Cấu trúc chương sắt và một số kim loại quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học thí nghiệm chương sắt và một số kim loại quan trọng theo tiếp cận stem​ (Trang 39 - 43)

Hệ thống các bài dạy Số tiết theo phân phối chương trình

Bài 31: Sắt 1

Bài 32: Hợp chất của Sắt 2

Bài 33: Hợp kim của Sắt 1

Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của Sắt và hợp chất quan trọng của Sắt.

1

Bài 34: Crom và hợp chất Crom 2

Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của Crom và hợp chất của Crom.

1

Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của Sắt, Crom và hợp chất của Sắt và Crom

1

Hướng nghiệp 1

2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế thí nghiệm STEM trong dạy học Hóa học

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế thí nghiệm STEM trong dạy học Hóa học - Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học: - Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học:

Mục tiêu dạy học là quá trình phát triển năng lực, nhận thức được dự kiến trước của người học sau một bài, một chương hoặc quá trình đào tạo. Sự phát triển này được thể hiện ở kiến thức, kĩ năng, thái độ và việc người học có thể làm được gì sau khi hoàn thành quá trình giáo dục.

Mục tiêu dạy học quyết định việc giảng dạy của giáo viên, căn cứ vào mục tiêu, giáo viên sẽ điều chỉnh và xác định mức độ kiến thức cần truyền thụ cho học sinh và lựa chọn thực hiện phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu qủa tốt nhất cho học sinh.

Thí nghiệm STEM hướng đến việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống vì vậy việc thiết kế thí nghiệm STEM cần lưu ý sử dụng dụng cụ và hóa chất phổ thông.

- Nguyên tắc phù hợp đặc điểm lứa tuổi

Đối với HS THPT lúc này các em có sự độc lập nhất định trong tư duy cũng như trong cách ứng xử của mình. Các mối quan hệ của các em ít mâu thuẫn hơn so với độ tuổi THCS. Trong gia đình, các em được lắng nghe nhiều hơn, phụ huynh cũng không còn tư tưởng áp đặt, cho các em được tự quyết định một số vấn đề của bản thân hoặc tham gia vào các quyết định lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Đặc biệt, đặc điểm về nhận thức và trí tuệ có sự thay đổi rõ rệt. Vì vậy, khi lựa chọn các nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học thí nghiệm STEM cũng phải chú ý đến đặc điểm của lứa tuổi, đảm bảo phù hợp với HS để tao ra hứng thú khi các em tham gia.

- Nguyên tắc vừa sức, nâng cao hứng thú trong học tập

Lựa chọn các phương pháp dạy học sao cho vừa sức với học sinh, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao hứng thú, thái độ say mê tìm tòi. Các em đưa ra được các ý tưởng, cùng nhau thực hiện ý tưởng đấy cũng là cách để làm tăng hứng thú học tập của các em. Bên cạnh đó cần nâng cao mức độ khó để kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

2.2.2. Quy trình thiết kế thí nghiệm STEM trong dạy học Hóa học

- Xây dựng mục tiêu thí nghiệm:

Xác định mục tiêu kiến thức cần hình thành. Những nội dung kiến thức được xây dựng theo thang bậc nhận thức của Bloom bao gồm: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng bậc cao. Mỗi bậc nhận thức sẽ có những đặc điểm khác nhau về nội dung.

Mục tiêu thí nghiệm bao gồm: kiến thức, kĩ năng mà học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau khi thực hiện xong thí nghiệm đó.

- Chuẩn bị kế hoạch và phương tiện thực hiện thí nghiệm

GV phải có kế hoạch chi tiết, đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (cần nêu rõ số lượng, chủng loại hoặc các dụng cụ thay thế), hóa chất rõ ràng về khối lượng, thể tích, nồng độ…

Kế hoạch cũng cần chỉ rõ thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm, trên lớp học hay giao cho học sinh thực hiện tại nhà.

GV cần kiểm tra trước khi giao việc tiến hành thí nghiệm cho HS.

- Giới thiệu thí nghiệm và một số lưu ý

Giáo dục STEM là trang bị cho người học những kiến thức liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Thí nghiệm STEM là công cụ để thực hiện điều đó, với các sản phẩm tạo ra có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Khi giới thiệu về thí nghiệm STEM cần lưu ý điểm này để tạo sự hứng thú cho học sinh.

Quy trình thí nghiệm STEM có thể được GV cung cấp, hoặc do HS tự tiến hành đảm bảo tính vừa sức đối với các em.

Trước khi bắt đầu thí nghiệm, GV cần lưu ý cho HS về cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm, an toàn khi thực hiện với hóa chất, cách xử lý hóa chất thừa, ...

- Tiến hành thí nghiệm

HS tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã được xây dựng. Khi tiến hành HS quan sát, thu thập số liệu về lượng chất sử dụng, thời gian thực hiện và tỉ lệ thành công. HS sẽ ghi chép những hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

HS giải thích hiện tượng dựa trên sự quan sát và thông qua các phương trình hóa học. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để định hướng, giúp học sinh tự giải thích kết quả thu được.

Đồng thời, HS hoặc nhóm HS cũng sẽ chuẩn bị phần trình bày về sản phẩm của mình trước lớp, hình thức có thể sử dụng Powerpoint, video, bài thuyết trình…

- Đánh giá kết quả thí nghiệm

Xây dựng bộ công cụ đánh giá, có thể sử dụng: Phiếu quan sát, Phiếu đánh giá đồng đẳng, bài kiểm tra và sản phẩm nhóm. Những công cụ trên cần xây dựng trên nền tảng là những mục tiêu của bài học đã được xác định từ trước.

Dựa vào những công cụ đã xây dựng để đánh giá kết quả của HS: Đánh giá mức độ thành công của thí nghiệm.

Đánh giá thái độ làm việc tích cực của học sinh. Đánh giá sản phẩm của TN STEM.

Đánh giá thông qua bài thuyết trình.

Đánh giá kiến thức, kĩ năng HS thu được sau thí nghiệm.

- Thảo luận và tổng hợp kiến thức

GV sẽ tổ chức thảo luận giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên nhằm huy động trí tuệ của học sinh, từ đó rút kinh nghiệm, cũng như rút ra kiến thức từ bài học. Khi tham gia thảo luận HS sẽ tìm ra được các vấn đề cần giải quyết, các em sẽ tự tìm kiếm nguồn thông tin là cơ hội để các em nắm chắc kiến thức hơn.

GV cần tạo cho HS có cơ hội để nói ra suy nghĩ của mình nhất là khi có những ý kiến trái ngược nhau, chú ý không vội vã đi đến kết luận, từ đó giúp rèn luyện tư duy phản biện cho HS.

GV thường là người tổng kết và thống nhất các ý kiến từ các nhóm và rút ra kết luận cho phần bài học của mình.

2.3. Nguyên tắc và quy trình sử dụng thí nghiệm STEM trong dạy học Hóa học

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng thí nghiệm STEM trong dạy học Hóa học

Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: là một trong những nguyên tắc chủ yếu

của việc lựa chọn nội dung dạy học. Cần bảo đảm những thí nghiệm STEM được đưa vào chương trình chứa nội dung kiến thức cơ bản và chính xác nhất về hóa học. Đồng thời cũng cần nâng cao kiến thức để kích thích tư duy, khả năng sáng tạo của HS nhưng đảm bảo phải phù hợp với trình độ của các em.

Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: thí nghiệm phải mang tính giáo dục, phải

góp phần thực hiện những mục tiêu chủ yếu của trường phổ thông. Tính giáo dục của thí nghiệm STEM được thể hiện ở việc giúp HS hiểu rõ khái niệm và hiểu biết quý giá về thế giới xung quanh.

Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn: nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của thí nghiệm STEM và thực tiễn cuộc sống. Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này, thí nghiệm STEM phải chứa đựng những nội dung sau:

- Cơ sở của nền sản xuất hóa học.

- Những kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, phản ánh mối liên hệ của hóa học với cuộc sống, những thành tựu của chúng và phương hướng phát triển.

- Hệ thống kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hóa học, công nghiệp hóa học và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

- Những kiến thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm: nguyên tắc này đặt ra việc lựa thí nghiệm

STEM một cách phù hợp theo đặc điểm lứa tuổi và tâm lí của việc tiếp thu kiến thức trong những thí nghiệm đó. Yêu cầu tính phức tạp của thí nghiệm STEM phải tăng lên dần dần, cả về các vấn đề lí thuyết lẫn hoạt động thực hiện TN.

2.3.2. Quy trình sử dụng thí nghiệm STEM trong dạy học Hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học thí nghiệm chương sắt và một số kim loại quan trọng theo tiếp cận stem​ (Trang 39 - 43)