Đánh giá vị thế cạnh tranh của công ty:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHIẾN lược đề tài phân tích chiến lược kinh doanh của công ty sữa vinamilk (Trang 27 - 31)

Vị thế của công ty trong ngành: Vinamilk là công ty hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa, chiếm khoảng 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả nước với tổng công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%.

Vị trí đầu ngành được hỗ trợ và xây dụng tốt: Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam. Vinamilk đã thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có khả năng xác định và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp Vinamilk tập trung những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng đánh giá. Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nỗ lực của Vinamilk đã giúp dòng sản phẩm Vinamilk Kid

trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007.

Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách “Best under a billion” – 200 doanh nghiệp tốt nhất tại khu vực châu Á do tạp chí Forbes Asia bình chọn năm 2010. Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng Vinamilk mà còn là của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện này đã chứng minh vị thế của doanh nghiệp Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực và thế giới trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm khoảng 60% thị phần. Vinamilk đang chiếm ưu thế với 38% - 40%, theo sau là Dutch Lady chiếm 24%. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle... chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 15% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa trong nước có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì, Anco Milk, Mộc Châu, Hancofood...

Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu bởi lợi nhuận của nhà sản xuất/giá bán lẻ đạt cao nhất (40%). Doanh thu sữa bột công thức năm 2009 đạt hơn 6.590 tỷ đồng, chiếm 35,6% tổng doanh thu toàn ngành. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%. 8 tháng đầu năm 2010, tính trên 6 thành phố lớn, Vinamilk chiếm 25% thị phần sữa bột. Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ: Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutch Lady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng kể.

Thị trường sữa đặc có đường đang có dấu hiệu bão hòa. Thị phần sản phẩm sữa đặc của Vinamilk là 79%, Dutch Lady là 21% và nhu cầu ít thay đổi trong những năm gần đây. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là khu vực nông thôn.

Với dòng sản phẩm sữa uống, Dutch Lady và Vinamilk chiếm ưu thế. Năm 2008, thị phần sản phẩm sữa uống của Dutch Lady là 26,6% và Vinamilk là 25,2% (riêng sản phẩm sữa tươi nguyên chất và sữa tiệt trùng, Vinamilk chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc). Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa.

Doanh thu sữa chua năm 2009 đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008. Theo một khảo sát của tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường Euro Monitor, Vinamilk chiếm hơn 80% thị phần sữa chua tại Việt Nam trong năm 2009. Đại diện quản lý ngành hàng sữa chua Vinamilk cũng đưa ra con số thị phần 80% dựa trên khảo sát của công ty về sản lượng tiêu thụ. 8 tháng đầu

năm 2010, tính trên 6 thành phố lớn, sữa chua các loại của Vinamilk chiếm 90% thị phần.

Bản báo cáo thường niên của Vinamilk cho thấy doanh thu năm 2009 của công ty tăng chủ yếu do tăng trưởng của nhóm sữa nước và sữa chua với hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2008. Năm 2008, sữa chua chiếm 12% tổng doanh thu nội địa của Vinamilk, đến cuối năm 2009 đã tăng lên 15 - 17% và đạt tỷ lệ tăng trưởng 51,7% so với năm 2008. Theo một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, năm 2009, Vinamilk sản xuất 53 triệu lít sữa chua, sản phẩm được phân phối tại 135.000 điểm bán hàng trải khắp toàn quốc.

Mặc dù phần lớn thị phần đã bị các "ông lớn" chiếm giữ, song vẫn còn nhiều doanh nghiệp khác đang chia nhau thị phần còn lại và cố gắng phát triển để mở rộng hơn. Mới tung ra sản phẩm từ năm 2008, Công ty Kido với nhãn hiệu Well Yo, hiện chỉ chiếm được khoảng 3 - 4% thị trường sữa chua. Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Nguyên, Tổng giám đốc công ty Kido đã xác định sữa chua là sản phẩm chủ lực. Năm 2009, doanh thu từ sữa chua chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của Kido, với mức tăng trưởng 100%/năm.

5. Xây dựng mô thức IFAS

*) Điểm mạnh

+ Thương hiệu: Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng và là một trong 100 thương hiệu nổi tiếng do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.Vinamilk cũng lọt vào top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao từ 1995 đến 2007.

+ Công nghệ: Ban lãnh đạo của Vinamilk luôn coi trọng yếu tố khoa học và công nghệ. Vinamilk đã triển khai 3 đợt đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất. Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ hiện đại trên thế giới với chi phí đầu tư cao như: công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước, công nghệ lên men sữa chưa công nghệp, công nghệ cô dặc sữa chân không…

+ Hệ thống phân phối mạnh: Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động cho phép công ty chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa các sản phẩm mới và chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước.

+ Nguồn nhân lực: đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước hỗ trợ các nhà phân phối phục vụ tốt hơn.

+ Sự đa dạng của sản phẩm: Công ty cung cấp các sản phẩm đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng, có sản phẩm nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau như trẻ nhỏ, người lớn, người già.

*) Điểm yếu

+ Hoạt động marketing

Điểm yếu của Vinamilk là có những sản phẩm tốt, có những thương hiệu mạnh nhưng khâu marketing yếu chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá tơi người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty. Hoạt động marketing của công ty yếu tập trung ở Miền Nam trong khi Miền Bắc chỉ chiếm 2/3 dân số cả nước lại chưa được đầu tư mạnh cho hoạt động marketing.

+ Việc nhập nguyên liệu sữa

Chi phí sản xuất sữa ở Việt Nam gấp 2 lần so với chi phí sản xuất sữa ở nước ngoài, việc nuôi đàn bò chưa đáp ứng được việc cung ứng sữa. Chăn nuôi bò sữa cần có vốn đầu tư lớn kỹ thuật cao. Vinamilk cẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa nhập khẩu, yếu tố này làm cho giá sữa không ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Khả năng cạnh tranh xuất khẩu

Các sản phẩm của công ty không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, chủ yếu cạnh tranh ở các sản phẩm có giá trị thấp nằm trên phần bỏ ngỏ của thị trường.

+ Tính khả thi của các dự án

Vinamilk đang đầu tư nguồn lực của mình vào các sản phẩm không phải là thế mạnh như bia, café. Đây là việc làm nguy hiểm vì trên thị trường không hiếm các công ty thành công những sản phẩm trên. + Ưu thế về giá không thực sự bền vững

Giá bán các sản phẩm của Vinamilk chưa giảm khi giá nguyên liệu đã giảm.

Nhân tố bên trong

Điểm mạnh

1. Thương hiệu 2. Công nghệ

3. Hệ thống phân phối mạnh 4. Nguồn nhân lực

5. Sự đa dạng hóa của sản phẩm

Điểm yếu

1. Hoạt động marketing 2. Việc nhập nguyên liệu sữa 3. Khă năng cạnh tranh xuất khẩu

4. Tính khả thi của các dự án 5. Ưu thế về giá không thực sự bền vững

Tổng

Tổng điểm các nhân tố bên trong của công ty là 3.35 cho thấy khả năng công ty có thể phát huy những điểm mạnh từ môi trường bên trong và khắc phục những nhược điểm của nó để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHIẾN lược đề tài phân tích chiến lược kinh doanh của công ty sữa vinamilk (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w