Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Hướng dẫn tổ chức dạy học các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật ở lớp 4 5 (Trang 69 - 100)

CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Cách thức thực hiện

- Chúng tôi thực nghiệm việc áp dụng dạy các biện pháp tu từ đã đề xuất. - Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành việc sử dụng các phương pháp dạy học các biện pháp nghệ thuật tu từ. Sau khi tiến hành xong, chúng tôi đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực, phương pháp học của từng học sinh.

3.6. Tổ chức thực hiện 3.7. Kết quả thực hiện

Để có thể thấy được hiệu quả của việc vận dụng các ngữ liệu tìm hiểu về các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc vào dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ tiếng Việt ở 2 lớp 4,5, tôi tiến hành xây dựng các bài tập, câu hỏi và dạy thường xuyên ở lớp 4E (45 học sinh), còn lớp 5A (42 học sinh) tôi không áp dụng phương pháp nghiên cứu mới này của trường Tiểu học Gia Cẩm. Kết quả như sau:

Bảng 5: Kết quả kiểm tra kiến thức về biện pháp tu từ ở các lớp thực hành khảo sát

* Ban đầu: Kết quả học tập về các biện pháp tu từ và cảm thụ văn học trong phân môn Tiếng Việt ở lớp 4E đầu năm học là:

Lần kiểm tra Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Đầu năm 15(33.3%) 18(40%) 10(22,22%) 2(4,4%)

- Ở lớp 5A:

Lần kiểm tra Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

* Sau giữa học kì II: kết quả học tập về các biện pháp tu từ và cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc ở lớp 4E là:

Lần kiểm tra Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Giữa học kì II 19 20 6 0

- Ở lớp 5A:

Lần kiểm tra Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Giữa học kì II 13 18 9 2

Tổng kết việc dạy thực nghiệm, ta có thể thấy rõ sự thay đổi ở lớp thực nghiệm:

- Ở lớp 4E:

Lần kiểm tra

Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Đầu năm 15 18 10 2

Giữa học kì II 19 20 6 0

- Ở lớp 5A:

Lần kiểm tra

Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Đầu năm 13 14 13 2

Giữa học kì II 13 18 9 2

Qua bảng thống kê trên ta thấy tỉ lệ bài xếp loại giỏi và khá ở lớp thực nghiệm đã tăng lên đáng kể, không có bài loại yếu. Còn ở lớp không thực nghiệm có kết

quả vẫn như ban đầu, kết quả học tập của các em vẫn giữ nguyên không phát triển được năng lực của của các em. Kết quả này cho thấy việc vận dụng các ngữ liệu về biện pháp tu từ được tìm hiểu trong các bài tập đọc vào dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc lớp 4 - 5 để giúp học sinh cảm thụ giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc đã mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉ sử dụng những câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy học sinh rất hứng thú khi được tự mình viết ra những cảm nhận về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Lâu nay các em chỉ đơn thuần trả lời miệng các câu hỏi giáo viên đưa ra mà chưa được viết lên suy nghĩ của mình sau khi học xong bài học. Việc tự mình viết ra những suy nghĩ về giá trị của các biện pháp tu từ sẽ giúp các em nhận biết được giá trị của văn chương, từ đó thêm yêu quý văn chương và trau dồi khả năng viết văn của các em. Bên cạnh đó, các giáo viên dạy khối 4 - 5 nói riêng, các giáo viên khác nói chung rất tâm đắc với các ngữ liệu tìm hiểu về các biện pháp tu từ đó vì điều này giúp họ dễ dàng xây dựng các bài tập về biện pháp tu từ cũng như mạnh dạn dạy tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc và các phân môn khác của Tiếng Việt.

3.8. Đánh giá nhận xét.

Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:

Việc tìm hiểu các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong các văn bản nghệ thuật lớp 4 5 là ngữ liệu cần thiết và hữu dụng để giáo viên tham khảo từ đó xây dựng bài tập dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 4 - 5 đã phát huy được khả năng cảm nhận văn chương của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng tâm hồn các em, từ đó hình thành ở các em niềm say mê văn học, quan sát cuộc sống, biết yêu cái hay, ghét cái xấu, mở ra cho các em một khoảng trời văn học. Qua đó phát hiện được những học sinh

có năng lực văn chương để bồi dưỡng và đào tạo. Bên cạnh đó cũng đã giúp giáo viên tháo gỡ được khó khăn trong việc xây dựng các câu hỏi, bài tập về các biện pháp tu từ để mạnh dạn dạy cho mọi đối tượng học sinh ngay trong các bài tập đọc. Học sinh có thể làm các bài tập và trả lời câu hỏi ngay trong giờ Tập đọc chứ không phải đợi đến tiết bồi dưỡng học sinh giỏi. Với từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ có những câu hỏi phù hợp để dẫn dắt, giúp học sinh nắm được giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ. Giờ đây học sinh được tự mình tìm ra cũng như viết được cảm nhận của mình về cái hay, cái đẹp của các bài văn. Đây chính là một hướng đổi mới trong việc giảng dạy: nâng cao khả năng tự tìm tòi khám phá của học sinh – một vấn đề đang được những người làm công tác giáo dục quan tâm.

- Ngoài ra, tôi còn thấy học sinh có hứng thú đặc biệt khi được tự mình phát hiện ra giá trị của các biện pháp tu từ, cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hơn thế nữa nó còn tạo cho các em niềm say mê văn học, yêu thích môn Tiếng Việt – môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quá trình thực nghiệm sư phạm cùng với kết quả thu được từ thực nghiệm sư

phạm cho thấy: mục đích thực nghiệm sư phạm đã đạt được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định thu những kết quả

ban đầu. Qua công tác tổ chức, trao đổi, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ dạy thực nghiệm sư phạm cùng với những kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm cho phép chúng ta kết luận: Giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn. các biện pháp đã đề xuất trong tiến trình dạy học theo định hướng của đề tài có tính khả thi và hiệu quả cao. Từ kết quả thực nghiệm trước và sau khi áp dụng dạy học các biện pháp tu từ cho ta thấy sự tăng lên về số lượng học sinh được điểm khá giỏi khi được học về các biện pháp tu từ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong Chương trình tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Tập đọc có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt các phân môn khác và học tập các môn học khác được tốt hơn. Tuy nhiên sự thay đổi môi trường học tập vơi những nề nếp học tập mới, sách giáo khoa mới, những thay đổi về phương pháp dạy học đã khiến các em gặp không ít khó khăn. Để giúp các em bước qua những khó khăn đó, hiện nay đã có một hệ thống các phương pháp dạy học tích cực và các hình thức mới phù hợp trong dạy học tập đọc bước đầu đã có tác dụng to lớn, góp phần vào công việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Qua khảo sát chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 - 5, thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học các biện pháp tu từ cho thấy: chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 - 5 đều là những bài đọc rất hay và có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, những phương pháp giảng dạy còn chưa mang lại hiệu quả cao, các em không hứng thú với bài đọc. Qua khảo sát thực trạng đó chúng tôi đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc cũng như là việc dạy các biện pháp tu từ .

Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn khảo sát thực trạng ứng dụng phương pháp dạy học trong dạy học phân môn môn Tập đọc, tôi đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Tập đọc và dạy về các biện pháp tu từ nhằm thể hiện tính khả thi của đề tài.

Ứng dụng phương pháp dạy học về các biện pháp tu từ trong cho học sinh lớp 4 - 5 trường tiểu học Gia Cẩm – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ là một vấn đề có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên trong khuân khổ nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, khảo sát thực tế và chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên tôi chỉ tập trung chủ yếu

vào việc đưa ra một số đề xuất có tính chủ quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc day môn Tập đọc cũng như là vấn đề học về các biện pháp tu từ. Mong muốn đem đến cho các bạn sinh viên Khoa Tiểu học - Mầm non cũng như các giáo viên đang giảng dạy trực tiếp một số biện pháp giúp học sinh nhận thức tốt, kết quả học tập cao thông qua việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học.

2. Kiến nghị

Để sáng kiến kinh nghiệm của mình được nhân rộng và đem lại hiệu quả thiết thực trong quả trình dạy học, tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Thứ nhất: Dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc cho các em là việc làm cần được coi trọng và phổ biến trong các nhà trường tiểu học.

Thứ hai: Dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc cho các em áp dụng cho mọi đối tượng và ngay ở trong giờ Tập đọc chứ không phải đợi đến tiết bồi dưỡng học sinh giỏi. Với từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ có những câu hỏi phù hợp để dẫn dắt, giúp học sinh nắm được giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ. Các em được tự mình tìm ra cái hay, cái đẹp của văn chương dưới sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên chứ không phải cảm nhận văn chương theo cảm nhận do thầy áp đặt.

Hạn chế:

Mặc dù khi thực nghiệm kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy và bước đầu đã có những thành công, song bên cạnh đó kinh nghiệm còn có hạn chế: đó là nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng khi tự xây dựng các bài tập đọc hiểu các biện pháp tu từ dựa trên các ngữ liệu tìm hiểu được về các biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật ở môn Tập đọc.

Giáo viên ở các trường tiểu học cần được trang bị cơ sở lí luận cần thiết về nội dung các biện pháp tu từ để từ đó có thể hướng dẫn học sinh trong việc nhận biết các biện pháp tu từ và nêu giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

- Bản thân người giáo viên cũng phải tự mình phát hiện được các biện pháp tu từ, nắm được giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ, cảm nhận được tác phẩm mới có thể truyền đạt lại cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng như hướng dẫn học sinh cảm thụ giá trị của các biện pháp tu từ và cảm thụ những tác phẩm đó.

- Các trường tiểu học hoặc chính giáo viên chủ nhiệm nên thường xuyên tổ chức những buổi thi viết văn cho học sinh lớp 4, 5 để các em có thể quen với văn chương tạo cơ sở tốt cho việc học lên cấp trên dưới hình thức như thi chuyên hiệu “Nhà văn học nhỏ tuổi” hay “Câu lạc bộ yêu văn học”,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Diệp Quang Ban, Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt.

[2]. Đỗ Hữu Cầu, Đỗ Việt Hùng (1990), Giáo trình Ngữ dụng học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[3]. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4]. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5].Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thái Hòa (2002), Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

[7] Phó Đức Hòa (2011), Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học, NXB DHSP.

[8].Nguyễn Sinh Huy (1997), “Giáo trình tâm lí học tiểu học”, NXB GD.

[9]. Trần Mạnh Hưởng,Lê Hữu Tỉnh (2003), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[10].Nguyễn kì (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB GD, Hà Nội.

[11]. Đinh Trọng Lạc (2000), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giaos dục Hà Nội. [12]. Đinh Trọng Lạc (1999) phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Chuyên luận: Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, NXB GD, 2006.

[15] Lê Phương Nga (2001) “Dạy học tập đọc ở tiểu học”, NXBGD.

[17]. Trần Thị Minh Phương, Hoàng Cao Cương, Lê Ngọc Điệp (2004), Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt 4, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

[18].Đào Thản (1988), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb KHXH, [19]. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học Chuyên ngiệp Hà Nội.

[20]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2012), Tiếng Việt 4 – tập 1, 2, NXB GD. [21]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2012), Tiếng Việt 5 – tập 1, 2, NXB GD. [22]. Đinh Thị Oanh – Vũ Thị Kim Dung – Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB GD.

PHỤ LỤC 1

Mẫu giáo án: Phân môn Tập đọc BÀI: TRE VIỆT NAM

(SGK Tiếng Việt 4- tập 1, tr41)

I.MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng nỏ trời xanh, bão bùng, lũy thành, bao giờ…

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc.

2. Đọc – hiểu

- Hiểu ý nghĩa của các từ khó: tự, lũy thành, áo cộc, nòi tre, nhường… - Hiểu nội dung của bài: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

3. Học thuộc lòng bài thơ

II. phương tiện dạy học

+ Giáo viên: Giáo án, Tranh minh họa (phóng to) bài tập đọc trang 41sách giáo khóa, bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc,….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy học bài mới

Hoạt động 1:Giới thiệu - ghi đề bài

- Cho học sinh quan sát tranh minh họa và hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì? - Giới thiệu: Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam, Tre được làm các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và làm đồ mĩ nghệ, cây tre luôn gần gũi với làng quê Việt Nam. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…”. Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiể bài

a, Luyện đọc

- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 41 và luyện đọc từng đoạn (3

_ Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi?

+ Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre.

- 4 HS đọc tiếp nối theo trình tự. Đoạn 1: Tre xanh… đến bờ tre xanh. Đoạn 2: Yêu nhiều… đến hỡi người.

lượt học sinh đọc).

- Gọi 3 HS đọc lại toàn bài giáo viên chú ý sủa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh (nếu có). Ví dụ khổ thơ:

Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh Tre xanh/ không đứng khuất

Một phần của tài liệu Hướng dẫn tổ chức dạy học các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật ở lớp 4 5 (Trang 69 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)