Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh lớp 3 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 89 - 128)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Để thực nghiệm diễn ra hiệu quả và mang lại kết quả có tính khách quan chúng tôi tiến hành các hoạt động như sau:

- Bài dạy thực hiện đồng thời ở hai lớp.

- Trao đổi với giáo viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Ở mỗi hoạt động thực nghiệm, chúng tôi tiến hành như sau:

- Trình bày cho GV lớp thực nghiệm hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức tiến hành trong từng bài, phân tích rõ điểm khác nhau giữa hai cách

dạy: dạy theo cách truyền thống và dạy có tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. GV cũng đưa ra những dự kiến khó khăn có thể gặp phải trong quá trình dạy học và nêu cách giải quyết.

+ Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi xây dựng bài học theo hướng tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Kế hoạch thực nghiệm chúng tôi thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên lớp thực nghiệm có thể dễ dàng thực nghiệm tuy nhiên tôi cũng tính đến khả năng vận dụng sáng tạo cũng như một số tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình giáo viên giảng dạy. Kế hoạch khi được thiết kế xong, tôi cũng tiến hành trao đổi, bàn bạc với giáo viên để bổ sung, sửa chữa trước khi đưa vào giảng dạy trên lớp. Sau đó trao bản kế hoạch để giáo viên thử nghiệm nghiên cứu trước. Bên cạnh bản kế hoạch, chúng tôi cũng trao cho giáo viên phiếu điều tra kết quả thực nghiệm, truyền đạt đầy đủ nội dung, phương pháp của giờ thực nghiệm. Đồng thời chúng tôi cũng giao phiếu điều tra cho lớp đối chứng.

+ Ở lớp đối chứng, giáo viên tự chuẩn bị giáo án và triển khai bài học theo ý định của mình.

- Dự các tiết dạy thực nghiệm của giáo viên, đồng thời quan sát quá trình hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh để thấy rõ hơn khả năng thực hiện của giáo viên cũng như hứng thú học tập của học sinh khi được tham gia hoạt động trải nghiệm. Để đảm bảo tính khách quan về kết quả tiếp nhận của học sinh, chúng tôi theo dõi việc phát phiếu điều tra thực nghiệm của giáo viên sau mỗi tiết học và việc thực hiện của học sinh với các yêu cầu ghi trong phiếu. Thu phiếu để tổng hợp kết quả. Sau tiết học, chúng tôi cũng gặp gỡ, trao đổi với giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm . Gặp gỡ, trao đổi với học sinh sau mỗi tiết để thấy mức độ hứng thú của các em.

3.5. Tổ chức thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn: - Chuẩn bị thực nghiệm

- Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Tiến hành chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi đã dựa vào kết quả đánh giá cuối học kỳ I của học sinh lớp 3C, 3D của trường tiểu học Tân Dân – Thành Phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ để chọn, cụ thể:

Bảng 4: Thông tin lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Thực nghiệm Đối chứng

Lớp 3C Số học sinh 32 Lớp 3D Số học sinh 31 Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự cân bằng về số lượng cũng như trình độ.

Bảng 5: Mức độ nhận thức trước thực nghiệm ở 2 lớp

thực nghiệm và đối chứng Mức độ

Lớp

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

3C 6 18,75 23 71,88 3 9,37

3D 5 16,13 24 77,42 2 6,45

Giáo viên trực tiếp giảng dạy cả 2 lớp đều có cùng trình độ và số năm công tác gần 20 năm, kinh nghiệm giảng dạy và công tác tốt.

Qua việc kiểm tra các lớp 3C và 3D trước khi thực nghiệm cho thấy trình độ học sinh của cả hai lớp khá tương đồng về mặt số liệu thống kê.

3.5.2. Biên soạn giáo án, xây dựng bài giảng thực nghiệm

- Lớp đối chứng: giáo viên thiết kế và thực hiện tiết dạy bình thường.

- Lớp thực nghiệm: chúng tôi cùng giáo viên thiết kế giáo án giảng dạy trong đó có tổ chức hoạt động trải nghiệm trong tiết dạy (giáo án chi tiết dạy thử trình bày ở phần phụ lục)

3.5.3. Triển khai thực nghiệm

Sau khi chuẩn bị chu đáo về nội dung, đồ dùng dạy học, giáo án chúng tôi tiến hành giảng dạy 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính thông qua quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên dạy thử nghiệm và ý kiến học sinh. Chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh của hai lớp đối chứng và thực nghiệm như sau:

Bảng 6: Mức độ hứng thú của học sinh Lớp SL Mức độ Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % TN 3C 32 26 81,25 6 18,75 0 0 0 0 ĐC 3D 31 10 32,26 15 48,39 16 19,35 0 0

Học sinh có hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 100%, với mức độ rất thích là 81,25%. Trong khi đó, tỉ lệ % số học sinh rất thích ở lớp đối chứng chỉ là 32,26%.

Lớp thực nghiệm không có học sinh nào ở mức độ hứng thú bình thường hoặc không thích nhưng ở lớp đối chứng, tỉ lệ này vẫn chiếm 19,35%.

Ngoài ra, kết quả đánh giá định tính còn được đánh giá tổng hợp qua một số tiêu chí ở bảng sau:

Bảng 7: Kết quả đánh giá định tính

của hai lớp đối chứng và thực nghiệm

Tiêu chí đánh giá Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

SL % SL %

Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu xây

Học sinh tích cực, chủ động trong giờ học 20 64,52 24 75 Học sinh giải quyết các yêu cầu nhận thức

nhanh, tự giác, sáng tạo 15 48,39 27 84,38

Học sinh tập chung, chú ý vào bài học 22 71 29 90,63 Học sinh thường xuyên trao đổi, làm việc

hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập

16 51,61 25 78,12

Học sinh tự tin, tích cực bày tỏ ý kiến của

mình 20 64,52 26 81,25

Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy sự hứng thú học tập được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của sinh. Học sinh tại lớp đối chứng còn rất nhiều em chưa tập chung, chưa tích cực trong quá trình học tập. Hầu hết các chưa hứng thú với bài học, rất rụt rè, ít giơ tay phát biểu khiến cho lớp học rất trầm. Ngược lại, học sinh tại lớp thực nghiệm khi học các tiết học có tổ chức trò chơi học tập phần lớn đều hào hứng, phấn khích khi tham gia trò chơi. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, chú ý vào bài học mà không bị phân tán bởi các yếu tố ngoài bài học. Không có học sinh học bài với trạng thái mệt mỏi, uể oải hay buồn ngủ. Học sinh tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập. Các em luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất phần chơi của mình và đội mình. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tòi, giải quyết một cách sáng tạo. Trong quá trình tham gia trò chơi, các em còn tích cực bàn bạc, trao đổi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt phần chơi của đội mình. Khi kết thúc trò chơi, các em đều mong muốn được tham gia những trò chơi tiếp theo và muốn học nhiều giờ học như vậy. Như vậy, việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy và học môn Toán giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.

3.5.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi thực hiện xong các tiết học được lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học sinh ở 2 mặt: tri thức và kỹ năng thông qua một bài kiểm tra.

Bài kiểm tra được đánh giá theo mức độ (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành)

Bảng 8: Kết quả đánh giá kiến thức cơ bản

Lớp SL

Mức độ

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

TN 3C 32 10 31,25 20 93,75 2 6,25

ĐC 3D 31 5 16,13 23 74,19 3 9,68

Tỷ lệ % học sinh đạt mức độ hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm là 31,25% tăng 15,12% so với lớp đối chứng.

Tỷ lệ % học sinh ở mức độ chưa hoàn thành ở lớp thực nghiệm là 6,25%, giảm 3,43% so với lớp đối chứng.

Kết quả trên cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đem lại hiệu quả rõ rệt giúp học sinh có hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức, tích cực, chủ động nhận thức, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán.

Bảng 9: Kết quả đánh giá kỹ năng

Lớp SL Mức độ Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % TN 3C 32 12 37,5 20 62,5 0 0 ĐC 3D 31 6 19,35 22 70,97 3 9,68

Tỷ lệ % học sinh đạt mức độ tốt ở lớp thực nghiệm là 37,5% tăng 18,15% so với lớp đối chứng

Tỷ lệ học sinh mức độ cần cố gắng ở lớp thực nghiệm là 0% thấp hơn lớp đối chứng 9,68%.

Kết quả trên cho thấy: Việc tổ hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Toán giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tốt hơn các giờ học thông thường.

Kết quả đánh giá kĩ năng mềm

*Lớp đối chứng:

Tỷ lệ % học sinh đạt điểm tích cực ở lớp thực nghiệm là 99% tăng 12% so với lớp đối chứng.

Tỷ lệ học sinh bị điểm tiêu cực ở lớp thực nghiệm là 1% thấp hơn lớp đối chứng 12%.

Kết quả trên cho thấy: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Toán giúp học sinh phát triển tốt các kĩ năng như: thuyết trình, giải quyết vấn đề, xác định mục tiêu,… hơn so với lớp thông thường.

Kết quả đánh giá qua dự giờ:

Trong quá trình dự giờ, chúng tôi đã quan sát và nhận thấy sự hứng thú học tập được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của sinh. Các em rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động học tập bằng một không khí lớp học sôi nổi, vui tươi. Và khi trò chuyện với các em, thì chúng tôi thấy rằng đa số các em đều mong muốn có những giờ học như vậy. Như vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học môn Toán giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.

Về khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ của học sinh

- Về khả năng phát triển tư duy, qua dự giờ chúng tôi thấy rằng học sinh lớp thực nghiệm đã có cơ hội phát triển tư duy. Nhờ việc học sinh được hoạt động nhiều mà các em nghĩ ra nhiều phương án thực hiện khác nhau, tạo tiền đề phát triển óc sáng tạo trong các em.

- Về khả năng phát triển ngôn ngữ, rõ ràng khi các em hoạt động trải nghiệm, các em hiểu rõ mình đang làm gì và đã làm gì nên các em hoàn toàn có thể diễn tả những điều đó, nhờ vậy mà khả năng lập luận, giải thích của các em ngày càng tốt lên. Không những vậy, các em còn có những trao đổi, thảo luận với bạn, thắc mắc với giáo viên hay tương tác với các đối tượng khác,... điều đó cũng góp phần phát triển năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho các em.

3.6. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng chất lượng lớp thực nghiệm về kiến thức, kĩ năng cao hơn lớp đối chứng mặc dù trình độ đầu vào của hai lớp tương đương nhau. Cụ thể:

- Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn nhiều so với lớp đối chứng. Tỉ lệ % học sinh hoàn thành tốt cao hơn và không có học sinh chưa hoàn thành.

- Ở lớp thực nghiệm, học sinh rất hào hứng tham gia học tập. Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế của học sinh lớp thực nghiệm cũng tốt hơn lớp đối chứng.

- Học sinh ở lớp thực nghiệm có cơ hội rèn luyện và phát triển ngôn ngữ nên học sinh diễn đạt tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành trong vòng 6 tuần với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm vào dạy môn Toán ở các tiết học cụ thể. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: Thực nghiệm bước đầu thành công, phần nào khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa học và đạt được mục đích nghiên cứu.

Tuy nhiên do điều kiện và thời gian còn hạn chế chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm một số bài học mà chưa có điều kiện để thực nghiệm tất cả các bài dạy ở lớp 3. Do vậy chưa thể đòi hỏi một kết quả mỹ mãn và hiệu quả dạy học trong quá trình thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Tổ chức hoạt động trải nghiệm là hình thức dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh phát triển trí tuệ và rèn luyện các năng lực, phẩm chất. Hoạt động trải nghiệm được đưa vào dạy học môn Toán lớp 3 giúp học sinh hứng thú với giờ học, tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em qua mỗi giờ học. Chính vì vậy, việc đưa hoạt động trải nghiệm vào dạy học toán là phù hợp và cần thiết đối với học sinh tiểu học.

Việc tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3 đã nâng cao được chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.

2. Kiến nghị

- Bộ giáo dục, Sở, Phòng giáo dục của các địa phương cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo về hoạt động trải nghiệm, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên và có chất lượng hơn nữa về mặt năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học.

- Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường tiểu học cũng cần chú ý hơn nữa đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy ở trường tiểu học. Tránh việc tổ chức một cách hình thức trong các cuộc thi mà phải khiến hoạt động trải nghiệm trở thành một hình thức dạy học được áp dụng thường xuyên.

- Giáo viên tiểu học cũng cần tự bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (thông qua ngày 28/7/2017), Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm (Dự thảo ngày 19/01/2018), Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (Dự thảo ngày 19/01/2018), Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (1947), Hướng dẫn học tập (bản tổng quát).

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo , Dự án phát triển GVTH (2007), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, tài liệu đào tạo GVTH, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015, Hà Nội.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Toán lớp 3, NXB Giáo dục.

[8]. Bùi Ngọc Diệp (2005), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí khoa học giáo dục, số 113, trang 37. [8]. Đinh Thị Kim Thoa, Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

[9]. Đinh Thị Kim Thoa, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm”.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh lớp 3 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 89 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)