :

+ Nguồn huy động không kỳ hạn có mức tăng trưởng khá. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được mở rộng đã giúp tăng nguồn huy động.

+ Nhóm nguồn huy động có kỳ hạn phân loại theo đối tượng gửi tiền chưa ổn định, chưa hợp lý cụ thể :

Nguồn tiền gửi của các TCKT-XH có quy mô không cao, tăng trưởng không ổn định. Trong những năm qua, số lượng các TCKT, các công ty trong ngành Quốc phòng gửi tại ngân hàng rất nhỏ lẻ, không đều như những năm trước đây, một số công ty lớn có số dư gửi tại ngân hàng giảm dần hoặc thôi không gửi tại ngân hàng. Nguồn tiền gửi của dân cư có mức tăng trưởng và tương đối ổn định. (đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay và đầu tư)

Nguồn tiền gửi của các TCTD khác có quy mô khá nhất là dưới 12 tháng, tiền gửi trên 12 tháng tuy có xu hướng tăng nhưng số lượng vẫn chưa đáng kể.

+ Nguồn tiền vay của các TCTD khác có chi phí cao, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm nếu năm 2002 chiếm 11,51% thì năm 2003 giảm xuống chiếm 9,22% và tính đến 29/10/04 chỉ còn 7,78% tổng nguồn huy động từ bên ngoài). Điều này rất có lợi cho kết quả kinh doanh của ngân hàng.

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM CP Quân đội thời gian qua 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài

Trên đây ta đã phân tích quy mô, cơ cấu của các nguồn huy động từ bên ngoài theo loại tiền, kỳ hạn và đối tượng từ đó cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng tương đối thành công. Sau đây là một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài:

2.3.1.1. Chi phí vốn

Chi phí vốn là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả kinh doanh, đối với NHTM CP Quân đội chi phí vốn được hình thành từ nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay. a, Chi phí nguồn tiền gửi

Trong huy động vốn, NHTM CP Quân đội vận dụng mức lãi suất tương đối cao đối với các loại tiền gửi, ngân hàng có thể trả lãi trước đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, trả lãi sau, trả làm nhiều lần tuỳ thuộcvào nhu cầu của khách hàng để tăng cường huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh, từ đó thu hút thêm khách hàng mới (Lãi suất hiệu quả mỗi nguồn tiền_NEC luôn được tính toán phù hợp lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng). Nhờ vậy, trong những năm qua toàn ngân hàng

đạt mức tăng trưởng khá trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chi phí cho loại nguồn này tương đối thấp so với chi phí huy động các nguồn khác. Theo diễn biến lãi suất, lãi suất bình quân huy động đầu vào tăng dần từ 0,54 %/tháng năm 2001 lên 0,59 %/ tháng năm 2002; lên 0,61 %/ tháng năm 2003 và năm 2004 lãi suất tăng 0,65%/ tháng. Hiện nay, giữa các ngân hàng đang có một sự chạy đua lãi suất và NHTM CP Quân đội cũng không phải là một ngoại lệ. Lãi suất của các khoản tiền gửi có kỳ hạn của NHTM CP Quân đội tăng mạnh vào quý 1 năm 2005 với tốc độ 0,72%/ tháng. Tuy vậy, cuộc cạnh tranh lãi suất này vẫn nằm trong sự kiểm soát và cho phép của NHNN. Do vậy tạo điều kiện cho các ngân hàng nói chung và NHTM CP Quân đội thu hút thêm một lượng lớn khách hàng.

Nguồn huy động tiền gửi có chi phí thấp hơn nguồn tiền vay. Trong những năm qua, nguồn tiền gửi có mức tăng trưởng khá cao nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, số tiền vay các ngân hàng lớn như ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Công thương ngày càng nhiều.

b, Chi phí nguồn tiền vay

Khi nguồn tiền gửi không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của tài sản, NHTM CP Quân đội đã đi vay ngắn hạn các TCTD khác.

Qua số liệu của một vài năm qua, ta thấy nguồn tiền vay của NHTM CP Quân đội có xu hướng gia tăng (năm 2001, ngân hàng vay 214.029 triệu đồng chiếm 8,4% tổng nguồn vốn; năm 2002, ngân hàng vay 321.467 triệu đồng chiếm 9,22% tổng nguồn vốn; năm 2003, ngân hàng vay 359.030 triệu đồng chiếm 11,51% tổng nguồn vốn và đến 29/10/04 số tiền vay đã là 337.863 triệu đồng). NHTMCP Quân đội vay chủ yếu

từ các ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương với kỳ hạn ngắn từ 1- 3 tháng.

So với lãi suất bình quân khi huy động qua kênh tiền gửi, huy động qua kênh tiền vay có chi phí cao hơn nhưng các khoản vay đóng vai trò “giá đỡ” để bù đắp sự thiếu hụt khi nguồn tiền gửi không đủ. Vì vốn huy động tiền gửi có thể trả nợ các khoản vay này trước hạn mà không cần phải thanh toán thêm bất cứ khoản tiền nào. Bình quân số dư tiền vay các TCTD 2 quý đầu năm 2004 là 33.786 triệu đồng/ tháng với lãi suất 0,62 %/ tháng. Mặc dừ lãi suất trả cho các khoản vay không cao hơn so với lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng, nhưng do tính chất ngắn hạn và thiếu chủ động khi lãi suất thị trường biến động nên NHTM P Quân đội đã đẩy mạnh huy động tại chỗ để trả các khoản nợ này bằng nguồn tiền gửi có chi phí thấp, ổn định hơn.

c, Chi phí tổng nguồn vốn

Chi phí tổng nguồn vốn được xây dựng, tính toán dựa trên 2 nguồn tiền chính là nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay. Theo diễn biến lãi suất bình quân của nguồn vốn; lxai suất bình quân có xu hướng tăng dần từ 0,54% năm 2001 đến 0,59% năm 2002 và 0,61% năm 2003.

Theo cách tính lãi suất bình quân trong chương 1 đã trình bày, chi phí vốn và chênh lệch lãi suất của NHTM CP Quân đội như sau :

Bảng 13: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra các thời kỳ

Tháng/ Năm LSBQ đầu vào (%) LSBQ đầu ra (%) Chênh lệch ls (%) Năm 2001 0,54 0,77 + 0,23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003 0,61 0,82 + 0,21 Tháng 1/2004 0,61 0,83 + 0,22 Tháng 2/2004 0,61 0,83 + 0,22 Tháng 3/2004 0,62 0,85 + 0,23 Tháng 4/2004 0,62 0,82 + 0,2 Tháng 5/2004 0,62 0,82 + 0,2 Tháng 6/2004 0,62 0,84 + 0,22 Tháng 7/2004 0,63 0,84 + 0,21 Tháng 8/2004 0,66 0,85 + 0,19 Tháng 9/2004 0,67 0,88 + 0,21 Tháng 10/2004 0,69 0,9 + 0,21 Tháng 11/2004 0,68 0,89 + 0,21 Tháng 12/2004 0,68 0,87 + 0,19 Năm 2004 0,65 0,85 + 0,2

Nguồn : Báo cáo quyết toán vốn của NHTM CP Quân đội từ năm 2001 đến năm 2004.

Biểu trên cho thấy chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào có xu hướng giảm từ 0,23%/tháng năm 2001 xuống 0,22%/tháng năm 2002 và xuống 0,21%/tháng năm 2003. Đến năm 2004 xuống còn 0,2%.

Lãi suất bình quân đầu vào có xu hướng biến động tăng là do cạnh tranh trong huy động vốn giữa các NHTM ngày càng tăng trong khi đó lãi suất bình quân cho vay có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

Như vậy, lãi suất bình quân đầu vào có xu hướng tăng mạnh trong khi chênh lệch lãi suất hai đầu có xu hướng giảm. Hệ quả, chi phí vốn tăng từ đó kết quả kinh doanh không khả quan.

2.3.1.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Như ở chương I đã trình bày, huy động vốn và sử dụng vốn là có mối liên hệ mật thiết với nhau. NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường.

Điều quan trọng là công tác huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không. Do vậy việc xem xét mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn có phù hợp cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn.

a, Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn

Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn trung, dài hạn

Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100 %.

Đơn vị: Triệu đồng.

Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04 1.Nguồn vốn trung và dài hạn

2. Sử dụng vốn trung, dài hạn - Dư nợ cho vay dài hạn

- Đầu tư hùn vốn mua cổ phần 3. Phần dư nguồn vốn trung, dài

Nguồn: Báo cáo cân đối huy động, sử dụng vốn của NH Quân đội qua các năm. Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn và đầu tư trung, dài hạn tăng nhanh, việc huy động vốn trung dài hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn trung, dài hạn đều âm, ngân hàng phải chuyển hoán nguồn, dùng phần lớn phần dư nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp.

Năm 2002 so với năm 2001, nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn tăng 19%, trong khi nguồn để cho vay trung, dài hạn tăng 31,3% nhưng cung vẫn không đủ đáp ứng cầu. Năm 2003 với năm 2002, nhu cầu sử dụng tăng 15% trong khi nguồn chỉ tăng 14,6%. Đến 29/10/04 so với năm 2003, cả nhu cầu và nguồn đều tăng 31%. Như vậy, mặc dù nguồn có tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn cả nhu cầu sử dụng nhưng về số lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. NHTMCP Quân đội buộc phải dùng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay, bù đắp thiếu hụt.

Bảng 15: Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn Đơn vị: Triệu đồng.

Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04

1.Nguồn vốn ngắn hạn 1.893.506 2.468.424 2.603.262 3.386.906 2. Sử dụng vốn ngắn hạn 1.077.381 1.357.881 1.670.761 2.395.565 - Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.062.445 1.338.323 1.648.680 2.370.202 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 14.936 19.558 22.081 25.363

3. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn 816.125 1.110.531 932.501 991.341 Nguồn: Báo cáo cân đối huy động, sử dụng vốn của NH Quân đội qua các năm. Qua phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn của NHTM CP Quân đội có tăng nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu vay vốn cho nền kinh tế. Vốn ngắn hạn huy động thừa so với nhu cầu. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn lớn nhất là năm 2002 khi thực hiện lãi suất thả nổi có điều tiết thì số dư nguồn lên tới 1.110.531 triệu động. Mức tăng lớn đã làm cho cơ cấu giữa nguồn ngắn hạn và dài hạn có sự thay đổi lớn. Với sự dồi dào nguồn vốn ngắn hạn cho phép NHTM CP Quân đội tránh được rủi ro trong thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, nó cũng cho phép ngân hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ: từ chỗ chỉ tập trung cho các đơn vị quốc doanh đến việc phục vụ cho

Một phần của tài liệu Chú trọng đến vấn đề tăng tư bản nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của các tổ chức tài chính pdf (Trang 65 - 103)