Chương 3 : Thử nghiệm sư phạm
3.2. Kết quả thử nghiệm
Bảng 3.1.Bảng phân tích định tính kết quả thử nghiệm tại Tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Các tiêu chí đánh giá Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Học sinh nắm vững nội dung, yêu
cầu bài học 17 60,7 25 89,2
Học sinh hình thành được các kĩ
năng cần thiết cho môn học 19 67,8 23 82,1
Học sinh có tình cảm, thái độ đúng
Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, tôi thấy: - Về phía học sinh:
+ Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia giờ học, nắm chắc nội dung bài học.
+ Học sinh hình thành được một số kĩ năng cần thiết để phục vụ cho việc học tập như kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp, v.v…
+ Tất cả các học sinh đều học tập sôi nổi, thêm yêu tích môn học, có thái độ tình cảm đúng đắn v.v…
Ngoài ra, tôi thấy nhóm học sinh thử nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống kiến thức của đầu bài, giải quyết vấn đề một cách hợp lý, sáng tạo. Như vậy, việc thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng phương pháp biến đổi hình chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng phát triển các năng lực của học sinh.
- Về phía giáo viên: Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc sử dụng phương pháp biến đổi hình vào giờ dạy Toán. Các giáo viên đều khẳng định: “Việc sử dụng các đồ dùng trực quan này đã giúp học sinh hứng thú với giờ học hơn, đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức - kĩ năng - thái độ, nâng cao chất lượng giờ học”.
Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng theo các câu hỏi được thiết kế trong phiếu điều tra.
Bảng 3.2: Bảng so sánh kết quả thử nghiệm và đối chứng
Lớp Số phiếu
điều tra
Mức độ
Hiểu và vận dụng
Biết Chưa biết
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
5C 27 10 37,1 16 59,26 1 3,64
Từ bảng so sánh kết quả ta tiến hành vẽ biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ phù hợp của bài giảng có sử dụng phương pháp biến đổi hình
Dựa vào biều đồ đánh giá mức độ phù hợp của bài giảng có sử dụng phương pháp biến đổi hình, chúng ta nhận thấy sử dụng phương pháp biến đổi hình là rất cần thiết trong quá trình dạy và học. Học sinh ở lớp thử nghiệm hầu hết số học sinh ở lớp thử nghiệm đều đưa ra ý kiến là hoạt động biến đổi hình học là phù hợp với bài học, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Như vậy, hoạt động biến đổi hình học đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình dạy và học hiện nay.
Kết luận chương 3
Sau khi tiến hành nghiên cứu và thiết kế được một số kế hoạch bài học có sử dụng hoạt động biến đổi hình học, tôi đã tiến hành thử nghiệm để kiểm nghiệm lại tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng hoạt động biến đổi hình học trong dạy học hình học ở tiểu học.
Phần tiến hành thử nghiệm đã chỉ rõ được tính khả thi, phù hợp và hiệu quả của hoạt động biến đổi hình học thông qua các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra. Hoạt động biến đổi hình học đã góp phần giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức bài học, hình thành các kĩ năng và bồi dưỡng ở các em các tình cảm thái độ đúng đắn, phù hợp.
Với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ làm tài liệu tham khảo giúp cho sinh viên Đại học sư phạm Tiểu học trong học phần PPDH và các giáo viên, các bậc phụ huynh trong việc giảng dạy, phát triển các kĩ năng hình học cho học sinh Tiểu học và tất cả những ai quan tâm đến việc rèn kĩ năng hình học cho học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài “Tổ chức hoạt động biến đổi hình trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học được xây dựng căn cứ vào tầm quan trọng của dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học; tính trực quan, chính xác, khoa học của hoạt động biến đổi hình và thực tiễn dạy học vấn đề này trên thực tế còn nhiều hạn chế, hình thức. Với sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu (phương pháp nghiên cứu lí luận, quan sát, điều tra, phỏng vấn, đàm thoại, thống kê), về nội dung đề tài đã tiến hành thực hiện hai chương và đạt được những kết quả sau:
+ Chương 1, chúng tôi nêu ra được cơ sở lí luận về đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học; định hướng dạy học yếu tố hình học tiểu học; hoạt động biến đổi hình và dạy yếu tố hình học cho học sinh tiểu học qua hoạt động biến đổi hình và đặc biệt tìm hiểu được thực trạng việc tổ chức hoạt động biến đổi hình trong dạy học yếu tố hình học tại hai trường Tiểu học Tân Dân.
+ Chương 2, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra được 6 nguyên tắc tổ chức hoạt động gấp hình, 2 yêu cầu của việc tổ chức hoạt động gấp hình trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học đồng thời tổ chức dạy học yếu tố hình học tiểu học qua hoạt động gấp hình trong 3 trường hợp (dạy học đối tượng hình học, quan hệ hình học và đại lượng hình học). Với từng tường hợp, bên cạnh việc đưa ra hướng dẫn cách dạy các biểu tượng hình học mới, chúng tôi còn đưa ra các bài tập luyện tập theo từng lớp cụ thể, chi tiết các thao tác, cách giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: Dạy học đối tượng hình có 36 bài tập, dạy quan hệ hình học có 3bài tập, dạy đại lượng hình học có 3 bài tập.
Vì thế, giáo viên có thể tham khảo cách thức tổ chức dạy học các bài tập đó một cách dễ dàng, từ đó kích thích hứng thú học tập, sáng tạo và niềm đam mê toán học của học sinh để đạt hiệu quả tốt nhất trong dạy học.
Trong quá trình nghiên cứu, tuy đề tài gặp một số khó khăn về việc thu thập và thống kê số liệu, điều tra khảo sát và một số vấn đề khác, nhưng kết quả đạt được của đề tài mang lại những tín hiệu khả quan trong nhận thức và cách thức tổ chức dạy học yếu tố hình học qua hoạt động biến đổi hình cho giáo viên Tiểu học.
2. Kiến nghị
Với sự đóng góp của đề tài, tôi có một số khuyến nghị với nhà trường tiểu học nói chung và với các giáo viên tiểu học nói riêng trong việc tổ chức dạy yếu tố hình học cho học sinh tiểu học như sau:
2.1. Về phía nhà trường Tiểu học
- Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp và đầy đủ nhằm phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học toán nói chung và dạy các yếu tố hình học nói riêng.
- Tin tưởng và tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính sáng tạo trong thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đẩy mạnh sự tích cực và hứng thú học tập cho học sinh.
- Có kế hoạch phối hợp với phụ huynh để giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh học tập, thể hiện tính sáng tạo ngay cả trên lớp học cũng như ở nhà, tránh bó hẹp các em trong các bài tập lí thuyết nhàm chán.
2.2. Về phía giáo viên
- Không ngừng trau đồi, học hỏi các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại và phát triển nhằm cải thiện tiết học, giúp các em hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, sáng tạo và niềm đam mê toán học của các em.
- Nghiên cứu, thiết kế các bài học, các hoạt động dạy học biến đổi hình (đặc biệt là gấp hình), sáng tạo các bài tập, các hoạt động khác để củng cố kiến thức một cách trực quan và thiết thực nhất các kiến thức hình học vừa mới học và đã học.
- Phân bố thời gian hợp lí sao cho các hoạt động biến đổi hình phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh.Tạo điều kiện cho các em được tự do thực hành, sáng tạo theo các yêu cầu của bài tập, bài học, không nên rập khuôn, máy móc theo cách của mình trong quá trình dạy học.
- Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học (giấy, dây) trong các tiết dạy học hình học để đảm bảo hướng dẫn chi tiết cho học sinh các thao tác biến đổi hình.
- Quá trình dạy học là một quá trình lâu dài và phức tạp, vì vậy đòi hỏi sự tìm tòi và học hỏi không ngừng của giáo viên và các nhà giáo dục, do đó với đóng góp nhỏ của mình về đề tài trên, tôi hi vọng quý thầy cô có thể tham khảo, vận dụng sáng tạo vào các tiết dạy của mình để mang lại hiệu quả tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Ngọc Bảo - Trần Thị Thanh Bình (2001), Chương trình
Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Hội đồng quốc gia (2003), Từ điển Bách khoa, NXB từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[3]. Lê Thị Hồng Chi, Phan Thị Tình, Trần Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2015), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, Đại học Hùng Vương.
[4]. Vũ Quốc Chung (Chủ biên), Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang , Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học môn
toán ở tiểu học, NXB Giáo dục.
[5]. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội.
[6]. Trần Quốc Đắc, Đàm Hồng Quỳnh, Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
[7]. Nguyễn Kế Hào (2009), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,
NXB Đại học Sư Phạm.
[8]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2013), Toán 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. [9]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2014), Toán 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. [10]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2011), Toán 3, NXB Giáo dục, Hà Nội. [11]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2011), Toán 4, NXB Giáo dục, Hà Nội. [12]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2011), Toán 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. [13]. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[14]. Đặng Vũ Hoạt - Nguyễn Hữu Hợp (1998), Giáo dục học tiểu học 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15]. Trần Diên Hiển (2012), Giáo trình chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
Toán tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[16]. Trần Diên Hiển (2008), Thực hành giải toán ở tiểu học (tập 1, 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[17]. Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Trung (2005), Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
[18]. Bùi Văn Huệ - Phạm Thị Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức (2012),
Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[19]. Bùi Văn Huệ (1997), Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội.
[20]. Bùi Văn Huệ ( 1997), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học (Dành cho ngành cử nhân giáo dục Tiểu học, hệ đào tạo tại chức và từ xa), NXB Giáo dục Hà Nội.
[21]. Nguyễn Duy Hứa, Đỗ Kim Minh (2003), Hướng dẫn sử dụng thiết
bị dạy học Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
[22]. Nguyễn Thanh Hưng (2009), Phương pháp dạy học môn Toán ở
Tiểu học, NXB Giáo dục.
[23]. IF Khar Lamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục.
[24] Hoàng Long - Nguyễn Quốc Toản - Đoàn Chi (2012), Sách giáo viên
Nghệ thuật 1, NXB giáo dục, Hà Nội.
[25] Hoàng Long - Nguyễn Quốc Toản - Đoàn Chi (2010), Sách giáo viên
Nghệ thuật 2, NXB giáo dục, Hà Nội.
[26]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong
nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[27]. Trần Ngọc Thủy, Lê Thị Hồng Chi (2010), Bài giảng Phương pháp
dạy học toán ở tiểu học, Đại học Hùng Vương.
[28]. Phạm Đình Thực (2002), Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
[29]. Phạm Đình Thực (2009), Phương pháp dạy toán tiểu học, NXB Giáo dục.
[30] Đào Quang Trung, Hoàng Hương Châu, Trần Thị Thu (2006), Thủ
công - kĩ thuật và phương pháp dạy học thủ công - kĩ thuật ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[31]. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
[32]. Nguyễn Quang Uẩn (2009), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Phụ lục 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Về việc tổ chức hoạt động biến đổi hình trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học
(Dành cho giáo viên tiểu học)
Kính gửi các thầy, cô giáo trường Tiểu học ... Để có những căn cứ thực tế làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động biến đổi hình trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra thu thập ý kiến của các thầy cô về mức độ hiểu biết, mức độ sử dụng cũng như tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động biến đổi hình trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học. Thầy cô vui lòng đóng góp ý kiến qua việc điền đầy đủ các nội dung yêu cầu và đánh dấu (X) vào phương án trả lời phù hợp trong phiếu thăm dò ý kiến. Ý kiến của thầy, cô là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát điều tra. Chúng tôi đảm bảo tất cả các thông tin cá nhân của quý thầy cô hoàn toàn được bảo mật, các ý kiến đóng góp chỉ được dùng với mục đích làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động biến đổi trong dạy học yếu tố hình học ở tiểu học.
Quý thầy (cô) giáo vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau:
1. Thầy (cô) vui lòng cho biết vai trò của việc dạy học yếu tố hình học qua hoạt động biến đổi hình?
(Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý kiến dưới đây)
A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Bình thường D. Không quan trọng
2. Thầy (cô) vui lòng cho biết hoạt động biến đổi hình được phân loại thành các hoạt động nào dưới đây?
(Hãy đánh đấu X trước các hoạt động biến đồi)
Cắt hình Ghép hình Gấp hình Xé hình
Ý kiến khác: ... ...
3. Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của bản thân về mục đích sử dụng các hoạt động biến đổi hình?
(Hãy đánh dấu × trước các mục đích của hoạt động biến đổi hình)
Ý kiến khác: ... ...
4. Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ thực hiện hoạt động gấp hình trong việc dạy học yếu tố hình học cho học sinh.
(Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý kiến dưới đây)
5. Thầy (cô) vui lòng cho biết thời điểm thực hiện hoạt động biến đổi hình trong việc dạy học yếu tố hình học cho học sinh?
(Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý kiến dưới đây)
6. Thầy (cô) vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động biến đổi hình cho học sinh?
* Thuận lợi: ... Xếp hình
Giới thiệu ban đầu về hình Tìm hiểu đặc điểm của hình
Tìm hiểu mối quan hệ của các hình Thực hành nhận dạng hình
A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Không bao giờ
Dạy bài mới Luyện tập Thực hành Ôn tập
... ... ... ... ... * Khó khăn: ... ... ... ...
Phụ lục 2
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP ĐỐI CHỨNG ( Trường Tiểu học Tân Dân)
STT Họ và tên học sinh Lớp
1 Lê Quang An 5C
2 Dương Hồng Anh 5C
3 Lê Đức Anh 5C
4 Đô Thị Bảo Châu 5C
5 Lê Tiến Dũng 5C
6 Dương Đức Dũng 5C
7 Trần Ngọc Diệp 5C
8 Phạm Hải Đăng 5C
9 Đỗ Trường Giang 5C
10 Hoàng Hương Giang 5C
11 Lê Ngọc Hà 5C
12 Trần Ngọc Hà 5C
13 Đào Ngọc Yến Hà 5C
14 Đặng Duệ Hùng 5C
15 Nguyễn Thùy Lâm 5C
16 Trần Bảo Lâm 5C
17 Nguyễn Thùy Linh 5C
18 Lê Đức Mạnh 5C 19 Hà Khoa Nghị 5C 20 Hà Hồng Nhật 5C 21 Nguyễn Cảnh Minh 5C 22 Phạm Nhật Minh 5C 23 Trần Hà Phương 5C 24 Trần Thủy Trúc 5C
25 Đào Anh Thư 5C
26 Đường Thành Trung 5C
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP THỬ NGHIỆM (Trường Tiểu học Tân Dân)
STT Họ và tên học sinh Lớp
1 Lã Khắc An 5D
2 Nguyễn Hoàng An 5D
3 Trần Đại An 5D
4 Đỗ Hoàng Anh 5D
5 Nguyễn Hoàng Anh 5D
6 Nguyễn Trâm Anh 5D
7 Tạ Quang Anh 5D
8 Mã Gia Bách 5D
9 Nguyễn Minh Bảo Châu 5D
10 Nguyễn Yến Chi 5D
11 Nguyễn Hoàng Duy 5D
12 Nguyễn Thùy Dung 5D
13 Nguyễn Hà Minh Dương 5D
14 Đoàn Thị Phương Giang 5D
15 Tạ Thu Giang 5D 16 Trần Hương Giang 5D 17 Nguyễn Cát Hà 5D 18 Nguyễn Việt Hà 5D 19 Vũ Vân Hà 5D 20 Nguyễn Thanh Hằng 5D
21 Nguyễn Trung Hiếu 5D
22 Nguyễn Mai Hương 5D
23 Nguyễn Kim Khánh 5D
24 Chu Minh Khôi 5D