3.1 Đánh giá
3.1.1 Điểm mạnh
– Về vị trí địa lí: Khách sạn JW Marriot có vị trí địa lí thuận lợi, khách hàng khi đến đây sẽ cảm nhận được không gian sang trọng, thoáng đãng. Các phòng hội nghị, hội thảo hay tổ chức tiệc ngoài trời đều dễ dàng cho khách lựa chọn. Đáp ứng được yêu cầu của các hội nghị hội thảo về không gian , sự chuyên nghiệp và tiện nghi của địa điểm tổ chức.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức tiệc: chi tiết, rõ ràng với từng bộ phận và cá nhân. Từ đó, thấy rõ được trách nhiệm thuộc về ai khi có sai sót. Thời gian phục vụ bám sát với thời gian kế hoạch đề ra.
– Nhân lực: có trình độ nhất định về mặt nghiệp vụ, nhiệt tình chu đáo với khách hàng. Cách tổ chức nhân lực hợp lí, sắp xếp đúng người đúng việc để nhân viên thể hiện được thế mạnh của mình.
– Cơ sở vật chất: thiết bị âm thanh, chiếu sáng hiện đại, đồng bộ, chuyên dùng và không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đặc biệt là trong khâu trang trí hội trường tiệc được khách hàng đánh giá cao.
3.1.2 Điểm hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những điểm mạnh nổi bật tạo nên sự thành công cho khách sạn thì vẫn có một số điểm yếu, hạn chế cần khắc phục :
Phòng tiệc quá rộng: Phòng tiệc nằm trong khách sạn lớn nên đôi khi đối tượng khách thuê phòng tiệc còn hạn chế, thường khách sang trọng, có thu nhập cao thuê nhiều, còn đối tượng khách bình dân ít khi đến thuê phòng tiệc.
Trình độ nhân viên: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa đồng bộ. Một số nhân viên còn hạn chế nên khả năng giao tiếp với khách nước ngoài đôi lúc chưa được tốt khiến cho việc phục vụ, bán hàng cho khách đôi khi còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn.
Bày trí món ăn: Do tiệc cưới số lượng đông nên công tác bày trí dụng cụ, ra đồ ăn còn sai sót do tiệc ngồi truyến thống yêu cầu nhân viên bày trí và ra đồ theo đúng trình tự.
Nguyên nhân
+ Do quá trình đào tạo nhân viên chưa chỉ rõ cho họ biết dẫn tới khi làm việc có những sai sót.
27
+ Do quá trình làm việc liên tục, dẫn tới áp lực và căng thẳng của nhân viên. + Do đối tượng khách đặc thù là dòng khách cao cấp và cũng đang có rất nhiều sự
cạnh tranh từ đối thủ bên ngoài (như các trung tâm tổ chức tiệc ….)
3.2 Kiến nghị
Đề xuất giải pháp:
Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ tiệc
Thay thế tất cả các vật dụng đã có vết hoen ố, vết sờn để tạo cảm giác an tâm về chất lượng vệ sinh. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tiệc
Bố trí cây cảnh và tranh ở những vị trí phù hợp để thêm phần sinh động, tạo cho khách hàng cảm giác dễ chịu khi ở trong phòng tiệc. Tạo ra sự vui mắt cho khách trong phòng tiệc, đồng thời cũng tạo nên sự hài hoà, cân đối cho căn phòng
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
Quan tâm hơn nữa về các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên được tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ; Khuyến khích nhân viên bổ sung thêm ngoại ngữ khác như: Trung, Pháp,...
Duy trì chế độ nhắc nhở nhân viên phải có thái độ đúng đắn cũng như ý thức tự giác trong công việc, phải tạo sự gần gũi giữa khách sạn và nhân viên phục vụ để nhân viên thấy gắn bó hơn với khách sạn
Có các chế độ khen thưởng và kỷ luật thích hợp để thúc đẩy hơn nữa sự nỗ lực trong công việc của nhân viên thuộc bộ phận, tạo điều kiện để các nhân viên có thể phát huy tốt chuyên môn nghiệp vụ của mình, khuyến khích các đóng góp ý kiến của nhân viên phục vụ trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ tiệc.
Quy định chặt chẽ việc mặc đồng phục của nhân viên, đồng thời quy định kiểu dáng đồng phục sao cho vừa đảm bảo tiện lợi cho quá trình phục vụ của các nhân viên, vừa phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Giải pháp 3: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm
Phải hiểu rõ tâm lý khách hàng để từ đó xây dựng thực đơn có cơ cấu hợp lý hơn, phù hợp với khẩu vị của khách hơn
Phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm ăn uống của bộ phận tiệc bằng việc chế biến các món ăn có hương vị món ăn đặc trưng chỉ của riêng khách sạn khác hẳn với các khách sạn khác, trang trí thêm một số hình tượng phong phú hơn nhằm làm món ăn trông hấp dẫn hơn
Giải pháp 4: Tổ chức tốt quy trình phục vụ
28
Cần có sự phân công rõ ràng cho các nhân viên phụ trách phục vụ một số bàn nhất định để có thể đảm bảo phục vụ khách một cách tốt nhất
Phối hợp chặt chẽ vỡi các bộ phận có liên quan trực tiếp trong khi phục vụ khách như bộ phận bar, tổ rửa bát...
Quy định rõ cửa ra-vào khi phục vụ khách ăn uống để tránh tình trạng lộn xộn trước cửa ra vào, dễ gây đổ vỡ, cản trở tốc độ phục vụ của nhân viên
29
PHẦN 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua khảo sát bữa tiệc thực tế và những bài học Quản trị tiệc, em rút ra được khi muốn làm một bữa tiệc cưới nói riêng và những bữa tiệc khác nói chung thì nên có sự chuẩn bị và sắp xếp chu đáo, đặc biệt là kế hoạch dự trù được lượng khách mời và khách sẽ tham gia để có thể chuẩn bị nguồn nhân lực và cả sản phẩm dịch vụ đầy đủ để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Những bữa tiệc lớn hay nhỏ thì cũng nên tuyển chọn nhân viên một cách kĩ lưỡng để bữa tiệc được hoàn thành tốt nhất.
Dự trù kinh phí, giới hạn được số lượng khách hàng tham gia để phục vụ 1 cách tốt nhất và hợp lí nhất.
Đảm bảo sự đa dạng trong menu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sơ chế và chế biến.
Có sơ đồ phòng tiệc và bảng chỉ dẫn rõ ràng cho khách tham dự, nếu có thể bố trí nhân viên hướng dẫn khách thì càng tốt.
Sau những bữa tiệc nên có buổi họp mặt tất cả các thành viên tham gia tổ chức và phục vụ bữa tiệc để đưa ra những thành công và hạn chế. Từ đó có những đề xuất giải pháp với những bữa tiệc sau.
30