1 .Tình hình lao động tại Công ty TNHH BĐS Ngọc Trí
1.4 Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức tại Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí thời gian
Ngọc Trí thời gian qua.
Về đào tạo và phát triển: Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo dành cho nhân viên và các chương trình đào tạo mà Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí cung cấp cũng rất đa dạng về nghề môi giới cũng như các điều luật mới, điều này đã giúp nhân viên cập nhật được các kiến thức nghiệp vụ có liên quan hô trợ tốt hơn cho công việc. Về tiền lương, tiền thưởng và sự công nhận: Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí đã xây dựng hệ thống trả lương theo kết quả công việc. Điều này giúp Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí tạo sự công bằng hơn đối với người lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Sacombank
và cống hiến hết mình vì Công Ty.
Về giao tiếp trong tổ chức: Các quy tắc ứng xử của cán bộ nhân viên đã được Ban lãnh đạo ban hành và cụ thể hóa trong “Sổ tay văn hóa Công ty Ngọc Trí” cũng như trong các quy trình, quy định. Các nội dung này được ban hành khá đầy đủ và rõ ràng.
Về sự quan tâm của Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo của Công ty luôn đưa ra những chính sách phù hợp để hô trợ nhân viên. Chẳng hạn như khi một nhân viên có những khó khăn trong công việc thì trực tiếp sẽ có cấp trên quan tâm hỏi han chia sẽ với họ, Ban lãnh đạo của công ty luôn đề cao tinh thần của nhân viên.
Về sự tôn trọng con người trong tổ chức: Trong Công ty thì những ý kiến của nhân viên sẽ được tôn trọng như nhau và luôn đưa ra những lời khen cũng như hình phạt cho nhân viên khi họ làm tốt hay làm sai quy định.
Đề tài được thực hiện qua 2 bước:
(1) Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Câu hỏi thảo luận nhóm? (Nhóm gồm có 1 Trưởng phòng kinh doanh, Các nhân viên phòng ban khác)
Câu 1: Theo Anh/Chị thì yếu tố văn hóa tổ chức nào ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên trong công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí ?
TPKD: Theo quan điểm của tôi, Khi tôi làm việc ở môi trường này gần 5 năm thì tôi thấy văn hóa tổ chức của công ty không thể thiếu đó là sự tôn trọng. Nó là yếu tố quyết định chính văn hóa công ty. Khi sự tôn trọng được nhân viên cũng như
cũng góp phần tạo nên một văn hóa tổ chức.
NV1: Theo quan điểm của tôi, Khi tôi làm việc ở môi trường này khi công ty vừa mới thành lập thì tôi cảm thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo dành cho nhân viên là yếu tố cực kì quan trọng trông văn hóa tổ chức của công ty mình.
NV2: Theo quan điểm của tôi, Khi tôi làm việc ở Công ty cũng không mấy dài nhưng khi tôi được tiếp xúc cũng như hòa nhập với mọi người yếu tố tôi thấy quan trọng ảnh hưởng nhất đến văn hóa của công ty đó là Sự tôn trọng luôn được đề cao trong công ty.
NV3: Tôi đồng ý với ý kiến của TP
Câu 2: Theo Anh/Chị thì văn hóa tổ chức của công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí có đang ổn định hay cần điều chỉnh gì không?
TPKD : Công ty chúng ta đang có văn hóa tổ chức ổn định nên hãy làm tốt những điều trước đó và phải luôn nâng cao trách nhiệm bản thân mình khi làm việc
NV1: Khi tôi bước vô môi trường làm việc này thì tôi cảm thấy cách ứng xử hòa đồng mọi người với nhau và Slogan của công ty “ Làm hết sức, chơi hết mình”đã nói lên được văn hóa tổ chức của công ty.
NV2: Văn hóa tổ chức của công ty cũng là một phần lý do tôi ở lại công ty vì mọi người hòa nhập với nhau như đay là một gia đình thứ 2 của mình.
NV3: Tôi cùng quan điểm với NV2
(2) Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra.
Qua các nghiên cứu về văn hóa của các tác giả tiêu biểu và những cuộc phỏng vấn nhóm cùng với các thành viên trong tổ chức. Cho thấy nghiên cứu của Recardo và Jolly có tính bao quát và chứa nhiều thành phần tương đồng với các nghiên cứu còn lại. Do đó, Tôi dựa trên nghiên cứu của Recardo & Jolly (1997) để hô trợ nghiên cứu tại Công ty TNHH Bất động sản Ngọc Trí
Theo đó các yếu tố đo lường văn hóa bao gồm: Giao tiếp trong tổ chức; Đào tạo và Phát triển; Tiền lương, tiền thưởng và Sự công nhận; Sự quan tâm của Ban lãnh đạo; Tôn trọng con người. Trong đó:
- Giao tiếp trong tổ chức: Đó là cách thức và loại thông tin mà các nhân viên trong ngân hàng trao đổi, giao tiếp với nhau hay giao tiếp với bên ngoài. - Đào tạo và phát triển: Đây là các khóa đào tạo mà Công ty cung cấp cho
nhân viên của mình, đó là các khóa đào tạo định kỳ hay đột xuất để đáp ứng nhu cầu công việc và sự phát triển của cá nhân người nhân viên để tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp.
- Tiền lương, tiền thưởng và sự công nhận: Các nhân viên trong Công ty khi làm tốt công việc sẽ được đền đáp xứng đáng bằng các phần thưởng và sự ghi nhận của Ban lãnh đạo.
- Sự quan tâm của Ban lãnh đạo: là những hoạt động chia sẽ, hô trợ nhân viên kịp thời khi họ gặp phải những khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống.
- Tôn trọng con người ( Respect for people ): Sự công bằng , tôn trọng con người, các hành vi, giao tiếp giữa các nhân viên, công ty, cấp trên và nhân viên, sự công nhận, đào tạo, phát triển nhân viên .
Mô hình (Hình 1 )
Giao tiếp trong tổ chức
Tiền lương, tiền thưởng và sự công nhận
Đào tạo và phát triển
Sự quan tâm của Ban lãnh đạo
Ảnh hưởng của văn hóa đến Sự gắn bó của nhân viên với
tổ chức
Giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và sự gắn kết của nhân
viên trong tổ chức
Từ đó, đưa ra các nhóm giả thuyết như sau:
H1: Sự trao đổi thông tin: có quan hệ cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty
H2: Đào tạo và phát triển: có quan hệ cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty
H3: Phần thưởng và sự công nhận: có quan hệ cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty
H4: Sự quan tâm của Ban lãnh đạo với nhân viên: có quan hệ cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty
H5: Tôn trọng con người ( Respect for people): có quan hệ cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty
Quy trình nghiên cứu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mô hình nghiên cứu; Thang đo sơ bộ
HIỆU CHỈNH THANG ĐO
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu