Neo tiền đồng vào một rổ ngoại tệ

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 69 - 70)

Do Việt Nam có quan hệ ngoại thương với nhiều nước nên việc neo tiền đồng vào rổ tiền với trọng số của từng đồng tiền phản ánh xu hướng mậu dịch quốc tế của Việt Nam cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của của nó đối với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu. Vì thế, điều hành chính sách tỷ giá nên ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng vào đô la Mỹ.

Có một thực tế là khi công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng, NHNN đã chọn tỷ giá VND/USD để niêm yết hàng ngày. Điều này thể hiện đồng USD là đồng tiền thống trị trên thị trường tiền tệ, và hiện tại vẫn chưa có đồng tiền nào đủ mạnh có thể đe dọa vị trí đồng USD. Tuy nhiên, do quan hệ kinh tế đa phương của Việt Nam với các nước nên NHNN có thể lựa chọn một số đồng ngoại tệ mạnh (như USD, yen Nhật, Euro, bảng Anh…) đưa vào tính toán chỉ số tỷ giá và bằng cách nào đó, NHNN công bố tỷ giá này dưới dạng tỷ giá tham khảo.

Từ các tính toán tỷ giá thực đa phương cho thấy rằng vào thời điểm cuối 2008, nếu tiền đồng được neo vào một rổ ngoại tệ thì tiền đồng có thể chỉ bị định giá cao khoảng 6,38% so với rổ tiền gồm 10 nước đối tác thương mại thay vì phải

lên giá đến 8,24% nếu chỉ được neo vào đô la Mỹ. Có hiện tượng này là do đô la Mỹ đã mất giá khá mạnh so với các đồng tiền khác trong rổ tiền đã chọn.

Mặt khác, NHNN nên tiếp tục thả nổi hoàn toàn tỷ giá của đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác, chỉ quản lý tỷ giá VND/USD. Do được tự do giao động các đồng tiền mạnh khác sẽ quay trở lại tác động vào tỷ giá USD/VND. Trong điền kiện thị trường ngoại hối còn nhiều hạn chế như hiện nay, sự biến động tự do của các ngoại tệ khác có thể đưa ra các thông tin mang tín hiệu thị trường, từ đó NHNN có những điều chỉnh hợp lý mức tỷ giá USD/VND. Cơ chế này cũng khuyến khích việc sử dụng các ngoại tệ mạnh khác trong thanh toán quốc tế và cất trữ, giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào đồng USD. Đồng thời NHNN nên khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu chọn đồng ngoại tệ thanh toán nào có tỷ giá VND so với đồng ngoại tệ đó giảm (hay là tiền đồng tăng giá với ngoại tệ đó) và ngược lại, đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu làm tốt việc này, có thể làm đa dạng đồng tiền trong thanh toán quốc tế, tránh quá lệ thuộc vào USD.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)