Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học câu kể ai thế nào trong môn tiếng việt lớp 3 theo hướng phát triển tư duy học sinh (Trang 83)

1.3.3 .Thực trạng sử dụng câu kể Ai thế nào? trong các bài Tập đọc lớp 3

3.2. Thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của việc dạy học câu kể Ai thế nào? theo hướng phát triển tư duy học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập nhằm rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 3. Qua đó, chứng minh giả thiết khoa học đề ra trong khóa luận.

3.2.2. Thời gian và cơ sở thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào năm học 10/2015- 5/2016.

- Cơ sở thực nghiệm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy tại trường tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

3.2.3. Đối tượng thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm mà chúng tôi lựa chọn là học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn 2 lớp 3 đó là lớp 3A và lớp 3D.

-Lớp thực nghiệm: lớp 3A, trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ có 49 HS.

- Lớp đối chứng: lớp 3D, trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ có 32 HS.

Để tiến hành thực nghiệm có hiệu quả, đảm bảo tính khách quan chúng tôi tiến hành chọn các lớp theo tiêu chuẩn sau:

- Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải có nhận thức đồng đều. - Sĩ số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đương nhau. - Trình độ nghiệp vụ và thanh niên công tác của GV chủ nhiệm là tương đương nhau.

3.2.4. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm của đề ra, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra (đầu vào) kiến thức – kĩ năng của học sinh hai lớp 3A và 3D. Qua đó, chúng tôi có cái nhìn khách quan về tư duy của các em. Nội dung kiến thức – kĩ năng cần kiểm tra nằm trong phạm vi kiến thức mà các em đã học ở

chủ điểm đầu kết hợp vận dụng các kiến thức đã học ở lớp dưới. Chúng tôi thiết kế dưới dạng nhóm bài tập tự luận hướng vào sự phát triển tư duy của các em vừa phù hợp với trình độ đại trà, nhưng đồng thời cũng có những nội dung nâng cao so với SGK nhằm mục đích phân loại học sinh.

Sau đó chúng tôi trao đổi với GV dạy thực nghiệm về thiết kế hệ thống bài tập theo nhóm các chủ điểm. Được nghe những nhận xét từ cô giáo và sau đó tôi sửa lại cho phù hợp. Tiến hành thực nghiệm cho học sinh làm các bài tập mà chúng tôi thiết kế dưới sự cho phép GV chủ nhiệm. Bài tập được chúng tôi tổ chức cho học sinh làm vào tiết cuối của giờ Luyện tập Tiếng Việt chiều.

Thông qua những tiết dạy này chúng tôi đã rèn luyện một số yếu tố tư duy trong môn Tiếng Việt cho HS lớp 3 như tư duy ngôn ngữ, tư duy sự vật, tư duy hình tượng. Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả bằng cách cho HS làm bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra số 2). Nội dung kiểm tra chỉ xoay quanh những kiến thức mà các em được học và cũng được thiết kế dưới dạng bài tập theo chủ điểm tuy nhiên mức độ khó tăng dần từ những chủ điểm đầu cho tới những chủ điểm cuối.

3.2.5. Tổ chức thực nghiệm

3.2.5.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm

Để chuẩn bị cho thực nghiệm, chúng tôi trao đổi với GV tham gia thực nghiệm, giúp GV tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề sau:

- Mục đích, nội dung, cách thức thực nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra. - Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm. Trao đổi, thảo luận với GV để thống nhất cách tiến hành. Cùng GV chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thực nghiệm.

- Cơ sở lí luận của việc dạy học câu kể Ai thế nào? trong môn Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển tư duy HS.

- Nghiên cứu hệ thống các bài tập nhằm phát triển tư duy HS mà chúng tôi đã xây dựng.

Chúng tôi đã trao đổi với GV dạy TN về thiết kế bài học và ý đồ sư phạm của mình khi xây dựng nhóm các bài tập theo chủ điểm nhằm phát triển tư duy học sinh. Tiếp đó chúng tôi gửi các bài tập theo chủ điểm cho GV dạy TN nghiên cứu, chuẩn bị về nội dung, đồng thời trao đổi những vấn đề GV dạy TN còn băn khoăn.

Các nhóm bài tập theo chủ điểm được xây dựng và đặt trong phần phụ lục đã. Ở lớp TN, chúng tôi tổ chức một nhóm dự giờ gồm 3 thành viên trong nhóm nghiên cứu, một GV dạy giỏi cấp trường và một GV trưởng nhóm khối lớp 4; các thầy cô quan sát, ghi chép các hoạt động DH và tổ chức đánh giá TN.

Trong các giờ dạy, chúng tôi cùng các thành viên trong nhóm trực tiếp dự giờ dạy của GV, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của GV và HS trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của GV về thuận lợi và khó khăn của họ trong quá trình thực hiện bài dạy TN.

3.2.6. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

3.2.6.1. Các bình diện được đánh giá

Sau thời gian thực nghiệm, căn cứ vào các giờ dạy và học, các giờ luyện tập, luyện tập tăng cường, việc thực hiện và hoàn thành các bài tập và kết quả các bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành đánh giá một cách khách quan trên các mặt sau:

+ Đánh giá về mặt định lượng (thông qua điểm số các bài kiểm tra) thang điểm được xây dựng như sau:

- Loại hoàn thành tốt: Bài làm đạt 9- 10 điểm: thể hiện được tính mềm dẻo (vận dụng linh hoạt các tư duy học sinh và các phương pháp suy luận, biết trả lời các câu hỏi cách nhanh chóng, chính xác, ngôn ngữ phong phú, văn phong rõ ràng, dễ hiểu...), tính thuần thục (thể hiện tính đa dạng của các cách xử lý khi giải quyết vấn đề,...) và tính độc đáo (thể hiện ở cách độc đáo, mới lạ, sáng tạo (chẳng hạn: ; bài văn, đoạn văn đầy súc tích và giàu hình ảnh, cách dùng ngôn từ mới lạ, kết hợp các chi tiết, hình ảnh một cách linh hoạt; chi tiết các ý một cách phong phú và đa dạng,...) của tư duy ở mức độ cao

trong giải quyết các câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra, trong trả lời các câu hỏi trong nhóm bài tập.

- Loại hoàn thành: Bài làm đạt 5- 8,5 điểm: thể hiện các mức độ, hiểu hiện tư duy như trên nhưng ở mức độ khá cao trong giải quyết các câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra, trong nhóm các bài tập được xây dựng theo chủ điểm.

- Loại chưa hoàn thành: Bài làm từ 0 đến 4,5 điểm chưa thể hiện được khả năng giải quyết các câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra và nhóm các bài tập mà chúng tôi xây dựng theo chủ điểm.

+ Đánh giá về mặt định tính: chúng tôi đánh giá các biểu hiện của sự phát triển tư duy HS thông qua:

* Tái hiện nhanh chóng các kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết một bài tập cụ thể nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật hiện tượng đã có trước đó.

* Có khả năng phát hiện ra những cái chung và cái riêng của các hiện tượng, vấn đề khác nhau. Từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp cho từng vấn đề.

* Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đây là kết quả phát triển tổng hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết được các bài tập đòi hỏi HS phải biết phân tích, suy đoán, vận dụng các thao tác tư duy để có cách giải quyết thích hợp.

* HS có khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói một cách mạch lạc, rõ nghĩa, lưu loát. Có sự liên kết một cách loogic giữa các nôi dung, chủ đề với nhau. Phản ứng nhanh , linh hoạt trong giao tiếp.

* HS trình bày bài văn phong mạch lạc, câu từ đúng nghĩa, ngữ pháp. Ngoài ra, còn thể hiện ở bài làm của HS mang tính sáng tạo: cách trả lời các câu hỏi hay; câu trả lời mang tính khái quát, sâu sắc, hoặc đưa ra các ý kiến khác nhau cho câu trả lời bằng nhiều cách, cách độc đáo, mới lạ, không phụ thuộc vào các thuật giải đã biết; đưa ra những lý do hợp lý, sắc sảo cho những câu trả lời; bài làm súc tích, độc đáo, chi tiết hóa các ý một cách phong phú và đa dạng, kết hợp các chi tiết, hình ảnh linh hoạt, cách dùng từ mới lạ, cấu trúc bài mang phong cách riêng và có cảm xúc đặc biệt. Thể hiện trong

quá trình học tập: HS hăng hái tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập; tìm ra câu trả lời nhanh, chính xác và sắc sảo cho câu hỏi hoặc yêu cầu của GV; có nhiều câu trả lời khác nhau, nhiều cách giải quyết cho một vấn đề, đưa ra nhiều lý do cho các câu trả lời, luôn tìm ra cách ngắn gọn nhất, sáng tạo nhất, sử dụng những từ ngữ cụ thể, chính xác để diễn đạt; biết cách suy luận, phát hiện, giải quyết vấn đề linh hoạt sáng tạo; giải quyết được các bài tập khó với những tình huống và dữ liệu đã biến đổi phức tạp; phát hiện ra hoặc giải thích được vấn đề mới dựa trên kiến thức của bài học hay tìm ra giải pháp hay, lạ không tuân theo những cách giải thông thường, không theo mẫu đã có, có những cách giải đi tắt hoặc suy luận trích ngang hoặc tìm ra cách giải quyết vấn đề hoàn toàn mới; phản xạ nhạy bén với những vấn đề mới phát sinh trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập;

Đánh giá định tính được chúng tôi trình bày trong phần bình luận các nhóm bài tập theo chủ điểm qua nhận xét của các thầy cô dạy thực nghiệm, các thầy cô tham gia dự giờ và của Ban giám hiệu các nhà trường dạy thực nghiệm.

3.2.6.2. Kết quả thực nghiệm

a, Đánh giá định lượng

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra của hai lớp TN và ĐC

Mức độ hoàn thành Đề 1 Đề 2 Lớp thực nghiêm (3A) Lớp đối chứng (3D) Lớp thực nghiệm (3A) Lớp đối chứng (3D) SL % SL % SL % SL % HT tốt 20 40,81 12 37,5 26 53,06 11 34,37 Hoàn thành 24 48,97 16 50,0 22 42,87 17 53,12 Chưa HT 5 10,22 4 12,5 1 2,04 4 12,51

Từ bảng số liệu trên chúng tôi tiến hành vẽ biểu đồ tần suất kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm như sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 HT tốt Hoàn thành Chưa HT Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần suất kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 HT tốt Hoàn thành Chưa HT Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần suất kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Nhận xét: qua kết quả kiểm tra đầu vào chúng tôi nhận thấy, trình độ kiến thức, kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề của hai lớp không có sự chênh lệch nhiều. Sau khi cho HS lớp thực nghiệm làm các bài tập thuộc các chủ điểm

khác nhau mà chúng tôi đã xây dựng chúng tôi nhận thấy khả năng sáng tạo, hiểu bài, trả lời các câu hỏi trong chủ điểm hay, đúng tăng lên đáng kể.

Nếu như tỉ lệ HS đạt mức độ hoàn thành tốt trước khi thực nghiệm là 40, 81%, thì sau thực nghiệm đã tăng lên là 53,06%; tỉ lệ HS mức độ hoàn thành lại giảm: trước thực nghiệm từ 48,97% thì sau thực nghiệm còn 42,87% giảm 6,1; tỉ lệ HS ở ở độ chưa hoàn thành giảm rõ rệt từ 10,22% xuống 2,04%.

Căn cứ vào biểu đồ, ta còn nhận thấy: kết quả (thông qua các bài kiểm tra) về sự phát triển các yếu tố của tư duy của HS lớp đối chứng dường như không có sự thay đổi. Tỉ lệ HS đạt mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành của các lớp này chỉ dao động không đáng kể.

Như vậy, chúng tôi nhận thấy các em lớp thực nghiệm có biểu hiện về tư duy rõ rệt hơn lớp đối chứng. Các em lớp thực nghiệm có nhiều bài làm có những phân tích, lập luận khá sắc sảo, cách dùng từ đặt câu đặc sắc, độc đáo, viết câu sáng tạo, rõ ý, đặc biệt đã tập trung hướng vào trả lời các câu có mô hình cấu trúc Ai thế nào? rõ nét. Các em thể hiện rõ nét sự phát triển 3 loại tư duy đó là duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng, tư duy sự vật (miêu tả) cho HS. Thông qua kết quả đánh giá này, chúng tôi khẳng định rằng việc dạy học câu kể Ai thế nào?

trong môn Tiếng Việt lớp 3 qua con đường xây dựng nhóm bài tập theo chủ điểm cho HS được tiến hành phù hợp đã bước đầu phát huy hiệu quả.

b. Đánh giá định tính

Chúng tôi tiến hành đánh giá định tính trên 81 học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Để đánh giá được định tính theo các tiêu chí đã nêu, chúng tôi quan sát và ghi chép cụ thể các hoạt động dạy học của GV và HS trong các giờ học mà chúng tôi được dự, sau đó chúng tôi tiến hành phân tích. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến và hồ sơ của GV dạy thực nghiệm, xem vở của học sinh, sử dụng phiếu hỏi của học sinh và kết quả bài làm trên các nhóm chủ điểm mà chúng tôi cho HS làm. Cụ thể:

- Được tiếp xúc với các bài tập mới lại học sinh rất hứng thú . Các bài tập đã lôi cuốn sựu chú ý của các em, thúc đẩy các em suy nghĩ, tranh luận. HS cảm thấy tự tin về kiến thức và mong muốn được hoàn thành bài.

- HS tỏ ra khá linh hoạt trong nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách làm độc đáo, mới lại, không rập khuân, máy móc, đưa ra những câu trả lời hay.

- HS có ý thức rất tốt khi làm bài, các em tích cực chủ động hơn, hạn chế tối đa tình trạng nói chuyện trao đổi bài trong giờ.

- HS phát huy được trí thông minh, sự nhanh nhạy khi làm bài tập, tư duy của các em biểu hiện rõ nét trong ngôn ngữ viết câu trả lời, vốn câu từ ngữ miêu tả thể hiện sự phong phú, đa dạng, sự cảm nhận về hình tượng nhân vật rõ nét.

- HS có khả năng phát hiện ra những cái chung và cái riêng của các hiện tượng, vấn đề khác nhau. Từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp cho từng vấn đề.

- HS có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS có khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách mạch lạc, rõ nghĩa, lưu loát. Có sự liên kết một cách lôgic giữa các nội dung, chủ đề với nhau. Phản ứng nhanh, linh hoạt trong giao tiếp.

- HS trình bày bài văn phong mạch lạc, câu từ đúng nghĩa, ngữ pháp. - Sau những bài tập mà chúng tôi đưa ra.

3.2.7. Kết luận về thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm đã giúp chúng tôi rút ra được một số kết luận sau : - Qua việc xây dựng các nhóm bài tập theo chủ điểm, chúng tôi cho học sinh làm các bài tập trong đó câu trả lời hướng vào việc sử dụng câu kể Ai thế nào?

nhằm phát triển tư duy học sinh. Phần lớn các hoạt động được tổ chức cho theo quan điểm giao tiếp và tiến hành thực nghiệm bằng việc tổ chức các hoạt động nhóm cho HS, sử dụng các câu hỏi gợi ý, các bài tập vận dụng, tăng cường hoạt động trao đổi giữa các cá nhân với GV, giữa HS với nhau giúp cho các em phát triển khả năng tư duy về ngôn ngữ của mình, phát triển năng lực tư duy miêu tả, tư duy hình tượng của mình, ngoài ra thông qua nhóm bài tập theo chủ điểm GV có

Một phần của tài liệu Dạy học câu kể ai thế nào trong môn tiếng việt lớp 3 theo hướng phát triển tư duy học sinh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)