PHẦN 2 : NỘI DUNG
3.5. Cách tiến hành thực nghiệm
3.5.1. Các bước tiến hành thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm được chia làm 3 bước sau: • Bước 1: Khảo sát trước thực nghiệm
Khảo sát thực nghiệm để đo mức độ hình thành hành vi BVMT ban đầu của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trong hoạt động vui chơi. Mỗi nhóm tôi sử dụng 2 bài tập khảo sát trong hoạt động vui chơi (Nội dung bài tập có trong phụ lục)
Bài tập khảo sát 1: Thu gom rác thải Bài tập khảo sát 2: Bé tiết kiệm nước
• Bước 2: Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Ở giai đoạn này giáo viên lên kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện để tổ chức hoạt động cho trẻ trong hoạt động vui chơi. Ngoài ra, khi thực nghiệm tôi sử dụng các biện pháp đã đề xuất ở chương 2.
Ở lớp ĐC: Mọi nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi như bình thường.
Ở lớp TN: Tổ chức hoạt động vui chơi theo đúng chương trình quy định và trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các biện pháp đã được đề xuất ở chương 2 của đề tài.
Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi.
như sau:
- Xác định chủ đề theo đúng chương trình năm học theo từng tháng của nhà trường.
- Xác định nội dung giáo dục hành vi BVMT trong các chủ đề
- Tổ chức môi trường chơi cho trẻ, bố trí không gian cho các hoạt động chơi của trẻ.
- Tổ chức tiến hành cho trẻ vui chơi: giới thiệu hoạt động chơi, thăm dò ý tưởng trẻ, hướng trẻ vào hoạt động chơi, nhận xét đánh giá trẻ…
Biện pháp 2: Sử dụng các tình huống có vấn đề giáo dục hành vi BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
Khi sử dụng biện pháp này chúng tôi đã tiến hành các công việc cụ thể như sau:
- Tìm hiểu, tham khảo các tình huống có vấn đề về môi trường.
- Lựa chọn các tình huống có vấn đề về môi trường phù hợp với trẻ 5-6 tuổi để trẻ có thể giải quyết.
- Đưa các tình huống có vấn đề vào hoạt động vui chơi, thông qua các trò chơi để trẻ giải quyết và có những kiến thức hiểu biết nhất định về bảo vệ MT.
Biện pháp 3: Sưu tầm và xây dựng trò chơi có liên quan với nội dung GD hành vi bảo vệ môi trường.
Khi sử dụng biện pháp này chúng tôi đã tiến hành các công việc cụ thể như sau:
- Tìm hiểu một số tài liệu, giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi về bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
- Sưu tầm một số trò chơi giúp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ.
- Lựa chọn những trò chơi giúp giáo dục trẻ biết BVMT phù hợp với trẻ 5-6 tuổi.
- Xây dựng các trò chơi theo hướng tích hợp phù hợp với các hành vi bảo vệ môi trường.
Biện pháp 4: Tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn kích thích trẻ tích cực định hướng vào mẫu hành vi BVMT
Khi sử dụng biện pháp này chúng tôi đã tiến hành các công việc cụ thể như sau:
- Xuống trường mầm non khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, bố trí các trang thiết bị, đò dùng, đò chơi cần cho hoạt động .
- Vệ sinh sạch sẽ các khu vực hoạt động của trẻ trong lớp, hành lang, sân trường mầm non.
- Sắp xếp lại các trang bị cho các hoạt động ở vị trí thuận lợi cho trẻ tham gia vào hoạt động.
- Xác định các vị trí để tranh ảnh, đồ chơi về hành vi BVMT để trẻ dễ quan sát trong quá trình tham gia hoạt động
Biện pháp 5: Hình thành ý thức BVMT cho trẻ thông qua việc đánh giá và tự đánh giá hành vi bảo vệ môi trường của trẻ trong hoạt động vui chơi.
Chúng tôi khuyến khích trẻ đánh giá hành vi của bản thân và của các bạn trong lớp thông qua các hình thức khác nhau như: Tổ chức cho trẻ đánh giá trong từng hoạt động, đánh giá trong hoạt động nêu gương cuối ngày và hoạt động nêu gương cuối tuần. Chúng tôi làm sẵn cho trẻ những thẻ lôtô để động viên, khen thưởng kịp thời những hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
* Bài tập tình huống:
Tên bài tập Biện pháp sử dụng 1. Bài tập 1: Tình huống trẻ nhặt
rác khi vui chơi.
- Cô cho trẻ ra ngoài sân để tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời. + Sân trường bẩn có nhiều rác và lá rụng.
+ Tại thùng rác có mấy túi ni lông bên trong chứa rác nhưng không được để vào bên trong thùng rác mà để bên cạnh của thùng rác. Cô cho trẻ ra sân trường và quan sát, trẻ có những phản ứng như thế nào khi thấy tình huống trên.
2. Bài tập 2:Trò chơi: “ Trồng cây”
- Cô chia lớp thành 3 nhóm, khi bắt đầu bài hát “ Ai trồng cây” 3 nhóm sẽ thi đua đặt cây vào chậu, xúc đất màu để vào cho cây đứng thẳng, sau đó tưới nước cho cây.
- Khi kết thúc bài hát, trẻ dừng lại cô và trẻ kiểm tra, nhận xét xem đội nào trồng được nhiều cây và chăm sóc cây cẩn thận, ngay ngắn và đúng cách đội đó sẽ thắng.
- Áp dụng biện pháp 2: Sử dụng các tình huống có vấn đề: tình huống sân trường có nhiều rác và lá rụng, rác không được bỏ vào thùng rác mà chỉ để bên cạnh
- Áp dụng biện pháp 3: Sưu tầm và xây dựng trò chơi theo hướng tích hợp phù hợp với nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua trò chơi thi trồng cây.
- Áp dụng biện pháp 5: Hình thành ý thức BVMT cho trẻ thông qua việc đánh giá và tự đánh giá hành vi bảo vệ môi trường của trẻ trong hoạt động vui chơi thông qua việc khi trò chơi kết thúc cô cho trẻ nhận xét số cây mỗi đội trồng được, đội nào biết trồng cây đúng, thẳng, biết chăm sóc cây...
3. Bài tập 3:Trò chơi: “ Thi xem ai nhanh”
- Cô chia lớp thành hai đội xếp thành hai hàng dọc nhiệm vụ của mỗi đội là: bạn đầu tiên sẽ dùng miếng mút xốp thấm nước trong chậu rui từ từ chuyển dần lên cho các bạn phía trên, cứ lần lượt chuyền nước cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng có nhiệm vụ vắt nước từ miếng xốp ra tưới cho hoa rồi lại chạy về đầu hàng để thấm nước rui chuyền cho bạn tiếp theo cứ lần lượt như vậy. Ở xung quanh góc thiên nhiên cô sẽ tạo môi trường liên quan đến chủ đề thế giới thực vật với các tranh vẽ: Bé trồng cây, bé bắt sâu,....
- Khi kết thúc trò chơi cô cho trẻ ở các đội tự quan sát và nhận xét quá trình chơi của mình thế nào: đội nào hết nước trong chậu nhanh nhất và quá trình chuyền nước không để nước bị rơi nhiều sẽ giành được chiến thắng.
- Áp dụng biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua việc xác định chủ đề “ Thế giới thực vật” với nội dung trẻ vận chuyển nước bằng xốp để tưới cây, cô chuẩn bị góc thiên nhiên cho trẻ chơi, cô giới thiệu tên trò chơi, thăm dò ý tưởng của trẻ có những cách nào để chuyển được nước từ chậu sang tưới hoa và cho trẻ lựa chọn các mà trẻ thích thú nhất....
- Áp dụng biện pháp 4: Tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn kích thích trẻ tích cực định hướng vào mẫu hành vi bảo vệ môi trường qua việc cô bố trí các góc vui chơi rõ ràng. Khi trẻ chơi ở góc thiên nhiên ở góc thiên nhiên cô sắp xếp các chậu cây gọn gàng, hợp lí, tranh bé tưới cây cô dán ở góc thiên nhiên để tạo ấn tượng tốt đối với hành vi chăm sóc, bảo vệ cây xanh...
• Bước 3: Khảo sát sau thực nghiệm
Giai đoạn này tôi tiến hành thực nghiệm với 2 bài tập khảo sát sau (Nội dung bài tập có trong phụ lục)
Bài tập khảo sát 1: Đồ vật yêu thích của bé Bài tập khảo sát 2: Vườn rau của bé
Tiến hành thực nghiệm để đo lại mức độ hình thành hành vi BVMT của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ, ghi chép các thông tin thu được qua các biểu hiện như: qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, cách sử dụng đồ chơi, kết quả hoạt động. Trao đổi, trò chuyện với trẻ để làm rõ hơn những điều quan sát được. Sử dụng các phương tiện nghi hình, ghi âm để ghi lại quá trình hoạt động của trẻ. Việc khảo sát được tiến hành trước và sau thực nghiệm. Kết quả thu thập được sử lý bằng phương pháp thống kê.
3.5.2. Cách đánh giá thực nghiệm
- Sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá đã trình bày
- Sử dụng kế hoạch thực nghiệm đã thiết kế để đánh giá trước và sau TN theo các hành vi BVMT như đã trình bày.