CHƯƠNG 3 KHẢO NGHIỆM
3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm
3.1.4. Thời gian khảo nghiệm
Nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi khảo nghiệm vào tuần 14 của năm học (tức tuần 7 của quá trình thực tập sư phạm). Tôi thực hành tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS vào chiều thứ sáu, tiết 5 - 6, ngày 11/12/2020 cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, ban phụ huynh và hai bạn giáo sinh khác.
3.1.5. Nội dung khảo nghiệm
Vì không có nhiều thời gian và cơ hội để áp dụng hết các biện pháp tích hợp như đã nêu ở trên nên tôi đã lựa chọn biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì thông qua hoạt động trải nghiệm. Tôi đã thực hành tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp 3H.
- Học sinh được ôn lại những kiến thức về các chất dinh dưỡng cần thiết cho HSTH, chế độ ăn hợp lí, lành mạnh.
- Học sinh được cung cấp một số kiến thức cơ bản về bệnh béo phì và cách phòng chống.
- Học sinhthực hành làm món ăn tốt cho sức khỏe: salad rau xanh. - Học sinh tuyên truyền cho mọi người ý thức nâng cao và bảo vệ SK.
63
- Học sinhtập một số động tác nhảycó tác dụng cho sức khỏe. - Học sinhchơi trò chơi rèn luyện thể lực.
- Học sinhbáo cáo đưa ra kết luận về các hoạt động mình vừa thực hiện có lợi ích thế nào đối với sức khỏe.
3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm
Để có kết quả khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu thông qua:
Quan sát hoạt động và trao đổi với HS: Quan sát trực tiếp thông qua quá trình HS học tập và vui chơi trên lớp, ghi chép, chụp ảnh, quá trình HS tham gia các hoạt động.
Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả khảo nghiệm, đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì.
Đối với lớp khảo nghiệm, GV tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục sức khỏe: thực hành giảng dạy cung cấp kiến thức và tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cho HS ngay tại tiết học đó.
3.2. Kết quả khảo nghiệm
3.2.1. Phân tích về mặt định tính
Qua quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, tôi đã quan sát HS và đưa ra những nhận xétnhư sau:
- Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm này mang lại sự tập trung và hứng thú cho HS tham gia.
- Lớp có không khí học tập thoải mái, vui tươi.
- Học sinhtích cực tham gia phát triển, đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Học sinh nắm được kiến thức về dinh dưỡng và bệnh béo phì sau tiết học.
- Học sinh tự tin trong việc tìm hướng giải quyết các vấn đề khi gặp phải tình huống khó khăn trong thực tiễn.
64
Dưới đây là hình ảnh trong hoạt động trải nghiệm làm salad rau xanh:
Hình 3.1. Nguyên liệu làm salad
65
Hình 3.3. Học sinh làm một món salad khác
3.2.2. Phân tích về mặt định lượng
Nhằm đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi tiến hành kiểm tra phần kiến thức đã dạy bằng biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì thông qua hoạt động tải nghiệmbằng một bài kiểm trakiến thức lí thuyết.
Để thấy rõ được phổ điểm của HS, chúng tôi lập bảng phân tích sau đây:
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm sốbài kiểm tra kiến thức
Lớp Số bài KT Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3H 62 0 0 0 0 3 6 24 18 9 3 Phần trăm (%) tương ứng 0 0 0 0 4.8 9.5 38.1 28.5 14.3 4.8 Từ bảng thống kê trên, tôi đã đưa ra biểu đồ thể hiện điểm số mà HS đạt được sau khi được học tiết học tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Kết quả này là kết quả chính xác, dựa trên thang điểm 10. Biểu đồ như sau:
66
Biểu đồ 3.1. Phổ điểmbài kiểm tra kiến thức
Bên cạnh đó, đa số học sinh đã làm được món salad đúng yêu cầu: đảm bảo dinh dưỡng và hình thức trang trí đẹp mắt. Kết quả chấm điểm dựa theo thang điểm 10 như sau:
Biểu đồ 3.2. Phổ điểm thực hành làm salad của HS
Nhờ hoạt động cuối cùng nhảy theo nhạc bài “Con cào cào” đã giúp HS được vận động sau một tiết học. Học sinh sẽ không bị thụ động, giải tỏa căng thẳng. Lớp học cũng có không khí vui tươi hơn. Đồng thời, bài nhảy này cũng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số lượng Phần trăm tương ứng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8
67
nhắc nhở HS hãy nâng cao ý thức rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh thông qua câu hát “Muốn khỏe đẹp thì hãy thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì hãy thể thao”.
3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
Theo kết quả điều tra, điểm số của HS sau khi áp dụng biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì khá cao. Nếu được áp dụng biện pháp này vào trong quá trình dạy học chủ đề thuộc chương trình Tiểu học hiện nay hay trong các hoạt động giáo dục khác thì sẽ góp phần cho HS vừa nắm được kiến thức, vừa được rèn luyện sức khỏe ngay cả trong tiết học; từ đó có khả năng làm giảm nguy cơ béo phì cũng như nâng cao được sức khỏe và nhận thức của HS.
Qua quá trình khảo nghiệm, có một số thuận lợi và khó khăn như sau: Về thuận lợi: Tiết khảo nghiệm được ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh tạo điều kiện và quan tâm. Đa số phụ huynh và học sinh tích cực tham gia các hoạt động của tiết khảo nghiệm. Học sinh được phụ huynh chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để thực hành. Bên cạnh đó, các em có nhận thức và tiếp thu kiến thức nhanh, ham học hỏi nên tiết học đạt hiệu quả.
Về khó khăn: Một số học sinh còn không chịu hợp tác với giáo viên trong quá trình học. Các em còn chưa nắm được các kiến thức về bệnh béo phì, về chế độ ăn dinh dưỡng hợp lí nên cứăn uống theo sở thích cá nhân. Nhiều HS chưa tự giác trong các hoạt động. Một số học sinh lười vận động hoặc vận động khá chậm chạp, nhiều HS cứ ngồi im một chỗ, hoạt động chưa nhanh nhẹn, chưa chủ động trong mọi công việc, chưa phát huy được tính tích cực của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tôi đã tiến hành khảo nghiệm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm được nêu ra ở trên đã khẳng định mức độ phù hợp của các biện pháptích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Việc tổ chức dạy học tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì đã tạo cho học sinh động cơ học tập tích cực, tạo hứng thú cho học sinh ở mức độ cao. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và hướng tới tự chăm
68
sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thay đổi trong nhận thức của học sinh; còn thói quen về ý thức thì cần thời gian nhiều hơn và các đơn vị giáo dục cùng phối hợp thì học sinh mới phát triển khỏe mạnh được. Do đó, nếu chỉ tích hợp một nội dung giáo dục hay một hoạt động giáo dục thì không đủ mà phải cần sự kết hợp giữa các nội dung, hoạt động thì mới đạt hiệu quả giáo dục tối đa.
69
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
❖ Khóa luận đã thu được những kết quả sau:
1. Hệ thống hóa lí thuyết về bệnh béo phì và tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì.
2. Đánh giá thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH
3. Một số biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH.
4. Thiết kế bài dạy tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì trong môn TNXH lớp 4, thuộc chủ đề “Con người và sức khỏe”.
5. Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải nghiệm phòng chống bệnh béo phì.
6. Nghiên cứu sự phù hợp của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH theo hướng liên hệ thực tiễn.
7. Kết quả khảo nghiệmcho phép rút ra kết luận bước đầu về sự phù hợp và tính khả thi của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH với thực tiễn, góp phần tích cực hóa hoạt động của HS; tạo ra môi trường học tập vui vẻ, học sinh tiếp thu được những kiến thức và rèn luyện thể lực một cách hiệu quả, góp phần làm giảm tỉ lệ béo phì ở Tiểu học.
Như vậy có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và khóa luận là tính khả thi.
❖ Hạn chế:
1. Phần lí luận của đề tài của mỏng, chưa chi tiết do đây là lần đầu tôi tham gia nghiên cứu một đề tài lớn nên còn nhiều bỡ ngỡ cũng như thời gian nghiên cứu ít, không đủ để tôi tìm hiểu và nghiên cứu hết mọi nội dung.
2. Các mẫu tìm hiểu còn bé, phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên khả năng chưa được chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, yếu tố thời gian ít cũng gây ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Do đó, đôi chỗ có sự nhận xét, đánh giá chủ quan của tôi. Nếu có điều kiện được phát triển thêm, mẫu lớn hơn thì đề tài sẽ mang lại tính khả thi cao hơn nữa.
70
3. Do phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên chưa bao quát được hết các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe.
4. Văn phong khoa học: Đề tài có một số chỗ ngôn ngữ chưa được khoa học, chuẩn chỉnh nên chưa diễn đạt được ý.
2. Khuyến nghị
Từ các kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất sau: Các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH từ các đơn vị giáo dục như trường học và gia đình để làm giảm tỉ lệ béo phì cho HSTH là biện pháp có hiệu quả nên được áp dụng rộng rãi cho các trường Tiểu học tại thành phố Hà Nội. Đồng thời, cần có sự kết hợp với các lực lượng giáo dục thì mới đạt được hiệu quả tối đa.
Nhà trường có thể tăng cường những giờ học có nhiều hoạt động nhằm rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Nhà trường cần thực hiện phổ cập giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học; tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, đặc biệt chú trọng những trò chơi dân gian.
Giáo viên cần có những hiểu biết về bệnh béo phì và bệnh học đường nói chung để có những hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để hiểu thêm tâm lí học sinh hơn nữa và cần có những biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cần có những nghiên cứu tiếp tục sâu hơn với thời gian dài hơn về hiệu quả của can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học.
Phụ huynh cần quan tâm đến chế độ ăn uống của con em mình hơn: Hạn chế cho các con ăn đồ chiên rán, đồ ăn sẵn; khuyến khích các con vận động và ủng hộ tích cực các biện pháp giáo dục của nhà trường và giáo viên đề ra.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
[1]. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 4-11- 2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2]. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, (2014), Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo dục.
[4]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2017), Khoa học 4, NXB Giáo dục Việt Nam. [5]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2017), Khoa học 5, NXB Giáo dục Việt Nam. [6]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2017), Tự nhiên và xã hội 1, NXB Giáo dục
Việt Nam.
[7]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2017), Tự nhiên và xã hội 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
[8]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2017), Tự nhiên và xã hội 3, NXB Giáo dục Việt Nam.
[9]. Bộ Y tế, Cục y tế dự phòng, (2016), Giải pháp phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em giai đoạn 2016 – 2020.
[10]. Nguyễn Hữu Châu, (1996), Các phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Khoa học Xã hội.
[11]. Trần Hữu Dàng, (2011), Bệnh béo phì, NXB Đại học Huế.
[12]. Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm (2003), Thực trạng thừa cân- béo phì ở trẻ 7-12 tuổi ở 7 quận nội thành Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam.
[13]. Lê Thị Mai Hoa, (2006), Dinh dưỡng trẻ em, NXB Giáo dục.
[14]. Lê Thị Mai Hoa, (2010), Giáo trình bệnh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[15]. Trần Bá Hoành(2006), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[16]. Luật Giáo dục,(2005), NXB Giáo dục, Hà Nội. [17]. Luật Giáo dục, (2019), NXB Giáo dục, Hà Nội.
72
[18]. Trần Thị Xuân Ngọc, (2012), Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 - 14 tuổi tại Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.
B. Tiếng Anh
[19]. Danielle Moores, (2020), Obesity.
[20]. Jacob C. Seidell Jutka Halberstadt, (2015), Gánh nặng toàn cầu của béo phì và những thách thức trong phòng ngừa béo phì, Bộ y tế Khoa học, Đại học VU, Amsterdam, Hà Lan.
C. Trang Web
[21]. http://dinhduonghocduong.net/
[22]. https://www.dieutri.vn/benhkhac/benh-beo-phi/ [23]. https://tich-hop-va-day-hoc-tich-hop/
[24]. https://vuisongkhoe.vn/
[25]. Thừa cân - Béo phì, Chuyên trang Giáo dục dinh dưỡng học đường, Viện dinh dưỡng quốc gia.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Đề tài: Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.
Các em học sinh thân mến, nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh mắc bệnh béo phì và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe; cô muốn lấy ý kiến của các em về thực trạng béo phì hiện nay. Các thông tin này sẽkhông được sử dụng với mục đích nào khác. Rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các em.
1. Thông tin cá nhân
Họ và tên học sinh:……….Lớp:………. Giới tính:………..Cân nặng:………..Chiều cao:………
2. Thông tin khảo sát
Câu 1. Em có thường xuyên ăn quà vặt, đồ chiên rán và đồ ngọt không?
□ Không ăn □ 2 lần/tuần □ 5 lần/tuần
Câu 2. Em thường tập thể dục bao nhiêu lần trong một tuần?
□ Không tập □ 2 lần □ 4 lần trở lên
Câu 3. Theo em, có cần theo dõi cân nặng thường xuyên không?
□ Không □ Có
Câu 4. Ai là người cung cấp kiến thức cho em về bệnh béo phì và cách phòng chống bệnh này?
□ Không có ai □ Thầy cô □ Bố mẹ
Câu 5. Theo em, muốn phòng chống bệnh béo phì thì chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào dưới đây?
□ Không thực hiện
□ Hạn chếăn đồchiên rán, đồ ăn sẵn và đồ ngọt.
□ Thường xuyên tập thể dục, tham gia các hoạt động thể chất. Cô xin trân thành cảm ơn các em!
Phụ lục 2
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Đề tài: Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.
Kính thưa các quý Thầy/Cô, nhằm giảm tỉ lệ học sinh mắc bệnh béo phì và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh thì em xin phép lấy ý kiến của thầy, cô về thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh. Các thông tin này sẽkhông được sử dụng với mục đích nào khác. Rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các Thầy/Cô.
1. Thông tin cá nhân
Họvà tên :……….Lớp:………. Năm công tác:………..
2. Thông tin khảo sát