Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 3 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 69 - 94)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm như sau: - Kiểm tra, đánh giá trước khi thực nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm:

Nội dung giảng dạy của hai lớp này là như nhau nhưng chỉ khác là lớp thực nghiệm chúng tôi áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh, còn lớp đối chứng thì giờ học diễn ra bình thường.

- Kiểm tra, đánh giá sau khi thực nghiệm

- Phân tích, đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm.

3.4. Kết quả thực nghiệm.

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện: phân tích định tính và phân tích định lượng.

3.4.1. Phân tích định tính

- Về phía học sinh:

Trong quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động tự học của học sinh đặc biệt là các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá kết quả học tập,…Chúng tôi thấy lớp thử nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thử nghiệm và so với lớp đối chứng cụ thể như sau:

+ Học sinh tập trung nghe giảng hơn, thảo luận nhiều hơn và nhất là tự đánh giá học tập lẫn nhau tạo không khí sôi nổi trong lớp học, mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này có được là do trong quá trình hoạt động, suy nghĩ, các em tự do được bày tỏ quan điểm, cách hiểu và được trình bày sản phẩm của chính mình.

+ Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa, hệ thống hóa của học sinh tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do quá trình học tập, việc giáo viên rèn kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh góp

phần thay đổi cách học, cách suy nghĩ. Giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn kĩ năng đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

+ Việc học tập, giải bài tập, trình bày lời giải, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ phát hiện những sai lầm trong khi học tập. Đây là một trong những ưu điểm của việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

+ Việc đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân được sát thực hơn. Điều này được giải thích là do quá trình dạy học, giáo viên đã cho học sinh thảo luận giữa thầy và trò, giữa trò và trò, nhất là các em được đánh giá, tự đánh giá lẫn nhau giúp các em khám phá năng lực của bản thân.

+ Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà được thuận lợi hơn, tự giác hơn. Điều này là do khi học các em đánh giá lẫn nhau và thấy sai lầm lẫn nhau, thấy được mức độ tiếp thu của bản thân thông qua tự đánh giá mình và bạn đánh giá góp ý cho mình từ đó tạo động lực các em học tập tốt hơn.

+ Học sinh tham gia vào các bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính bản thân mình. Điều này được giải thích là do trong quá trình dạy học, học sinh được tự do thảo luận với nhau, tự tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới dựa vào những kiến thức đã biết, giúp các em tự tin hơn trong việc thuyết trình sản phẩm của chính mình làm ra tạo cho các em tự tin khi học tập.

- Về phía giáo viên: chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm

về chất lượng và sự phù hợp của việc sử dụng tự đánh giá kết quả học tập trong môn Toán cho học sinh lớp 3 là hoàn toàn hợp lý. Sử dụng tự đánh giá là một phương pháp giúp học sinh được phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực của môn Toán và tích cực chủ động hơn trong quá trình học tập.

3.4.2. Phân tích định lượng

Bảng 3.1: Bảng kết quả kiểm tra trước thực nghiệm lớp 3

LỚP Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 3A 40 19 47,5% 15 37,5% 6 15% 3C 35 16 45,7% 13 37,14% 6 17,16%

Nhìn vào bảng thống kê kết quả so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào khi chưa sử dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh lớp 3 trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì. Chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, sự chênh lệch không đáng kể. Kết quả tương đối đồng đều. Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trước thực nghiệm lớp 3

47.50% 37.50% 15% 45.70% 37.14% 17.16% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00%

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp 3A Lớp 3C

B. kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, đối với nhóm lớp thực nghiệm được GV tiến hành cho học sinh học tập theo hướng tự đanh giá kết quả học tập trong quá trình học, còn nhóm lớp đối chứng vẫn tiến hành giảng dạy theo phương thức cũ, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lớp 3

LỚP Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 3A 40 23 57,5% 15 32,5% 2 10% 3C 35 17 48,57% 13 37,14% 5 14,29%

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lớp 3

57.50% 32.50% 10% 48.57% 37.14% 14.29% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00%

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp 3A Lớp 3C

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra sau khi

thực nghiệm ta thấy ở nhóm thực nghiệm, sau khi giáo viên tiến hành giảng dạy theo hướng cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập trong 4 tuần, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước thực nghiệm, tăng từ 47,5% lên 57,5% (tăng 10%) và mức điểm chưa hoàn thành giảm xuống từ 15% xuống 10% (giảm 5%). Như vậy, sau khi tiến hành thực nghiệm mức điểm đã có sự chênh lệch khá lớn so với trước thực nghiệm.

Còn nhóm lớp đối chứng không tiến hành giảng dạy theo hướng học sinh tự đánh giá kết qảu học tập thì sau một thời gian hợp lí mức điểm hoàn thành tốt chỉ tăng nhẹ từ 45,7% lên 48,57% (cao hơn trước thực nghiệm 2,87%) và mức điểm chưa hoàn thành chỉ giảm xuống 2,87% (từ 17,16% xuống 14,29%). Như vậy là không có sự chênh lệch nhiều so với trước và sau khi thực nghiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- So với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thực nghiệm, kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của lớp thực nghiệm đã bước đầu được nâng cao. Đây là một căn cứ để bước đầu chứng minh tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự đánh giá mà đề tài đã đề xuất.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm cũng bước đầu cho thấy, khi được rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 3 cũng được nâng cao. Điều đó khẳng định, rèn luyện kĩ năng tự đánh giá có thể góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luật sau:

1.1. Hệ thống hóa các quan điểm của nhiều nhà khoa học về ĐG, ĐG KQHT. Trình bày rõ quan điểm về ĐG và ĐG KQHT môn Toán của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

1.2. Khẳng định công tác đánh giá KQHT của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học đề ra. Đặc biệt ĐGKQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực phù hợp mới xu thế đổi mới đánh giá hiện nay, phù hợp với quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

1.3. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng công tác ĐGKQHT môn Toán của học sinh lớp 3 theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả ĐGKQHT môn Toán của học sinh lớp 3 theo hướng tiếp cận năng. 1.4. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn công tác KTĐG chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nâng cao ĐGKQHT môn Toán của học sinh lớp 3 theo hướng tiếp cận năng lực.

1.5. Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm qua đội ngũ quản lý và giáo viên ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và khả thi.

1.6. Từ quá trình nghiên cứu thực trạng công tác KTĐG môn Toán của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường Tiểu học chúng tôi thấy:

Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các phương pháp đánh giá mới còn hạn chế. Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, đánh giá chủ yếu thiên về đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng ít chú ý đến đánh giá năng lực học sinh và khả năng vận dụng để giải quyết các tình

huống trong thực tiễn. Cơ sở vật chất một số trường học chưa đảm bảo... Với những thực tế như trên chúng tôi có một số kiến nghị

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các trường Tiểu học

- Cần có sự chỉ đạo, kiểm tra sát sao việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của giáo viên.

- Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên về kiến thức đánh giá NLHS, phương pháp, kĩ thuật đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực. - Chỉ đạo giáo viên sử dụng các phương pháp đánh giá mới để đánh giá KQHT môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung.

2.2. Đối với mỗi giáo viên Tiểu học

- Cần quan tâm nhiều đến công tác đánh giá KQHT môn Toán của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. Vận dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá để đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh.

- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học.

2.3. Đối với cha mẹ học sinh

- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đặc biệt với GV chủ nhiệm lớp để tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Các vấn đề đánh giá giáo dục. Dự án Việt - Bỉ.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Tài liệu đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn ở tiểu học lớp 3, NXB Giáo dục

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Toán 3, NXB Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Bài tập Toán 3 tập 1, NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Bài tập Toán 3 tập 2, NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học (Ban hành kèm Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD & ĐT).

11. Tài liệu Ban chấp hành TW8 khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới Giáo dục căn bản, toàn diện.

12. Viện khoa học Giáo dục Việt Nam- Văn phòng PISA(2011), Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, Hà Nội.

13. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, SGK, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

14. Vũ Quốc Chung (2005), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Kim Dung (2007), Đánh giá và kiểm tra, thi cử trong giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hồ Chí Minh. 16. PGS-TS Phó Đức Hòa (2012), Đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học, NXB Huế.

17. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

19. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Lan Phương (CNĐT) (2010), Đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

21.Nguyễn Hùng Quang (2006), Toán và phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội.

22. Đỗ Công Tuất (2006), Đánh giá trong giáo dục, khoa sư phạm Đại học An Giang.

PHỤ LỤC

PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá trong môn Toán ở trường Tiểu học, xin thầy(cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số quan điểm: (Đánh dấu X vào □ lựa chọn)

1. Theo thầy(cô), triết lí về ĐGKQHT của học sinh hiện nay là ? A. Vì sự tiến bộ của học sinh. □ B. Phân loại trình độ nhận thức của học sinh □ C. Đánh giá là quá trình học tập □ D. Đánh giá về kết quả học tập □ E. Ý kiến khác... □

2. Theo thầy(cô), việc ĐGKQHT của học sinh nhằm mục đích nào trong các mục đính sau đây ?

A. Nhằm đánh giá năng lực người học. □

B. Nhằm khuyến khích học sinh tích cực học tập( như là một động lực

thúc đẩy học sinh học tập) □

C. Nhằm giúp học sinh nắm được trình độ kiến thức của mình □ D. Nhằm phân loại trình độ nhận thức của học sinh □

E. Giúp giáo viên có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân và giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học để nâng cao hiệu quả dạy học. □

F. Nhằm khảo sát chất lượng học tập của học sinh xem các em có đủ điều kiện để tiếp thu khái niệm mới hay không □

G. Vì các mục đích gì ?

... ... ... 3. Quan điểm của thầy(cô) về vai trò đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Tiểu học hiện nay như thế nào ?

A. Rất quan trọng □ B. Quan trọng □ C. Bình thường □ D. Không quan trọng □

4. Thầy(cô) thường sử dụng những phương pháp nào để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trong các phương pháp sau đây ?

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 3 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 69 - 94)