Biểu tượng về dòng sông thể hiện rất rõ qua các trang viết trong Ngồi khóc
trên cây. Đó là dòng sông Kiếp Bạc. Hai từ “Kiếp Bạc” khiến người đọc cảm nhận
nhân vật “tôi” dòng sông Kiếp Bạc hiện lên với nắng và cát. “Trong dòng sông Kiếp Bạc, nắng đang đùa giỡ với cát” [3.10]. “Mùa hạ, sông Kiếp Bạc khô cạn. Lòng sông phơi những tảng đá đen, bây giờ đã mượt rêu xanh” [3.10]. Dòng sông
Kiếp Bạc trở nên đẹp hơn với sự điểm tô của dãy hoa bìm bìm tím. Với người dân ở làng Đo Đo, dòng sông Kiếp Bạc như một người bạn thân thiết. Dòng sông ấy đã gắn bó với mọi người dân trong làng, từ trẻ nhỏ đến người già không ai là không biết đến dòng sông Kiếp Bạc. Dòng sông Kiếp Bạc là một niềm kí ức không thể nhạt phai trong cuộc đời mỗi người dân làng Đo Đo. Dù đi đâu xa người dân làng Đo Đo không thể quên được dòng sông Kiếp Bạc. Dòng sông Kiếp Bạc không chỉ chứng kiến niềm vui mà nó còn phải tận mắt chứng kiến cả những nỗi buồn mặc dù bản thân mình không hề muốn. Đó là cái chết của cha bé Rùa trong đêm tối khi trượt chân ngã xuống sông. Đó là cái chết của bé Rùa bị nước xiết của dòng sông cuốn đi trong một lần cứu bọn trẻ thoát lũ. Có lẽ chính vì vậy mà dòng sông luôn mang trong mình nỗi buồn và nỗi buồn ấy được hiện lên bởi ngay cái tên gọi của nó “Kiếp Bạc”.
Khu rừng trong Ngồi khóc trên cây hiện lên thật hùng vĩ với những vẻ đẹp hoang sơ. “Không khí trong rừng hoàn toàn khác bên ngoài khiến tôi có cảm giác
vừa bước vào một thế giới rất xa thế giới tôi đang sống. Những hơi mát dễ chịu ngấm vào da tôi, dù chúng tôi vừa băng qua một khoảng rừng thưa đầy nắng”
[3.101]. Khu rừng ấy không chỉ kỳ vĩ, hấp dẫn bởi vẻ đẹp của cây cối mà còn hấp dẫn bởi vẻ đẹp của những thác nước, của những con thú rừng sặc sỡ sắc màu.“Nước từ đỉnh thác lao xuống vũng xoáy tạo nên một núi bọt trắng xóa, những
đợt sóng ngắn và những vòng tròn lan ra bốn phía, tai ngập trong một thứ âm thanh rộn rã, hoang sơ nhưng vô cùng dễ chịu” [3.108]. Với vẻ đẹp của cỏ cây,
hoa lá, của con thú rừng, khu rừng dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh như biểu tượng cho cuộc sống yên bình, trong lành và tươi đẹp của con người
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Một tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi rất nhiều chất liệu trong đó, ngôn ngữ và giọng điệu là hai nhân tố vô cùng quan trọng để có thể xây dựng thành công tác phẩm nghệ thuật đó. Nếu như coi tác phẩm là một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy thì ngôn ngữ, giọng điệu được ví như là nguyên vật liệu để tạo nên tòa lâu đài đó. Ngôn ngữ và giọng điệu là yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một “giọng
điệu” riêng và ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ được coi là phương tiện, công cụ để nhà
văn xây dựng và thể hiện tâm tư, tình cảm, những thông điệp của mình tới bạn đọc. Trong các sáng tác của mình, ngôn ngữ sinh thái và giọng điệu sinh thái là yếu tố tạo nên thành công cho Nguyễn Nhật Ánh. Bằng hệ thống ngôn ngữ sinh thái không quá cầu kỳ, chau chuốt mà hết sức giản dị, thân thuộc, kết hợp với giọng điệu sinh thái gần gũi, tự nhiên nhà văn đã đưa độc giả đi khám phá một vùng đất mới. Nơi đó tràn ngập vẻ đẹp của dòng sông, của núi rừng, của thiên nhiên. Nó như một bức tranh tuyệt đẹp với đầy đủ hương, sắc và chàn ngập tình thương. Không chỉ có giọng điệu và ngôn ngữ mà còn có cả sự kết hợp độc đáo của các biểu tượng sinh thái trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Đây là yếu tố khiến cho các sáng tác của nhà văn trở nên cuốn hút, gần gũi với bạn đọc. Làm cho nó có một sức hút đặc biệt và để lại ấn tượng khó quên trong lòng độc giả. Chính ngôn ngữ sinh thái, giọng điệu sinh thái và các biểu tượng sinh thái đó đã giúp cho độc giả có cái nhìn đúng đắn về vấn đề môi trường sinh thái hiện nay. Từ đó tự ý thức được bản thân mình cần phải làm gì để gìn giữ, để bảo vệ những gì vốn có của thiên nhiên.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu “Con người và thiên nhiên trong truyện Nguyễn Nhật Ánh từ góc
nhìn phê bình sinh thái”, đề tài tập trung làm nổi bật một số vấn đề cơ bản sau đây:
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thân quý của thiếu nhi, ông đã đóng góp một số lượng lớn các tác phẩm có giá trị cho văn học thiếu nhi nước nhà. Do đó lựa chọn một nhóm tác phẩm trong tập hợp các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi, mà cụ thể là sáu tác phẩm: Ngồi khóc trên cây, Xin lỗi mày Tai To, Tôi là Bê Tô, Chúc một ngày tốt lành, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chúng tôi hi vọng có thể đưa ra được những đánh giá khái quát về hình tượng con người và thiên nhiên dưới góc nhìn phê bình sinh thái cũng như vị trí của nhà văn trong nền văn học nước nhà riêng, nền văn học nhân loại nói chung.
Khái quát được bức tranh chung về văn học thiếu nhi từ sau thời kì đổi mới.Trong buổi bình minh của thiên niên kỉ mới, cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoẳng sinh thái nghiêm trọng. Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ra đời rất đúng thời điểm và như một liều thuốc làm thức tỉnh ý thức của con người.Những tác phẩm này không chỉ mang đến món ăn tinh thần đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ, giải trí,… của trẻ thơ mà thông qua đây nhà văn muốn độc giả nhất là lứa tuổi thiếu nhi nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của thế giới tự nhiên đối với cuộc sống con người. Hiểu được con người chúng ta hoặc vô ý hoặc cố tình đã làm tổn thương đến thiên nhiên như thế nào. Qua đó nhà văn muốn gửi gắm đến tất cả bạn đọc thông điệp con người phải biết yêu quý, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên. Nếu con người không tôn trọng bảo vệ thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ đáp trải lại những hành động tàn phá môi trường sinh thái bằng cách tự nó sẽ biến Tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên chính là tôn trọng và bảo vệ chính cuộc sống của con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nhật Ánh, (2010), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Nhật Ánh, (2010), Xin lỗi mày Tai To, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Nhật Ánh, (2013), Ngồi khóc trên cây, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Nhật Ánh, (2014), Chúc một ngày tốt lành, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Nhật Ánh, (2015), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Nhật Ánh, (2017), Tôi là Bê Tô, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 7. Trần Thị Ánh Nguyệt, Nghiên cứu thời đại khủng hoẳng môi trường, web