1.3. Một số vấn đề chung về việc làm và chính sách giải quyết việc làm
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giải quyết việc làm cho người lao
động sau thu hồi đất nông nghiệp
Thứ nhất, các nhân tố thuộc về cơ chế và chính sách
- Quan điểm của Đảng về người lao động, về việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nói riêng, đƣợc thể hiện trong pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc về việc làm, là những yếu tố ảnh hƣởng mang tính định hƣớng đến chính sách của chính quyền cấp tỉnh về việc làm cho ngƣời lao động vùng thu hồi đất.
Với đƣờng lối mở cửa và quan điểm “thông thoáng” trong thu hút đầu tƣ và phát triển các thành phần kinh tế, nhiều KCN, khu chế xuất và vùng kinh tế trọng điểm ở các vùng nông thôn đƣợc thành lập, góp phần tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ; đồng thời với những đổi mới về chính trị pháp lý (nhƣ xây dựng và đổi mới luật pháp, cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính…), sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho hoạch định và thực thi các chính sách việc làm.
- Năng lực và đạo đức của đội ngũ công chức chính quyền địa phương, mà trực tiếp là công chức chính quyền địa phƣơng làm nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách việc làm; đây là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả và sự tác động của chính sách việc làm. Yếu tố này thể hiện:
- Hệ thống chính sách đƣợc chính quyền ban hành có hợp lý không, có thúc đẩy tạo việc làm cho ngƣời lao động hay không? Khi chính quyền có năng lực thì
mới hoạch định đƣợc các chính sách đúng, tức là các chính sách góp phần giải quyết đƣợc vấn đề việc làm ở các vùng thu hồi đất hiện nay.
- Cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền có trong sạch không? Đây là yếu tố đƣợc các nƣớc đang phát triển đề cập rất mạnh trong những năm gần đây. Nó có thể ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực đến quá trình chính sách, đặc biệt là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, đất đai trong quá trình thực thi chính sách, qua đó mà ảnh hƣởng đến kết quả GQVL.
- Cán bộ công chức của chính quyền địa phƣơng có tinh thần trách nhiệm với ngƣời dân bị thu hồi đất hay không? Nếu chính quyền có trách nhiệm với ngƣời dân, thực sự “vì dân” thì họ sẽ quan tâm đến lợi ích chính đáng của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất, nhƣ: đào tạo nghề cho ngƣời mất đất để họ không bị rơi vào thất nghiệp; xác định mức hỗ trợ bồi thƣờng đất và tái định cƣ hợp lý để họ có nhà ở và phƣơng tiện lao động; hỗ trợ tín dụng để giảm bớt khó khăn về tài chính cho họ, v.v.
Thứ hai, các yếu tố về kinh tế
- Sự biến động của thị trường lao động. Về cung lao động: Cung lao động trên thị trƣờng càng lớn thì ngƣời lao động càng phải cạnh tranh và khó khăn hơn trong quá trình tìm việc làm cho mình. Ở Việt Nam, dân số đông và trẻ, lực lƣợng lao động tập trung chủ yếu là ngƣời lao động ở khu vực nông thôn, nên nguồn cung lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, vẫn thiếu lao động có nghề để làm việc tại các DN mặc dù lực lƣợng lao động trẻ ở nông thôn rất đông đảo. Do đó, chiến lƣợc dạy nghề, việc làm vẫn phải ƣu tiên cho khu vực nông thôn, đối tƣợng ngƣời lao động và lao động trẻ. Về cầu lao động: Cầu lao động trên thị trƣờng lao động càng lớn, thì cơ hội có việc làm tốt càng đƣợc mở rộng cho ngƣời lao động. Cầu lao động thấp khi nền kinh tế suy giảm, các DN thiếu việc làm và khi đó ngƣời lao động rất khó có đƣợc việc làm. Khi cầu < cung về lao động thì ngƣời lao động sẽ bất lợi trong tìm việc làm và trong mối quan hệ với chủ sử dụng lao động.
Thứ ba, các yếu tố văn hóa xã hội
- Phong tục tập quán và quan niệm của xã hội có ảnh hưởng nhất định đến chính sách việc làm. Nhận thức của xã hội, của ngƣời lao động về dạy nghề và việc
làm, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền cũng có ảnh hƣởng nhất định đến định hƣớng nghề nghiệp cũng nhƣ chính sách việc làm cho ngƣời lao động. Khi xã hội và ngƣời lao động coi nghề này là „„có giá‟‟, nghề kia là „„khó xin việc” hoặc „„khổ”, sẽ phần nào ảnh hƣởng tới chính sách việc làm.
- Khả năng và trình độ dân trí ở nông thôn. Kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thể chất, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội, v.v cũng là các yếu tố có ảnh hƣởng đến chính sách việc làm. Do ngƣời lao động nông thôn ít có điều kiện tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại, với thông tin … nên chính sách việc làm phải chú ý đến các giải pháp về đào tạo nghề, truyền thông, tƣ vấn, giúp đối tƣợng tự tin, nâng cao khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm.
Thứ tư, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức đối với chính sách việc làm cho lao động ngƣời lao động nông thôn.
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trƣớc hết là cơ hội lớn cho các nƣớc đang phát triển tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong nƣớc, chủ yếu là lao động nông thôn. Toàn cầu hoá thu hút nhiều DN nƣớc ngoài đầu tƣ vào các nƣớc đang phát triển, mà Việt Nam là một thị trƣờng hấp dẫn, điều này tạo ra nhiều việc làm cho lao động tại các KCN, khu chế xuất. Nhƣng cũng đòi hỏi Chính phủ và chính quyền địa phƣơng phải ban hành các chính sách, quy định về sử dụng đất đai, đào tạo nghề, thuế, tín dụng, môi trƣờng, XKLĐ... nhằm mục tiêu nâng cao số lƣợng và chất lƣợng việc làm.
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế cũng tạo ra thách thức đối với chính sách việc làm. Khi các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trƣởng nhanh, xuất hiện nhiều DN sử dụng công nghệ cao, ít lao động; thì đồng thời một số ngành nghề truyền thống có thể mai một đi, một số DNVVN và làng nghề phá sản tạo nên thất nghiệp cơ cấu.
Ở Việt Nam, trong khi bài toán GQVL cho lao động trẻ ở nƣớc ta đang gặp nhiều khó khăn, thì từ đầu năm 2009 đến nay, do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều công nhân mất việc làm và khó xin đƣợc
việc làm. Không ít lao động ngƣời lao động đang làm việc tại nƣớc ngoài cũng phải trở về nƣớc. Trong số này, phần lớn đều rơi vào lực lƣợng lao động phổ thông là đối tƣợng khó tìm đƣợc việc làm ngay cả khi nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định.
Từ quan điểm và định hƣớng trên đây, Nhà nƣớc ta đã có các chính sách kinh tế xã hội chủ yếu tác động tới phát triến nguồn nhân lực và giải quyết việc làm nhƣ: Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần: chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu; chính sách tín dụng ƣu đãi để các doanh nghiệp đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ; chính sách khuyến khích tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu lao động, chính sách giáo dục đào tạo nghề cho lao động; chính sách khuyến khích đầu tƣ trong và ngoài nƣớc thông qua chính sách đất đai, thuế, đầu tƣ...