.Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn

Một phần của tài liệu Chủ đề 3 phân tích khả năng thanh toán của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 25)

3.1. Hệ số nợ

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản

Bảng phân tích chỉ tiêu hệ số nợ năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Tổng tài sản (triệu đồng) Tổng nợ phải trả (triệu đồng) Hệ số nợ Chỉ tiêu Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Hệ số nợ

Biểu đồ phân tích chỉ tiêu hệ số nợ năm 2011 – 2013

20

* Phân tích:

- Hệ số nợ cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta thấy trị số của chỉ tiêu hệ số nợ đều ở mức nhỏ hơn 0.5 (năm 2011 là 0.38; năm 2012 là 0.385; năm 2013 là 0.381). Trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp đầu tư có 38 đồng tài sản (năm 2011), 38.5 đồng tài sản (năm 2012), 38.1 đồng tài sản (năm 2013) từ vốn vay bên ngoài. Trị số này tăng lên ở năm 2012 và giảm ở năm 2013 nhưng mức biến động không đáng kể, nhìn chung vẫn ở mức thấp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình của doanh nghiệp vẫn khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn vì thông thường các chủ nợ muốn tỷ số này ở mức vừa phải. Hệ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng tự chủ tài chính, không bị quá lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

- Năm 2012, hệ số nợ tăng 1.32% so với năm 2011. Tỷ số này tăng là do trong năm 2012, nợ phải trả tăng 5.46% trong khi tổng tài sản có tốc độ tăng thấp hơn (4.16%). Tỷ trọng nợ phải trả tuy có tăng lên nhưng chủ yếu tăng ở ngắn hạn, tỷ trọng nợ dài hạn thậm chí giảm so với năm 2011.

- Năm 2013, hệ số nợ lại giảm 1.04% so với năm 2012. Tỷ số này giảm lả do trong năm 2013 nợ phải trả tăng 4.01% trong khi tổng tài sản có tốc độ tăng cao hơn là 4.96%.

=>Trong dài hạn doanh nghiệp không phải chịu những rủi ro về thanh toán.

- Hệ số này của Hải Hà là trung bình nếu đem so sánh với Kinh Đô (0.34) và Bibica (0.28). Điều này cho thấy không chỉ Hải Hà mà còn cả Kinh Đô và Bibica đều đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.

3.2. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Bảng phân tích chỉ tiêu hệ số nợ/VCSH từ 2011-2013 Chỉ tiêu Tổng VCSH (triệu đồng) Tổng nợ phải trả (triệu đồng) Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu 22 download by : skknchat@gmail.com

Phân tích khảnăng thanh toán Chỉ tiêu VCSH Tổng nợ phải trả Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ phân tích chỉ tiêu hệ số nợ/VCSH từ 2011-2013

* Phân tích:

Hệ số nợ/VCSH: đây là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta 23

Phân tích khảnăng thanh toán

biết về tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà công ty sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rổng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Năm 2011, hệ số này là 0.612, tức là chủ nợ cung cấp cho doanh nghiệp 0.612 đồng ứng với mỗi đồng bỏ ra của doanh nghiệp. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao hơn 0.612 lần của bản thân doanh nghiệp.

- Năm 2012, hệ số này là 0.625; tăng 0.013 tương ứng tốc độ tăng 2.12%. Do nợ phải trả tăng 5,974,270,446 triệu đồng tương đương tăng 5.46% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 3.37%. Điều này có thể là do doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất nên tăng cường vay vốn hoặc chiếm dụng vốn từ các nguồn bên ngoài. Mặc dù hệ số này tăng nhưng mức tăng là nhỏ, tỷ trọng nợ phải trả tuy có tăng lên nhưng chủ yếu tăng ở ngắn hạn, tỷ trọng nợ dài hạn thậm chí giảm so với năm 2011.

- Năm 2013, hệ số này là 0.612, giảm 0.009 tương ứng giảm 1.44% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả (vốn chủ sở hữu:5.55%; nợ phải trả: 4.01%). Điều này có thể là do doanh nghiệp đã có chính sách điều chỉnh, cân nhắc việc đi vay nợ và huy động vốn chủ sở hữu để giảm bớt áp lực trong thanh toán.

- Chỉ tiêu này thì Hải Hà nằm ở mức cao hơn so với 2 công ty cùng ngành là Kinh Đô và Bibica( Kinh Đô là 0.51 và Bibica là 0.27). Mặc dù hình thức huy động vốn từ bên ngoài giúp doanh nghiệp kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế do chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng hệ số này cũng không nên ở mức cao quá để tránh trường hợp mất khả năng thanh toán. Do vậy doanh nghiệp cần cân nhắc giữa rủi ro tài chính và ưu điểm của vay nợ để điều chỉnh và đảm bảo một tỷ lệ hợp lý.

24

3.3 Hệ số thanh toán nợ dài hạn đối với tài sản dài hạn

Hệ số thanh toán nợ dài hạn đối với tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn / Nợ dài hạn

Bảng phân tích chỉ tiêu hệ số nợ dài hạn đối với TSDH từ 2011-2013

Chỉ tiêu Nợ dài hạn (triệu đồng) Tài sản dài hạn (triệu đồng) Hệ số TSDH/Nợ DH Chỉ tiêu Nợ dài hạn Tài sản dài hạn Hệ số nợ TSDH/Nợ DH * Phân tích:

Tỷ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn để trả các khoản nợ vay dài hạn từ bên ngoài. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện các khoản nợ dài hạn càng được đảm bảo an toàn

- Năm 2011, hệ số thanh toán dài hạn đối với tài sản dài hạn là 29.62 tức là 1 đồng nợ dài hạn được tài trợ bởi 29.62 đồng tài sản dài hạn.

25

Phân tích khảnăng thanh toán

- Năm 2012, hệ số này là 352.8 tức là 1 đồng nợ dài hạn được tài trợ bởi 352.8 đồng tài sản dài hạn. .

- So với năm 2011, hệ số thanh toán dài hạn đối với tài sản dài hạn năm 2012 đã tăng lên 11.91 lần. Sở dĩ hệ số này tăng là do trong năm 2012 nợ dài hạn giảm mạnh (giảm -3,598,051,456 tương ứng giảm 92.5%). Trong năm 2012, doanh nghiệp đã trả hầu hết các khoản nợ dài hạn, chủ yếu là dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nợ dài hạn giảm nhiều như vậy phản ánh cơ cấu vốn an toàn, khả năng tài chính khá vững vàng, rủi ro tài chính thấp. Thêm vào đó ta thấy năm 2012 doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ bên thứ 3 tăng lên 5.46%. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cao, chi phí sử dụng vốn thấp. Nợ dài hạn giảm nhiều cũng có thể do doanh nghiệp muốn duy trì cơ cấu vốn an toàn để thu hút các nhà đầu tư.

- Năm 2013, hệ số này là 367.3 tăng 4.1% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 không phát sinh thêm khoản nợ dài hạn nào trong khi tổng tài sản dài hạn tăng 4,257,036,700 triệu đồng.

- Hệ số này so sánh với Kinh đô (hệ số là 18.48) thì hệ số thanh toán nợ dài hạn của Hải Hà đang ở mức cao. Có thể doanh nghiệp đang theo đuổi chính sách vững vàng tài chính, kết hợp hài hòa giữa các chính sách, chiến lược phát triển với khả năng thanh toán thực của để giảm thiểu rủi ro và áp lực thanh toán trong tương lai.

3.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Chi phí lãi vay

Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu EBIT (đồng)

Hệ số thanh

Chỉ tiêu

EBIT Chi phí lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay * Phân tích:

Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay so với lãi nợ vay, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay, đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tín dụng.

Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hệ số này năm 2011 chỉ bằng 89.76 nhưng đến năm 2012 đã tăng lên đến 1486.02 tương ứng với mức 1555.56% . Năm 2013 hệ số này đã tăng lên 1685.79 tương ứng với mức tăng 13.44% so với năm 2012 => Cho thấy, trong 2 năm 2012 và 2013 thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tăng rất cao.

27

Phân tích khảnăng thanh toán

Nguyên nhân, chi phí lãi vay của năm 2012 và 2013 giảm mạnh so với năm 2011

và lợi nhuận trước thuế của năm 2012 và 2013 tăng so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 chi phí lãi vay giảm 93.54% so với năm 2011, năm 2013 giảm so với năm 2012 4.16%. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 6.97% so với năm 2011, năm 2013 tăng 8.73% so với năm 2012.

+ Năm 2013 so với năm 2012 : Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu là do lợi thuần từ KQHĐKD. Lợi nhuận KQHĐKD tăng 25.24% chủ yếu do tăng lợi nhuận từ việc bán hàng 30.7%. Lợi nhuận bán hàng tăng do doanh thu thuần bán hàng tăng 8.98% chủ yếu là do số lượng tiêu thụ hàng hóa. Điều này thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp trong kỳ.

+ Năm 2012 so với năm 2011: chi phí lãi vay giảm mạnh ( 93.54% ) do trong năm công ty đã sử dụng hết quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

- Năm 2013, chỉ tiêu này của Hải Hà cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, Kinh Đô 13.26 và Bibica là 342.14. Từ các chỉ số trên, chúng ta có thể đánh giá về năng lực thanh toán của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp lớn, có năng lực thanh toán cao, đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn đầy đủ và đúng hạn đối với các đối tác, chủ nợ. Ngoài ra, năng lực thanh toán của công ty bánh kẹo Hải Hà là một tiêu chí quan trọng, qua đó phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của công ty là tốt và triển vọng, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính của công ty. Đồng thời, qua đó nhận biết đƣợc dấu hiệu rủi ro tài chính của công ty là thấp.

3.5. Hệ số nợ / Tài sản đảm bảo

Hệ số nợ / Tài sản đảm bảo = Nợ phải trả / (Tổng TS–TS vô hình + Quyền sử dụng đất)

Bảng phân tích chỉ tiêu hệ số nợ trên tài sản đảm bảo từ 2011-2013

Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Cuối năm 2012 Cuối năm 2011

28

Tổng TS- TSVH+ Quyền sử dụng đất (đồng) Tổng nợ phải trả (đồng) Hệ số nợ/ TS đảm bảo Chỉ tiêu Tổng TS- TSVH+ Quyền sử dụng đất Tổng nợ phải trả Hệ số nợ/ TS đảm bảo 207,723,962,327 120,112,228,825

C/L giữa cuối năm 2013 với cuối năm 2012 Tuyệt đối

(đồng)

Biểu đồ phân tích chỉ tiêu hệ số nợ trên tài sản đảm bảo từ 2011-2013

* Phân tích:

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản đảm bảo được tài trợ từ vốn vay. Trị số của chỉ tiêu này nhìn chung biến đổi không nhiều qua các năm . Chỉ tiêu này có ý nghĩa tương tự chỉ tiêu hệ số nợ. Nhưng chỉ tiêu hệ số nợ trên tài sản đảm bảo phản ánh 1 cách trung thực hơn về việc hình thành tài sản đảm bảo do vốn vay.

- Qua bảng số liệu trên ta thấy trị số của chỉ tiêu hệ số nợ/ tài sản đảm bảo đều ở mức lớn hơn 0,5. Cụ thể, hệ số nợ/ tài sản đảm bảo cuối năm 2011 là 0.58 tới cuối năm 2012 (0.59 ) hầu như không thay đổi nhiều, cuối năm 2013 tăng lên là 0.63. Trong 100 đồng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đầu tư có 58 đồng tài sản đảm bảo ( cuối năm 2011), 59 đồng tài sản đảm bảo ( cuối năm 2012) và 63 đồng tài sản đảm bảo ( cuối năm 2013) từ vốn vay bên ngoài. Hệ số này tăng cho thấy tình hình đảm bảo nợ bằng tài sản đảm bảo giảm đi 1 phần. Tuy nhiên không phải DN đang mất khả năng thanh toán nợ bằng các tài sản khi có rủi ro vì hệ số còn chưa cao và việc tăng này có thế do chiến lược kinh doanh của DN thay đổi trong ngắn hạn, DN vẫn có thể đưa ra các quyết đinh đầu tư kinh doanh tích lũy lợi nhuận trong tương lai. Đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn vì thông thường các chủ nợ muốn tỷ số này ở mức vừa phải. Hệ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng tự chủ tài chính, không bị quá lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

- Cuối năm 2013, hệ số nợ/ tài sản đảm bảo tăng 6.78% so với cuối năm 2012. Tỷ số này tăng là do trong năm 2013, tổng tài sản đảm bảo tăng 5.4% trong khi tổng nợ phải trả có tốc độ tăng thấp hơn (4.01% ). Tài sản đảm bảo tăng lên chủ yếu do công ty đã đầu tư vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 30,000 triệu đồng.

- Cuối năm 2013, chỉ tiêu hệ số nợ/ tài sản đảm bảo của Hải Hà > 0.5 cao hơn khá nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, Kinh đô là 0.25 và Bibica là 0.26 , 2

30

Phân tích khảnăng thanh toán

công ty cạnh tranh có chỉ tiêu này đều < 0.5. Điều đó cho thấy, tài sản đảm bảo của Hải Hà có được đầu tư từ nợ bên ngoài nhiều hơn 2 công ty cạnh tranh và tình hình thanh toán nợ của Hải Hà không tốt bằng Kinh Đô và Bibica.

BI. KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN 1. Điểm mạnh

Là một công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo, tất nhiên Hải Hà vẫn phải chịu những ảnh hưởng chung của ngành. Tuy nhiên, Hải Hà đã tạo ra cho mình những điểm mạnh riêng.

Các chỉ tiêu khả năng thanh toán dài hạn đều ở mức tốt.

Cụ thể chỉ tiêu hệ số nợ thấp chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình của doanh nghiệp vẫn khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh đồng thời có khả năng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.

Hệ số nợ/VCSH có biến động nhưng không đáng kể, vẫn giữ ở mức an toàn chứng tỏ doanh nghiệp đã cân nhắc giữa rủi ro tài chính và ưu điểm của vay nợ để điều chỉnh và đảm bảo một tỷ lệ hợp lý.

Hệ số nợ dài hạn trên tổng TSDH ở mức cao so với Kinh Đô và Bibica. Có thể thấy doanh nghiệp đang theo đuổi chính sách vững vàng về tài chính, kết hợp hài hòa giữa các chính sách, chiến lược phát triển với khả năng thanh toán thực để giảm thiểu rủi ro và áp lực thanh toán trong tương lai.

Hệ số thanh toán lãi vay của Hải Hà năm 2013 cũng cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Chủ đề 3 phân tích khả năng thanh toán của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w