.Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Báo cáo Định hướng và phát triển NHS trong thời gian tới tại VN BTL ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng đã chuyển đổi (Trang 40 - 45)

Chuyển đổi thành ngân hàng số là quá trình chuyển đổi "từ sâu thành bướm" chứ không đơn giản chỉ là việc số hóa hay điện tử hóa những hoạt động hiện có. Do vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lâu dài trong một tâm thế liên tục thay đổi và tiến hóa. Muốn chuyển đổi số thành công không chỉ cần sự nỗ lực và đầu tư của các ngân hàng thương mại mà còn cần đến sự chấp nhận và thích ứng tương tác từ phía khách hàng và sự đồng bộ hạ tầng, logistics… trong một hệ sinh thái số. Một số gợi ý sau có thể hữu ích cho quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam:

(1)Thiết lập tầm nhìn chiến lược à kế hoạch triển khai theo lộ trình dài hạn phù hợp với năng lực và sứ mệnh của mỗi ngân hàng.

Chuyển đổi số không diễn ra theo một trật tự cố định nhưng cũng không phải diễn ra một cách nhanh chóng theo kiểu chỉ cần một phần mềm mới hoàn chỉnh là có thể vận hành được theo ý muốn. Chuyển đổi số còn là quá trình chuyển đổi văn hóa, lề lối làm việc và tư duy, thói quen hành động của nhà cung cấp, của khách hàng và của toàn xã hội. Do vậy, cần thận trọng trong công việc chuyển đổi.

(2) Coi trọng đội ngũ lãnh đạo điều hành và biến đội ngũ này thành động lực chính cho quá trình chuyển đổi số.

Vai trò của đội ngũ lãnh đạo điều hành thể hiện ở việc cam kết thực hiện lộ trình chuyển đổi số, hiểu và truyền thông chiến lược và kế hoạch chuyển đổi, dẫn dắt và phân bổ nguồn lực đảm bảo cho quá trình chuyển đổi số đồng thời đánh giá sự phù hợp của việc áp dụng công nghệ mới (nội bộ hoặc mua ngoài) phục vụ cho quá trình chuyển đổi. Lãnh đạo điều hành không nhất thiết phải là những người lập trình nhưng phải hiểu bản chất của quá trình chuyển đổi số. Một nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu hệ thống thông tin của trường quản lý MIT Sloan cho rằng:

41 nhu cầu về sự am hiểu kỹ thuật số này không có nghĩa là các CEO sẽ tham gia viết Code, nhưng nó hàm ý rằng doanh nghiệp đòi hỏi CEO và các vị trí lãnh đạo điển hình, cấp cao khác nhận biết được những cơ hội đang mở ra cho tổ chức mình và hiểu được cách thức giúp doanh nghiệp xây dựng tuyên bố giá trị số để khác biệt so với phần còn lại.

(3) Coi trọng các mục tiêu kinh tế và phân phối lợi nhuận giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Áp dụng một bộ công cụ phần mềm mới sẽ tiêu tốn một nguồn lực không nhỏ. Vì vậy, việc lựa chọn các giải pháp số phù hợp là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, các giải pháp phầm mềm số có thể sẽ nhanh lạc hậu nên vai trò của giám đốc công nghệ thông tin phải được đề cao đồng thời với việc gắn trách nhiệm giải trình. Những lợi ích trước mắt có thể không nhiều nhưng mục tiêu dài hạn mới là cái đích cần đạt tới. Mặc dù vậy, chuyển đổi số không phải là công việc có tính thời thượng mà là một hoạt động tất yếu để tồn tại trong một hệ sinh thái mới. Mục tiêu cuối cùng vẫn là các lợi ích kinh tế đạt được cho ngân hàng, khách hàng và xã hội.

(4) Tạo ra văn hoá và liên tục đổi mới sáng tạo

Các nhà lãnh đạo ngân hàng cần định ra một tầm nhìn chiến lược rõ ràng với một lộ trình thay đổi tổ chức và những viễn cảnh số được hình dung ra và dự báo được những lợi ích mà ngân hàng số mang lại. Điều quan trọng hơn là theo sát những diễn biến thay đổi của môi trường hệ sinh thái số để thích ứng và sáng tạo, chấp nhận rủi ro để có đột phá. Một nghiên cứu của MIT Sloan đã tổng kết: Những doanh nghiệp muốn bước về phía cuối lộ trình trưởng thành kỹ thuật số phải phát triển một thứ văn hóa kỹ thuật số hiệu quả. Đó là thứ văn hóa liên tục đổi mới sáng tạo, không kỳ thị rủi ro. Nếu không có một văn hóa khuyến khích đổi mới sáng tạo và chấp nhận rủi ro, khó có thể thành công ngay cả khi tổ chức đã có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn và thuyết phục nhất.

42

(5) Liên tục bồi dưỡng kiến thức và đào tạo đội ngũ nhân viên và người hướng dẫn.

Theo sau với quá trình đổi mới sáng tạo liên tục, cần phải có đội ngũ lãnh đạo quản lý liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Do vậy, cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ nhân lực chiến lược và hệ thống nhân lực vận hành. Trong thời đại số, việc đào tạo bồi dưỡng cũng phải được số hóa vừa làm cho việc truyền bá kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đồng thời thúc đẩy quá trình tự đào tạo, tự chuyển đổi, tự số hóa kiến thức. Mô hình đào tạo 70/20/10 của Jennings (70% kiến thức có được là nhờ tự học, tự trải nghiệm; 20% kiến thức học hỏi được từ đồng nghiệp bạn bè và thực hành nghề nghiệp; 10% kiến thức thu nhận được từ việc tào đạo chính thức từ nhà trường) chưa bao giờ được đề cao như trong thời đại công nghệ số hiện nay2. Đào tạo và tự học hỏi là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công của bất kỳ ai sống trong kỷ nguyên số. Song song với nó, hướng dẫn và hỗ trợ người dùng cũng không kém phần quan trọng của việc phát triển ngân hàng số đối với các ngân hàng.

*Một số đề xuất nhằm phát triển ngân hàng số trong thanh toán

Từ kinh nghiệm quốc tế, các NHTM Việt Nam có thể nhận thấy các cơ hội và thách thức để triển khai Ngân hàng số nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và các hình thức thanh toán quốc tế mới. Để nâng cao hiệu quả triển khai Ngân hàng số tại Việt Nam nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, một số đề suất được đưa ra như sau.

- Đối với NHNN

+) Sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về: ngân hàng số thì eKYC (có giới hạn); hệ thống đại lý ủy thác của ngân hàng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ ngân hàng số (nạp, rút tiền mặt từ tài khoản số; phát triển người dùng. Hỗ trợ thực hiện dịch vụ ngân hàng số có thu phí...); chính sách về an toàn, bảo mật

43 thông tin trong giao dịch điện tử để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng; quy trình nghiệp vụ giao dịch điện tử qua ngân hàng, giám sát hoạt động ngân hàng số và phòng chống rửa tiền.

+) Có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh truyền thông thúc đẩy dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt của doanh nghiệp và người dân, phát triển thương mại điện tử và hệ sinh thái số hỗ trợ cho thanh toán điện tử, nghiên cứu và phát triển các nền tảng thanh toán điện tử không qua ngân hàng, dựa trên số điện thoại di động hay căn cước công dân.

+) Tổ chức các hội thảo, chuyên đề khoa học công nghệ ngân hàng để tư vấn, hỗ trợ ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi core banking, chuẩn hóa, số hóa, xây dựng ngân hàng số đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 của đất nước và hội nhập quốc tế.

- Đối với NHTM

+) Nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển đổi ngân hàng số, phân bổ nguồn lực phù hợp cho đầu tư công nghệ mới.

Các ngân hàng khi thực hiện chuyển đổi số cần phải xác định rõ mục tiêu, phương pháp chuyển đổi phù hợp với thực tiễn và cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân sự, mạng lưới đã có. Đối với các ngân hàng Việt Nam, đề xuất lựa chọn mô hình chuyển đổi hỗn hợp: tận dụng cơ sở vật chất ngân hàng truyền thống, ứng dụng công nghệ và mạng lưới chi nhánh, giảm chi phí, nhân sự, đồng thời xây dựng bộ phận chuyển đổi gắn với trách nhiệm giải quyết nhu cầu khách hàng bằng các giải pháp số hóa. Các ngân hàng cần sắp xếp các hạng mục ưu tiên trong đầu tư để hoàn thiện công nghệ lõi theo thứ tự trước khi hoàn toàn tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

+) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung, ứng dụng AI, phân tích dữ liệu lớn vào chấm điểm tín dụng và quản trị khách hàng CXM.

44 công của quá trình chuyển đổi số. Các NHTM Việt Nam cần đặc biệt coi trọng xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân hàng tạo điều kiện để các bộ phận nghiệp vụ truy cập, thu thập dữ liệu dễ dàng và đầy đủ hơn, phân quyền truy cập đối với những thông tin bảo mật. Các NHTM có thể xem xét thành lập Trung tâm khai thác và quản lý dữ liệu kinh doanh nhằm chuyên biệt hóa chức năng phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin nhanh cho Ban lãnh đạo ngân hàng, các bộ phận kinh doanh, nghiên cứu phát triển, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro....

+) Phát triển ngân hàng số song song với xây dựng hệ sinh thái của ngân hàng

Đối với sản phẩm ngân hàng số cần gia tăng số điểm chấp nhận thanh toán, khắc phục các hạn chế về công nghệ đồng thời nâng cao giải pháp bảo mật, phòng ngừa gian lận để người dùng yên tâm sử dụng. Hệ sinh thái toàn diện kết nối giữa ngân hàng với các đối tác cần đáp ứng các yêu cầu về: Phương tiện thanh toán online, dịch vụ ngân hàng số, công cụ quản lý tài sản, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chấm điểm tín dụng, tích lũy điểm thưởng dùng chung, hỗ trợ kinh doanh online... Qua đó, ngân hàng có thể thu thập và khai thác được cơ sở dữ liệu người dùng rất lớn phục vụ cho kinh doanh dịch vụ của ngân hàng như: cho vay tín chấp trên cơ sở dữ liệu khách hàng, chấm điểm tín dụng, tư vấn dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách tự động và tối ưu.

+) Đẩy mạnh triển khai thanh toán xuyên biên giới qua các ứng dụng thanh toán, thẻ phi vật lý

Các NHTM Việt Nam cần tập trung phát triển kết nối với đối tác ngoại, đẩy mạnh hợp tác triển khai các hình thức thanh toán quốc tế qua ứng dụng trên điện thoại di động cho phép người dùng Việt Nam thanh toán bằng mã QRCode,

NFC… tại các ĐCNTT nước ngoài và ngược lại. Về mô hình hợp tác, các NHTM Việt Nam có thể đàm phán với đối tác ngoại tỷ lệ phí thu được theo phần trăm tính trên tổng giá trị giao dịch của khách hàng được thực hiện đối soát hàng ngày giữa

45 NHTM Việt Nam và ngân hàng của đối tác tại nước ngoài. Trong bối cảnh nhu cầu thanh toán xuyên biên giới có xu hướng ngày càng tăng, đây sẽ là một trong những sản phẩm dịch vụ đem lại nguồn thu phí lớn, giúp cải thiện biên lợi nhuận và củng cố kết quả kinh doanh cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời với thỏa thuận hợp tác, các NHTM Việt Nam cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm cũng như học hỏi được công nghệ mới từ đối tác nước ngoài hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số tại tổ chức.

[1] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hiện có khoảng 140 doanh nghiệp online thành viên. Theo thỏa thuận, Amazon sẽ giúp các doanh nghiệp thuộc VECOM bán sản phẩm của mình thông qua nền tảng của Amazon.

Một phần của tài liệu Báo cáo Định hướng và phát triển NHS trong thời gian tới tại VN BTL ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng đã chuyển đổi (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)