Phân tích kết quả dữ liệu

Một phần của tài liệu 054 các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) niêm yết tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG IV : TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích kết quả dữ liệu

.19069 Model Residual S .26474983 16 . 2 =-390 97 4 447 2.06618746 .036362214 Tota l 24.5106595 1 45 .054365099 ot Ro t-fc —uɑ J- — MSE

LEVl Coef. Std. Err. t p>∣r I [95⅞

conf. Interval] T7kNG2 USOL ROE FZ cons . 1198443 - . 05129 74 - . 07169 44 . 0143129 .0175569 . 0416013 . 0123544 . 1432423 8.37 -2.92 -1.72 10.22 -7.59 0.000∙ O . 004 O . 09G O . ooo∙ O . OOO .0917154 - . 08580 13 - . 15345 29 .1019243 .1479732 - .016793 .0100641 .150484 - .8054089

Source SS df MS Model 3.06569295 4 .766423237 Residual 17.9113477 44 7 .040070129 Total 20.9770406 1 45 .046512285 Number of Obs = 452 F(4, 447) = 19.13 Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.1461 Adj R-squared = 0.1385 Root MSE = .20018 L

EV7 oef. C Std.Err. t p>t∣∣ [95 % Conf. Interval] T ANG2 046444. .01502 .093 0.002 016916. 0759. C SOL R 66614-.04 .01843 2.5- 0.012 8824-.082 -.0104405 OE F 81346-.05 .04367 1.3- 0.184 9604-.143 0276. Z _ 089964. 01296. .946 0.000 064476. 1154. cons Source694702- . .15036 4.6- 0.000 990218- . -.3991856 S S d f MS NuiELber of Obs 452 F (4r 447) 43.53 Model 1.54072933 4 .385182333 Pro b > F 0.000 0 Residual 3.95574583 44 7 .008849543 R-squared 0.280 3 Adj R-squared = 0.273 9 Total 5.49647517 45 1 .012187306 Roo t MSE = .09407

LEV12 Coef . Std- Err. t p> t∣ ∣ [95% Conf. Interval]

TANG2 .0733997 .0070609 10.40 0.000 .059523 0872765. CSOL - .004636 .0086613 -0.54 0.593 - . 0216579 .012386 ROE - .0135598 .0205231 -0.66 0.509 - . 0538935 . 0267739 FZ .0362395 .0060947 5.95 0.000 .0242616 . 0482174 _cons - .3922185 . 0706653 -5.55 0.000 - .5310961 - .253341

Nguồn: dự liệu từ phần mềm stata

Bảng 5: Tác động của các nhân tố tài chính đến đòn bẩy tài chính ngắn hạn

Nguôn: dự liệu từ phần mềm stata

Nguôn: dự liệu từ phần mềm stata

Nghiên cứu cho thấy, khả năng sinh lợi (ROE) có mối tương quan nghịch chiều với tổng nợ vay/ tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản. Mối tương quan này đã được hỗ trợ từ lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu của Qayyum (2013), Shah và ctg (2013). Điều này đã khẳng định, những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì có xu hướng tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ hơn là nguồn vốn bên ngoài. Việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài như vay thêm nợ làm tăng thêm gánh nặng tài chính, còn việc phát hành thêm cổ phiếu làm pha loãng quyền sở hữu cổ đông. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường dùng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho nhu cầu vốn của chính doanh nghiệp; các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp, phải gia tăng mức vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tác động của cấu trúc tài sản (TANG2)

Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ dài hạn và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (p<0,01) Kết quả thống kê có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H3 đã đặt ra. Tuy nhiên, tác động của cấu trúc tài sản không đồng thuận với tỷ lệ nợ ngắn hạn. Tài sản thế chấp là một điều kiện tốt, quan trọng để các chủ nợ xem xét quyết định cấp tín dụng. Khi tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn, hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ tăng “năng lực vay nợ”. Trong thực tế ngành xi măng, nguồn vốn vay dài hạn chủ yếu tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng hình thành tài sản cố định cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi tài sản cố định tăng thì mức vay vốn dài hạn để tài trợ cho dự án cũng tăng theo. Có thể thấy rằng, tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy. Trong khi đó, đối với nhu cầu vốn tài trợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ có xu hướng sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn là vốn vay bên ngoài vì chi phí đắt đỏ.

Tác động cùng chiều của quy mô doanh nghiệp lên tỷ lệ nợ, nhất quán với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và phù hợp với giả thuyết H3 đã đặt ra. Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006), đã đưa ra kết quả nghiên cứu tương tự. Quy mô doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính càng mạnh, rủi ro phá sản thấp. Thêm vào đó, doanh nghiệp với quy mô lớn thì có danh tiếng tốt hơn trên thị trường nợ, có được niềm tin từ chủ nợ nên khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng và giảm được chi phí giao dịch khi phát hành nợ dài hạn.

Tác động của khả năng thanh toán ngắn hạn (CSOL)

Kết quả hồi quy cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn (CSOL) có tác động nghịch chiều đến tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ nợ ngắn hạn và phù hợp với kỳ vọng đã đặt ra trong giả thuyết H4. Đối với hệ số CR (tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn), theo lý thuyết, các nhà kinh tế kì vọng rằng một doanh nghiệp có càng nhiều tài sản lưu động thì càng ít phải vay nợ trong ngắn hạn đồng nghĩa với việc khả năng chi trả nợ trong ngắn hạn càng tốt vì tài sản lưu động của một doanh nghiệp bao gồm tiền, tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho,.. đây là các loại tài sản có tính thanh khoản cao, chính vì vậy nó đáp ứng tốt yêu cầu thanh toán các khoản tiền cho các hoạt động trong ngắn hạn của công ty. Tài sản lưu động tồn tại ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ, sản xuất đến lưu thông có vai trò đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. Nhu cầu về tào sản lưu động của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, cơ cấu tài sản lưu động trong tổng tài sản phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ví dụ đối với các doanh nghiệp thương mại, lượng tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trog tổng tài sản trong khi đối với các doanh nghiệp sản xuất thì điều này lại ngược lại. Cơ cấu về tài sản lưu động còn cho biết tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, về khả năng thanh toán và các rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bảng 4 và bảng 5 cũng cho ra kết quả âm của hệ số CSOL đối với biến phụ khi biến phụ thuộc là tỷ nợ ngắn hạn. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp đối với lý thuyết kinh tế về tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn khi mà xét về khía cạnh tổng nợ nói chung hay nợ ngắn hạn nói riêng thì tài sản lưu động luôn đóng một vai trò quan trọng và làm tốt nhiệm vụ thanh khoản các khoản nợ

ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này có giá trị nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn. Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn tài sản lưu động tồn trữ, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời... Nhưng việc đánh giá hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho này cũng phải được cân nhắc và đặt trong mối quan hệ với tình hình kinh tế chính trị tại mỗi thời điểm, Từ đó, ta có thể thấy rằng, tài sản lưu động của công ty ở mức cao chưa thể đánh giá là có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đòn bẩy tài chính cũng như đến hoạt động của công ty. Còn đối với vấn đề tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược...) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay. Chính vì vậy, một cách tổng quát và khách quan, không phải hệ số này

càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, cũng như tình hình kinh tế vĩ mô ở từng thời điếm.

Một phần của tài liệu 054 các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) niêm yết tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w