Chất Độc nguồn gốc động vật

Một phần của tài liệu Giáo trình độc chất học đại cương - chương 7 ppt (Trang 27 - 29)

2.1. Nọc độc của các động vật sống trên cạna. Nọc độc của loài rắn a. Nọc độc của loài rắn

* Nọc độc của rắn: Có nhiều loài rắn, nhưng không phải loài rắn nào cũng có độc. Thực tế chỉ có một phần trong chúng có nọc độc rất nguy hiểm cho người và động vật. Các loài rắn có nọc độc gồm:

Loài rắn vipers sống trong hang đất ở khắp châu lục: rắn chuông Crotalus sp, hổ mang

Agkistrondon mokasen, rắn lục xanh sống trên cây trong rừng... Loài rắn sống trong rừng đước Boiga dendrophila.

Loại sống ở biển: rắn đỏ hay loại nhiều mầu sắc sống trong hang ngầm san hô của biển

Micrurus euryxanthus. Loại sống dưới nước - rắn nước Agkistrodon piscivorus.

Tuỳ loài, kích thước rắn. Thường các loài rắn nhỏ (rắn lục xanh), tuỳ lượng nọc ít

nhưng lại có độ độc rất nguy hiểm. Tuỳ thời gian bị kéo dài kể từ lúc bị cắn đến khi chữa. Tùy loài động vật bị cắn, tuổi, trọng lượng và trạng thái của động vật khi bị rắn cắn. Số răng độc

(răng chính là nọc). Vị trí rắn cắn: đầu, mình hay tứ chi. Hướng tấn công của nọc độc: thần

kinh, sinh lý hô hấp, tuần hoàn...

Phụ thuộc loài động vật bị rắn cắn: chó mẫn cảm với nọc độc của rắn hơn mèo. Lợn tùy thuộc từng cá thể và vị trí cắn. Nếu lợn bị cắn vào phần mỡ sẽ không có phản ứng. Ngựa đề kháng hoàn toàn với nọc độc của rắn.

Bảng 7.5: Bảng so sánh về cường độ nọc độc của các loài rắn

Loài rắn Lượng nọc/lần cắn LD50/lần tiêm tĩnh mạch

Hổ mang bành châu á 170 - 325 0,40

Rắn cạp nong ấn Độ 8 - 20 0,09

Rắn đuôi chuông Nga 13- - 250 0,08

Rắn hổ mang châu âu 30 - 70 0,04

Rắn biển đại tây dương 4 - 20 0,01

Rắn hổ mang châu Phi 130 - 200 3,68

Rắn cạp nong, nia miền Đông 370 - 720 1,68

Rắn đuôi chuông biển Bắc 75 - 160 1,29

Rắn đá hoa cương đuôi chuông Mojave 50 - 90 0,21

Rắn đuôi chuông trên rừng núi châu á 40 - 72 10,92

Rắn đá hoa ở ngần san hô biển Đông 2 - 6 0,97

Chú ý: khả năng tiết nọc/lần khai thác của rắn càng ít, nọc rắn càng độc.

*. Chẩn đoán phân biệt

Nhìn rõ vết cắn. Nếu cắn ở chi có thể bị què, sau chuyển hủy hoại rất nhanh qung quanh vết cắn. Vật ngạt thở nếu bị cắn ở phần đầu. Động mạch bị viêm, tế bào bị huỷ hoại.

*. Chữa trị

Dùng thuốc chống dị ứng: nếu nọc rắn quá độc, con vật có thể chết ngay tức khắc. Cũng có thể cấp cứu bằng adrenalin hay corticosteriods. Tiêm thuốc kháng histamin - điều này còn phụ thuộc giá trị kinh tế của động vật bị cắn. Ngăn cản sự hấp thu nọc độc vào cơ thể động vật: buộc garo, chườm lạnh, nặn vết cắn cho đến khi hết máu chảy ra, rửa sạch vết thương.

Dùng thuốc chữa rắn cắn antivenin - crotalidae - polyvalent liều 10 - 50 ml/con

Trị triệu chứng: truyền calcium glucoza, thuốc trấn tĩnh (giảm đau) hay thuốc kích

thích (hôn mê). Cho thở oxygen, mở khí quản chống ngạt nếu bị rắn độc cắn vùng đầu gây viêm sưng tấy chẹn đường dẫn khí. Thuốc chống viêm: tetanus antitoxin; antihiotic. Chống chảy máu: truyền calcium gluconat, truyền máu, dịch hoa quả. Trị hủy hoại tế bào: chườm lạnh hay enzym proteolytic

Vết thường bên ngoài dùng thuốc tím rội rửa để phá hủy nọc độc của rắn. Trong số các biện pháp nêu trên, việc dùng thuốc đặc hiệu chữa rắn cắn vẫn là biện pháp có hiệu quả nhất.

* Nọc độc của rắn đuôi chuông cắn

Triệu chứng khi bị rắn đuôi chuông cắn: Phù, nổi ban đỏ vị trí cắn, cũng có khi ban đỏ khắp người, hay chỉ một phần cơ thể gần vị trí cắn hoặc một chi bị cắn. Rất đau do vết cắn sưng tấy rất nhanh, có khi sưng cứng các chi. Vật rất khát nước, đòi uống liên tục. Shock quá mẫn rất quan trọng với động vật nhỏ, ít khi gặp ở động vật lớn. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy với động vật nhỏ. Chán ăn do quá đau. Có triệu chứng thần kinh, hay bị liệt nửa người phía chi sau. Rất khó thở, đặc biệt khi bị cắn vào mũi, mõm. Nếu cắn ở mũi, da mũi bị tróc, chảy nước có bọt sùi ra ở lỗ mũi. Mù do mắt sưng quá to, mắt nhắm chặt không mở được. Máu chảy có khi hàng giờ. Sau đó vết cắn bị viêm cục bộ

Khả năng gây độc của nọc rắn còn phụ thuốc mùa trong năm. Thường mùa xuân khi bị ngã rắn sẽ cắn vùng đầu, gây nguy hiểm nhất. Đặc biệt chú ý quan sát loại rắn cắn để có biện pháp tích cực, phù hợp khi tìm thuốc chữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình độc chất học đại cương - chương 7 ppt (Trang 27 - 29)