Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS (năm 2021) (Trang 27)

I. Kết luận

Nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn, sinh hoạt động chuyên đề của nhà trường là quá trình làm chuyển biến nhận thức từ chưa biết đến biết, từ chưa hiểu, đến hiểu, từ hiểu nông đến hiểu sâu … của việc đổi mới phương pháp của người dạy, rất quan trọng, lâu dài, khó khăn cần được thực hiện, thường xuyên, liên tục. Biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của Ban Giám Hiệu nhà trường cũng cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới thường xuyên. Để làm tốt công tác quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

1. Cần xây dựng chu đáo, cụ thể kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn thực hiện trong năm.

2. Cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, động viên để nâng cao nhận thức của giáo viên

3. Cần có kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý, các nòng cốt chuyên môn, lựa chọn đối tượng thực hiện các chuyên đề chuyên môn, năng động tích cực, để công tác tổ chức thực hiện có hiệu quả đúng quy trình

4. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất phương tiện, phân công, giám sát chặt chẽ.

5. Duy trì hoạt động thẩm định ứng dụng đại trà sau sinh hoạt chuyên môn để điều chỉnh kịp thời.

Nếu làm tốt việc quản lý và chỉ đạo hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong các nhà trường phổ thông sẽ giúp BGH chỉ đạo có hiệu quả hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo định hướng của mình, đồng thời sẽ làm tốt công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên thường xuyên. Hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong các nhà trường nếu được làm thường xuyên và có hiệu quả cũng chính là yếu tố điều chỉnh nhận thức đúng đắn của giáo viên về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách nhanh nhất, giúp giáo viên tự giác, tự nguyện thực hiện, có như vậy thì chất

lượng các giờ dạy theo hướng đổi mới sẽ được nâng cao từng bước, đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

II. Kiến nghị

1. Đối với các cấp quản lí giáo dục

Cần tăng cường việc kiểm tra hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong đó có nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, kiểm tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, các biện pháp chỉ đạo đến kết quả sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề thể hiện ở chất lượng học sinh.

2. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, chuyên đề. Tăng cường nguồn ngân sách để mua sách, thiết bị cần thiết cho việc thực hiện và triển khai chuyên đề. Thực thi giám sát các hoạt động của tổ để đảm bảo dân chủ trong quản lí, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện phát huy được năng lực sở trường của mình. Đối với cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn cần nắm vững tình hình đội ngũ, yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm học sinh, điều kiện về trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học để có những tác động quản lí phù hợp. Vận dụng sáng tạo vào điều kiên thực tiễn của trường mình cho phù hợp.

3. Đối với Tổ trưởng

Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao. Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ. Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

4. Đối với giáo viên

Tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nền nếp dạy học của nhà trường. Tích cực, chủ động trong việc giảng dạy học sinh, đổi mới phương pháp

dạy học; khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc Ban Giám hiệu; chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn, trong xây dựng và thực hiện chuyên đề

Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn có hiệu quả ở trường trong hai năm gần đây. Những biện pháp này chưa phải là đầy đủ và cũng có thể chưa phù hợp với điều kiện ở các nhà trường khác. Chính vì vậy, để có thể học hỏi thêm về kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn nói chung và các mặt hoạt động khác tốt hơn; rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng thêm của các đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Xuân, ngày 20 tháng 4 năm 2021

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi được đúc kết trong quá trình quản lý,

không sao chép nội dung của người khác

Người viết

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

2. Chỉ thị 666 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của ngành Giáo dục

3. Định hướng phát triển giáo dục năm 2011-2020 của Thủ tướng chính phủ

4. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp – Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

5. Về giáo dục - Các Mác – Ănghen- Lênin- NXB Sự thật (1987)

6. Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng

7. Công văn số: 10801/SGD&ĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 V/v hướng dẫn đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dạy học, kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS (năm 2021) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w