2.1.1 Tổng quan về BIDV Hà Tây
2.1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập theo quyết định số 117/TTg ngày 26/04/1957, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban đầu có tên gọi là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính. Năm 1981, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam. Sau giai đoạn 1988-1990, thời kì thực hiện tách các ngân hàng chuyên doanh, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - trực thuộc NHNN như hiện nay. Kể từ ngày 27/04/2012, BIDV đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần theo giấy phép Giấy phép số 84/GP-NHNN của Thống đốc NHNN. Trải qua 55 năm hoạt động, Ngân hàng đã, đang phát triển và ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế giới.
Trước năm 1995, chức năng chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cấp phát vốn ngân sách và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo lãi suất ưu đãi. Sau năm 1995, Ngân hàng đã thực hiện nhiều đổi mới trong tổ chức, kinh doanh nhằm phù hợp với những biến đổi trong nền kinh tế đất nước. Với truyền thống, bản lĩnh, nghị lực và sức sáng tạo, Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan về cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính, lĩnh vực
đầu tư; mạng lưới hoạt động, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và quan hệ đối ngoại. Hiện nay, chiến lược của BIDV là kinh doanh đa năng tổng hợp nhưng vẫn dựa trên cơ sở giữ vững vị trí đứng đầu về lĩnh vực đầu tư – phát triển, sẵn sàng hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh.
BIDV Hà Tây là đơn vị trực thuộc BIDV. Tiền thân của BIDV Hà Tây là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập vào ngày 1/6/1990. BIDV Hà Tây luôn bám sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị BIDV cũng như những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và của NHNN, đồng thời đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên.
Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với toàn bộ hệ thống BIDV và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trong những năm qua chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững và đổi mới, phát triển không ngừng – niềm tin và uy tín của BIDV Hà Tây ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mở rộng, vốn huy động luôn đáp ứng được những nhu cầu hợp lý của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh (SXKD), nhiều dự án công trình do chi nhánh Hà Tây đầu tư và cho vay vốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hầu hết các DAĐT đều đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Điển hình trong những dự án có dự án của công ty xi măng Tiên Sơn, công ty thực phẩm Hà Tây, nhà máy cơ khí Sơn Tây, công ty du lịch Ao Vua…
Sự phát triển và đóng góp của BIDV Hà Tây, nhất là trong những năm gần đây đã được ghi nhận bằng Huân chương lao động Hạng Ba (giai đoạn 1995 –1999) và Huân Chương lao động Hạng Nhì (1999 –2004) do Nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ). Căn cứ kết quả thực hiện phấn đấu các năm liên tục, đặc biệt giai đoạn 2006 – 2008, chi nhánh đã được các cấp và Liên bộ xét, duyệt nâng hạng chi nhánh lên DN hạng I từ 01/01/2009.
BIDV Hà Tây luôn vươn lên, thích nghi và đứng vững trong thị trường với phương châm “lấy an toàn trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất”. Với cố gắng và nỗ lực đó, trong những năm qua, BIDV Hà Tây đã được Nhà nước trao tặng huân chương độc lập hạng ba cũng nhiều bằng khen của ngành, của Đảng, của Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây, đóng góp vào danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” và giải thưởng “Sao vàng đất Việt” của toàn hệ thống BIDV.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức
BIDV Hà Tây hoạt động dưới sự lãnh đạo điều hành của ban lãnh đạo gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. Bộ máy hành chính của chi nhánh BIDV Hà Tây được tổ chức thành 09 phòng ban; 07 phòng giao dịch và 03 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn làm nhiệm vụ giao dịch với khách hàng. BIDV Hà Tây có trụ sở chính tại 197 Quang Trung, Hà Đông, Hà Tây nay là Hà Nội có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Tây
(Nguồn: Quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc chi nhánh, sở giao dịch BIDV)
Chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, từng các nhân được phân chia cụ thể như sau:
Phòng dịch vụ khách hàng:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền...). Tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng cùa khách hàng.
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Thực hiện đúng việc thu nợ gốc và lãi theo đề nghị của phòng tín dụng hoặc thu nợ khi hợp đồng tín dụng đến hạn và quá hạn.
Phòng tổ chức hành chính:
- Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng theo đúng quy định (quản lý, lưu trữ và bảo mật...). Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan theo đúng quy định.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế độ của nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ lao động và tiền lương, chế độ bảo hiểm đối với người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Hà Tây.
- Trực tiếp mua sắm, bảo quản tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định.
Phòng tài chính – kế toán:
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cao kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chinh nhánh theo quy định của nhà nước và ngân hàng.
Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn.
- Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kinh doanh, xây dựng chương trình hoạt động để thực hiện kế hoạch trong từng thời kỳ của chi nhánh.
- Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá xếp hạng khách hàng DN.
- Định kỳ kiểm tra tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và theo dõi sử dụng vốn vay từ khách hàng.
- Kiểm soát, giám sát các khoản vay vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị tài sản bảo đảm các khoản vay đã đến hạn, hết hạn.
Phòng tiền tệ kho quỹ:
- Theo dõi tiền mặt và ngân phiếu thu đủ và chi đủ trên cơ sở chứng từ kế toán chuyển sang. Thực hiện công tác điều chuyển tiền, kiểm đếm và bảo quản tiền, các giấy tờ có giá, đảm bảo an toàn kho quỹ.
- Quản lý hộ tài sản cho khách hàng, quản lý toàn bộ giấy tờ có giá của hệ thống ngân hàng, quản lý giấy tờ thế chấp của khách hàng tại ngân hàng và quản lý tài sản cầm cố.
Phòng quản lý rủi ro:
Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; thực hiện xử lý nợ xấu
Phòng quan hệ khách hàng (QHKH):
- Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển QHKH: trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm; tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển QHKH…
- Thực hiện công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng đối với khách hàng DN và cá nhân; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng phát hiện và xử lý rủi ro; cơ cấu lại khoản vay theo yêu cầu…
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây
2.1.2.1 Nhận định môi trường kinh doanh
+ Phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng trên địa bàn:
Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, quận Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ. Diện tích: 47,91 km², dân số: 198.687 người, Hành chính gồm 17 phường: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La, Yết Kiêu, Mỗ Lao, Văn Quán, La Khê, Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai.
Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng. Về đầu tư - xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Văn Khê, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc.., thu hút vốn của các nhà đầu tư.
Đây là môi trường rất thuận lợi để phát triển các dịch vụ tài chính – ngân hàng. Trong tương lai, khi các khu đô thị và văn phòng được hoàn thiện sẽ dẫn đến sự chuyển dịch lớn dân cư đến định cư và các DN đến trú đóng, tạo ra tiềm năng lớn để cung cấp các sản phẩm dịch vụ huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác cho các đối tượng là DN, tổ chức, cá nhân.
Tây đã tạo cho mình uy tín trong hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn. Mạng lưới hoạt động tượng đối rộng so với các ngân hàng khác trên địa bàn và tiếp cận được cơ bản tới các khu vực kinh tế trọng điểm có tiềm năng đang trong giai đoạn cải cách mạnh mẽ về mọi phương diện.
Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh tập trung khá đông các TCTD, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, mạng lưới các TCTD trên địa bàn hiện có 108 điểm giao dịch, trong đó NHTM có 8 chi nhánh, 38 phòng giao dịch và 15 quỹ tiết kiệm; ngân hàng cổ phần có 6 chi nhánh, 29 phòng giao dịch, bên canh đó còn có 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 6 quỹ tín dụng cơ sở, 4 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm. Hoạt động của các TCTD trên địa bàn nhìn chung có chiến lược phát triển tương đồng, mỗi ngân hàng đầu có những điểm mạnh riêng và sự cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực khác nhau
- Ngân hàng Agribank với lợi thế rất lớn về mạng lưới và lực lượng lao động, tập trung chỉ đạo thu hút nguồn vốn và phát triển các sản phẩm ngân hàng phục vụ khối khách hàng làng nghề, khách hàng là hộ cá thể, chi phối thị trường tài chính nông thôn. Bên cạnh đó luôn quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh thông qua các chương trình cụ thể của toàn hệ thống.
- Ngân hàng Vietinbank với thế mạnh về mạng lưới rộng, quan hệ mật thiết với các khách hàng công nghiệp, thương mại, DN vừa và nhỏ đô thị. Cơ chế tiền lương và thu nhập sau cổ phần hoá đã phát huy và thúc đẩy được nội lực của Chi nhánh.
- Ngân hàng Vietcombank với lợi thế lớn về thương hiệu, thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, có quan hệ đại lý với nhiều Ngân hàng nước ngoài trên thế giới, bộ máy quản lý gọn nhẹ, nền tảng công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên thích ứng nhanh với sự biến động của thị
trường,…
- Các NHTM cổ phần như: Techcombank, MHB, MB, ACB, SeABank.. với điểm mạnh là phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tính năng động linh hoạt, hiệu quả trong giao dịch với khách hàng, các điểm giao dịch khang trang, lãi suất huy động cao chênh lệch bình quân cùng kỳ hạn so với các NHTM. Bộ máy gọn nhẹ, công nghệ hiện đại vì vậy thuận lợi cho triển khai các sản phẩm ngân hàng mới. Các ngân hàng này đang dần khẳng định mình và tạo được lòng tin đối với khách hàng.
+ Phân tích khách hàng trên địa bàn
Địa bàn quận Hà Đông và khu vực lân cận như quân Thanh Xuân hiện tập trung khá đông các DN, trường học, khu dân cư, các siêu thị, trung tâm thương mại. Tập trung trên địa bàn có nhiều DN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: dịch vụ, xây lắp, thương mại, xuất nhập khẩu… Đặc biệt là nơi tập trung một số các công ty và Tổng công ty lớn như: Tổng công ty Licogi, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty cao su sao vàng,.. đó là những khách hàng tiềm năng không chỉ của BIDV mà còn là của những NHTM khác, việc thu hút và khai thác nguồn khách hàng này được xác định là mục tiêu và chiến lược của các NHTM.
Đặc điểm khách hàng trên địa bàn có thể phân thành 3 nhóm :
- Nhóm khách hàng là các DN có nhu cầu vốn rất lớn, sử dụng nhiều các dịch vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác;
- Nhóm khách hàng là cá nhân, các hộ gia đình nhìn chung có mức thu nhập tương đối ổn định và khá, đặc biệt là dân cư tại các khu đô thị. Trên địa bàn do tốc độ đô thị hoá nhanh nên lượng dân cư từ nơi khác chuyển vào địa bàn lớn. Thuận lợi cho việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi, các sản phẩm
dịch vụ bán lẻ như tín dụng bán lẻ, chuyển tiền cá nhân, chuyển tiền kiều hối và các sản phẩm thẻ, BSMS, ....
- Nhóm khách hàng là các trường đại học, các cơ quan, ban ngành, thuộc địa bàn để phát triển dịch vụ thẻ, trả lương qua thẻ, BSMS, ....
+ Bộ máy hoạt động:
BIDV Hà Tây là một chi nhánh đã đi vào hoạt động được hơn 20 năm, bộ máy của chi nhánh hiện nay như sau:
- Về mạng lưới: Hiện tại chi nhánh có 07 phòng giao dịch, 03 quỹ tiết kiệm.
- Về con người: Tổng số cán bộ hiện có của chi nhánh là 157 người, trong đó Ban Giám đốc: 04 người; Trưởng phó phòng: 18 người.
- Về thiết bị công nghệ: Chi nhánh đã được cấp đầy đủ trang thiết bị