I. ĐÁNH GIÁ HOÀN CẢNH, ĐIỀU KIỆN CỦA NHÀ XUẤT BẢNGIAO THÔNG VẬN TẢI GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Về thị trường:
Hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản trên thị trường có nhiều vấn đề cần bàn tới. Nhưng ở đây chỉ tập chung hai mặt chính của Công ty là những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều đầu tiên là Công ty được sự quan tâm chặt chẽ của Đảng Nhà nước và Bộ giao thông vận tải, đã có một số mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh khác.
Thứ hai là Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tận tuỵ với nghề nghiệp của mình, vì thế mà Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu đặt ra.
Một thuận lợi nữa đối với Công ty là nhu cầu về sách tạp chí ngày càng tăng do trình độ dân trí cũng như đời sống kinh doanh xã hội mấy năm gần đây được cải thiện rất nhiều.
Ngoài ra các mặt hàng sách, văn hoá phẩm, mang tính giáo dục, khoa học kỹ thuật xã hội mức thuế bị đánh theo biểu thức hiện hành là 0%. Điều này giúp cho Công ty có khả năng điều chỉnh mức giá một cách dễ dàng trên thị trường .
Tuy nhiên, Công ty có một hạn chế rất lớn là thị phần sản phẩm của Công ty như hệ thống kênh phân phối còn quá kém chưa phù hợp với khả năng của Công ty. Do vậy thị trường chưa được khai thác một cách có hiệu quả.
Bất lợi thứ 2 là thị trường trong nước có rất nhiều tình trạng ăn cắp bản quyền sách nhân bản, sách phô tô... mà cục xuất bản đã có quyết định chỉ cấp giấy cho các loại sách trên. Ở nhiều nơi có tình trạng phô tô sách rời đưa đi in lại rồi lại đem phát hành. Điều này không chỉ gây phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Một hạn chế nữa là công ty được đưa ra trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế tập trung bao cấp, cho nên phương thức làm việc và hoạt động của các Công ty chưa mang tầm vóc và quy mô hoạt động lớn mặc dù trải qua bao năm đổi mới, khắc phục được khó khăn trước đây và đang đi vào ổn định nhưng chưa hoà nhập hay thích ứng với cơ chế thị trường hiện nay.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều phải tìm cách làm sao để mình tồn tại và phát triển, có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn. Có như vậy họ mới thực hiện được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cao.
Như vậy, nhà xuất bản muốn hoạt động marketing kinh doanh của mình đạt hiệu quả hơn thì đầu tiên và quan trọng nhất là phải hoà nhạap và thích ứng với thị trường. Nếu không thích ứng với nền kinh tế thị trường thì sẽ bị đào thải, tức là không tồn tại và phát triển được nữa.
Vì vậy nhà xuất bản cần nỗ lực tối đa khả năng mình đang có và bồi dưỡng cán bộ công nhân, nâng cao tay nghề và cần có công tác tuyển nhân viên mới có khả năng nhạy cảm và thích ứng với thị trường để có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược đã đề ra đối với nhà xuất bản.
2. Môi trường kinh doanh của nhà xuất bản
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố môi trường tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Môi trường không chỉ có những thay đổi, biến động những diễn biến từ từ, dễ dàng phát hiện và dự báo mà nó luôn tiềm ẩn những biến động khôn lường thậm chí những cú sốc. Như vậy môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi và cả những sức ép, sự đe doạ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô trong môi trường kinh doanh bao hàm cả môi trường marketing của doanh nghiệp.
2.1 Môi trường Marketing vi mô:
Các yếu tố và lực lượng bên trong công ty: đối với công ty ngoài các phòng ban chức năng như tài chính kế toán, các phòng nghiệp vụ thì hoàn toàn chưa có một bộ phận nào hoạt động marketing rõ nét để đưa ra một phòng marketing riêng biệt với nhiệm vụ và quyền hạn riêng biệt.
Do vậy, mọi hoạt động của Công ty đều dựa trên những mục tiêu được cấp trên giao cho các phòng ban mà không có chiến lược cụ thể nào. Các phòng ban chỉ cố gắng hoàn thành được mục tiêu đề ra chứ không hề có sự kết hợp chặt chẽ nào để tạo nên sức mạnh của Công ty.
Người cung ứng: nhà xuất bản có thuận lợi rất lớn là người cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất nhiều, các nhà máy giấy đều có thể cung ứngnguyên vật liệu cho nhà xuất bản cụ thể và điển hình nhất là nhà máy giấy “bãi bằng”.
Các trung gian Marketing: Ngoài các tổ chức trung gian cần thiết cho hoạt động kinh doanh như ngân hàng công thương công ty bảo hiểm các phương tiện vận chuyển thì công ty cũng có một số đại lý cửa hàng phân phối sản phẩm của Công ty như các cửa hàng sách, văn hoá phẩm tại Hà Nội và một số nơi khác.
Tuy vậy khó khăn lớn nhất đối với công ty là vẫn chưa có một hệ thống kênh phân phối hữu hiệu để có thể khuếch trương được sản phẩm của mình đúng với đối tượng đúng thị trường và đúng thời gian.
Khách hàng: về khách hàng đối với công ty thì không đa dạng lắm, chỉ có một số cá nhân hay tổ chức biết đến sản phẩm của Công ty là khách hàng, còn đa số khách hàng là họ chưa được biết đến Công ty, đến sản phẩm của Công ty ngoài một số khách hàng mới, còn hầu như là toàn các khách hàng quen thuộc - điều này cho thấy rằng tiếng tăm của Công ty trên thị trường chưa có, nếu có thì chỉ là hữu hạn, một số ít biết đến - nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là Công ty chưa có một chương trình kế hoạch chiến lược nào về quảng cáo, khuyễn mãi, khuyếch trương sản phẩm. Vì vậy mục tiêu chính của Công ty là mở rộng thị phần và khách hàng ngày càng nhiều người được biết đến sản phẩm của Công ty như một điều tất yếu.
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của Công ty thì rất nhiều và mạnh, Nhà xuất bản trong quá trình hoạt động vẫn còn yếu kém về mọi mặt nên không thể cạnh tranh được với các hãng, các trung tâm xuất bản có bề dày kinh nghiệm lâu năm và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao.
Các đối thủ cạnh tranh vừa có tiềm lực tài chính cũng như quy mô chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú - đồng thời họ luôn có hệ thống kênh phân phối hữu hiệu, công tác hoạt động marketing luôn được chú trọng. Như vậy họ đã chiếm một tỷ phần không nhỏ khách hàng ...
Như vậy để cạnh tranh với các đối thủ có bề dày, kinh nghiệm thì Công ty phải dồn hết nỗ lực, đầu tư kinh phí cho hoạt động marketing, mà phải có đội ngũ cán bộ chuyên viên nghiên cứu marketing để ra những kế hoạch chiến lược marketing để thực hiện chúng. Trong tình hình như vậy, Công ty phải đi lên một cách từ từ, dần khẳng định vị trí và sức mạhn của mình trên thị trường.
Hoạt động của Công ty trong môi trường vĩ mô có rất nhiều thuện lợi, đó là môi trường nhân khẩu học với trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tỷ lệ người dân có trình độ học vấn cao gia tăng dẫn đến hình thành nhiều nhu cầu về sản phẩm sách và sách khoa học kỹ thuật, để tận dụng được thuận lợi này Công ty cần có những chính sách về sản phẩm, giá ... để tung vào thị trường mục tiêu khi nhu cầu về sách các loại của khách hàng ngày càng cao. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về sách báo, văn hóa phẩm đó thì Công ty vẫn phải tuân thủ theo pháp luật về thương mại và luật lệ về kinh doanh xuất bản phẩm do Nhà nước Việt Nam ban hành.
Ngược lại, với những thuận lợi Công ty cũng có những khó khăn từ sự tác động của môi trường vĩ mô, đó là việc kinh doanh trong một nền kinh tế đang phát triển (mặc dù Việt Nam đang dần cải thiện kinh tế) đã tác động trực tiếp làm hạn chế rất nhiều nhu cầu về các loại sách ... đặc biệt là các loại sách khoa học kỹ thuật, và sách chuyên ngành giao thông vận tải, và các loại sách phục vụ cho các trường đại học.
3- Dự báo thị trường sách, văn hóa phẩm trong những năm tới
Thị trường sách những năm tới có rất nhiều thay đổi cả quy mô lẫn cơ cấu. Sở dĩ có sự thay đổi này là do nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào ổn định và phát triển theo cơ chế thị trường. Khi đó sẽ có rất nhiều các hãng phát hành Nhà xuất bản được ra đời và tung sản phẩm của mình vào thị trường đồng thời cũng do trình độ dân trí ngày càng cao cho nên nhu cầu về sách, báo, văn hóa phẩm ngày càng cao mà dự báo thị trường sách sẽ tập trung ở 3 địa điểm lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng, ngoài ra còn một số thành phố khác, nói chung là sản phẩm này sẽ có mặt trên toàn quốc. Các loại sách ngoại văn, và đặc biệt là các sách mang tính công nghệ cao như sách về tin học, xây dựng, khoa học kỹ thuật, môi trường ... Nhưng thị trường lúc này đòi hỏi là giá cả cần phải được điều chỉnh bởi lúc này sẽ có nhiều Nhà xuất bản, đơn vị, cá nhân sẽ cạnh tranh trên lĩnh vực này.
Như vậy, trong những năm tới tình hình cạnh tranh giữa các sản phẩm sách, báo, văn hóa phẩm của các hãng, các Nhà xuất bản, các đơn vị kinh doanh sách ngày càng gay gắt hơn. Vì vậy mỗi hãng, mỗi nhà xuất bản đòi hỏi phải nỗ lực tối đa để có thể tồn tại và cạnh tranh được cới các đối thủ. Điều này thực hiện được hay không là tùy vào khả năng hoạt động marketing và thích ứng với thị trường một cách nhạy cảm và nhanh chóng.