Sáng kiến FLEGT có mục tiêu quan trọng là loại bỏcác sản phẩm gỗ bất hợp pháp, trong đó có các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam ra khỏi thịtrường EU. Nhằm thực hiện mục tiêu này, EU hiện đang đàm phán với Chính phủ Việt Nam về Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về một số vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗđược xuất khẩu vào thịtrường EU. Trong những vấn đề quan trọng đang nằm trong tiến trình đàm phán giữa 2 bên là Định nghĩa gỗ hợp pháp và Thiết lập hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ.
Vềnguyên tắc, sản phẩm gỗđược coi là hợp pháp là sản phẩm tuân thủ toàn bộ những quy định của Việt Nam, bao gồm các quy định liên quan đến tính pháp lý của đất rừng nơi gỗđược khai thác, tính pháp lý liên quan đến khai thác, vận chuyển, chế biến và thương mại, các vấn đề có liên quan đến
73Lê Trọng Hùng. 2008. Nghiên cứu sự vận động của đất rừng sản xuất sau khi giao tại một số tỉnh. Bài trích trong Kỷ yếu Diễn đàn Quốc gia vềgiao đất giao rừng tại Việt Nam, trang 58-66. Tropenbos International Vietnam và Cục Kiểm lâm.
74
To.X.P. When the Dai Gia (urban rich) go to the countryside: impacts of the urban fuelled rural land markets in the uplands. In The reinvention of distinction: modernity and the middle class in urban Vietnam Nguyen- Marshall. V., L. Drummond, D. Belanger (eds). Springer.2011.
35
việc tuân thủcác quy định vềmôi trường và xã hội trong mỗi khâu của chuỗi cung. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đồng ý với quan điểm sẽ thiết lập hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ sao cho yêu cầu vềtính hợp pháp đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu giống như các yêu cầu sẽđược áp dụng cho các sản phẩm gỗđược tiêu thụ tại thịtrường nội địa.
Giao đất giao rừng có liên quan như thếnào đến nguồn gỗkhai thác trong nước? Tại Việt Nam, gỗ được khai thác từ rừng tựnhiên do các tổ chức của nhà nước quản lý và rừng trồng của hộgia đình, cá nhân. Đến nay nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên theo cơ chế hiện hành chủ yếu được thực hiện bởi các CTLN.75Đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến ở một sốđịa phương (Tô Xuân Phúc và cộng sự 2013) 76
, với rất nhiều lí do khác nhau, trong đó phổ biến là lí do chồng lấn về quyền truyền thống đối với đất đai của người dân được thiết lập trước khi thực hiện giao đất và quyền pháp lý đối với đất đai được hình thành do giao đất. Nếu gỗ được khai thác từ diện tích rừng có tranh chấp có nguồn gốc pháp lý không rõ ràng được đưa vào chế biến thì sẽkhông đáp ứng được các yêu cầu của
FLEGT/VPA. Tương tựnhư vậy, khi hệ thống TLAS được thiết lập và vận hành, hệ thống này cũng không cho phép các sản phẩm gỗkhai thác từ diện tích rừng có tranh chấp được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Điều này có nghĩa rằng để gỗđược khai thác từ rừng tựnhiên đáp ứng được các yêu cầu vềtính hợp pháp khi VPA được kí kết đòi hỏi Chính phủ cần có cơ chế giải quyết mâu thuẫn đất đai tồn tại hiện nay.
Đóng cửa rừng tựnhiên có nghĩa là không cho phép khai thác gỗ từ rừng tựnhiên. Tuy nhiên, trong điều kiện thực thi luật và các chính sách vẫn còn yếu, đặc biệt tại cấp địa phương (bằng chứng là khai thác gỗ lậu vẫn tồn tại ở một sốđịa bàn) việc đóng của rừng tựnhiên chưa chắc đã đạt được mục tiêu kiểm soát được tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp như hiện nay. Nói cách khác, gỗ lậu có thể vẫn sẽ tồn tại trong chuỗi cung mặc dù Chính phủáp dụng chính sách đóng cửa rừng. Trong điều kiện thực thi luật được tăng cường có hiệu quả tại cấp địa phương, đóng của rừng có thể tạo ra thiếu hụt lượng cung gỗ. Khi ngành chế biến gỗ vẫn đang mở rộng, đòi hỏi lượng nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, đóng của rừng có thể tạo ra tác động ngược: đẩy giá gỗlên cao và khuyến khích việc khai thác gỗ lậu hoặc nhập khẩu gỗ lậu (xem thêm McElwee 2004, Sikor và Tô Xuân Phúc 2011). Đối với nguồn gỗkhai thác từ rừng trồng, đến nay nhiều ý kiến cho rằng tính hợp pháp của gỗ rừng trồng là tương đối rõ ràng vì thực hiện GĐGR đã tạo ra cơ sơ pháp lý quan trọng và rõ ràng về quyền trên đất cho các hộkhác nhau. Nhận xét này có phần đúng tuy nhiên đã bỏ qua một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất, trong khuôn khổ của FLEGT/VPA, gỗ được coi là hợp pháp đòi hỏi cần phải có bằng chứng rõ ràng. Đối với nguồn gỗ rừng trồng, một trong những bằng chứng nhằm xác định tính hợp pháp của gỗlà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ nhận đất. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn 13,7% số diện tích đất lâm nghiệp đã được giao nhưng chưa được cấp giấy (xem Bảng 4). Điều này có thể sẽlàm cho gỗ rừng trồng của các hộ trồng trên đất chưa được cấp giấy chứng nhận gặp phải khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Thứ2, như đã chỉ ra trong phần đầu của Báo cáo này, khi thực hiện GĐGR một sốđịa phương đã bỏ qua một sốbước quan trọng của quá trình giao đất, điều này làm phát sinh một số vấn đềnhư chồng lấn về ranh giới trên thực địa giữa các hộ.
75
Hiện Chính phủđã có chủtrương đóng cửa rừng tự nhiên trong toàn quốc. Trừ những đơn vịđã đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững được phép khai thác theo kế hoạch được phê duyệt, toàn bộcác đơn vịkhác sẽ không được phép khai thác gỗ từcác diện tích rừng do mình quản lý.
76Tô Xuân Phúc, Phan Đình Nhã, Phạm Quang Tú và ĐỗDuy Khôi. 2013. Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương. Forest Trends và CODE.
36
Bên cạnh đó, nhiều mảnh đất được khoanh vẽ trong sổđỏ của hộ lại không trùng với diện tích trên thực tế. Điều này làm cho việc xác định tính hợp pháp của gỗ rừng trồng trên đất được giao cho hộ gặp phải khó khăn. Tóm lại, thực hiện việc giao đất với mục tiêu tạo ra các quyền rõ ràng đối với đất đai được giao cho các hộ. Tuy nhiên, cách thức thực hiện Chính sách cũng như một số yếu tố lịch sử, văn hóa xã hội và thiết chế của cộng đồng có liên quan đến sử dụng và quản lý tài nguyên đã làm cho việc xác định tính pháp lý của các mảnh đất được giao (và của các sản phẩm trên đất, bao gồm cả nguồn gỗ rừng trồng) trởlên khó khăn. Điều này có những ý nghĩa quan trọng cho việc đàm phán và thực thi FLEGT VPA trong tương lai.
VI.2 Giao đất giao rừng và ý nghĩa đối với REDD+
Bản chất của REDD+ là thực hiện việc chi trả dựa vào kết quả. Điều này có nghĩa rằng chi trả chỉ cho các hoạt động REDD+ được thực hiện khi có các bằng chứng tin cậy chứng minh rằng thực hiện các hoạt động can thiệp đã góp phần làm giảm phát thải. GĐGR với mục tiêu tạo ra sự rõ ràng về ranh giới vềđất và rừng, bao gồm cảcác quyền trên đất và rừng được giao cho hộ nhận đát có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi trả. Nói cách khác, GĐGR tạo ra sựrõ ràng vềhưởng dụng đất và rừng sẽgiúp cho việc xác định chi trảcho ai, bao nhiêu và cho các diện tích rừng ởđịa điểm nào.
GĐGR theo cách thức từtrước đến nay sẽkhông tạo ra cơ hội cho các hộgia đình được tiếp cận lâu dài đối với lợi ích tiềm năng mà REDD+ mang lại trong tương lai. Thứ nhất, diện tích rừng hiện cấp cho các hộ (3,4 triệu ha/1,2 triệu hộ) nhỏ, chiếm chưa tới 30% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp của cảnước. Do vậy, nếu REDD+ được thực hiện cho quy mô cảnước, lợi ích tiềm năng từREDD+ mà mỗi hộđược hưởng sẽkhông nhiều và khó có thể tạo được động lực đủ mạnh đểcác hộ tham gia vào bảo vệ rừng.
Nhìn vào bản chất rừng hiện các hộđang được giao sử dụng bao gồm 2 loại, rừng tựnhiên và rừng trồng sản xuất, với tỉ lệ gần tương đương nhau.Đến nay, trong khuôn khổ của REDD+ rừng trồng chưa được coi là phần diện tích được tham gia hưởng lợi từ REDD+. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao cho hộgia đình, theo các chính sách hiện hành các quyền mà hộđược hưởng hiện rất hạn chế (Bảng 7). Điều này sẽlàm hạn chếcơ hội của hộ trong việc tiếp cận với nguồn thu tiềm năng mà REDD+ có thể mang lại trong tương lai.
Hộcũng có thểđược hưởng lợi từREDD+ thông qua các hợp đồng khoán bảo vệ diện tích rừng do các CTLN và BQL hiện đang quản lý. Tuy nhiên, các hợp đồng khoán bảo vệnhư hiện nay thường là ngắn hạn (1 năm), không đảm bảo rằng hộ sẽ tiếp cận được đối với nguồn lợi lâu dài từREDD+. Bên cạnh đó nếu không có cơ chế kiểm soát việc vận hành cơ chếkhoán bảo vệ tốt tại cấp địa phương, rủi ro có thể xảy ra đối với các hộkhi các CTLN, các BQL thay vì trao các hợp đồng khoán bảo vệ cho các hộthì lại trao cho những nhóm đem lại nhiều lợi ích cho các tổ chức này hơn.77Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách hợp lý, GĐGR có tiềm năng trong việc đem lại những lợi ích từ REDD+ cho hộ gia đình (xem chi tiết tại phần VII).
Hưởng dụng đất đai như hiện tại là sản phẩm của quá trình GĐGR được thực hiện từtrước đây. Hưởng dụng đất hiện tại đã và đang tồn tại những khó khăn trong việc thực hiện việc chi trả REDD+
77
Nhiều nghiên cứu đã chỉra điều này trong bối cảnh Nhà nước thực hiện các chương trình trồng, khoán bảo vệ rừng như Chương trình 661, 327 (xem trong Tô Xuân Phúc 2007, UNREDD và Bộ NN&PTNT 2010).
37
trong tương lai. Điều này đã được minh chứng trong quá trình thực hiện chi trả tiền Dịch vụmôi trường rừng ở Việt Nam (Phạm Thu Thủy và cộng sự2013, Tô Xuân Phúc và cộng sự 2012).78 GĐGR là một quá trình hiện vẫn đang tiếp tục. Trong giai đoạn hội nhập, với thịtrường hàng hóa, bao gồm cả thịtrường những sản phẩm tạo ra từđất rừng (gỗ, cây lương thực) ngày càng được lưu thông rộng rãi trên thịtrường, ngành Lâm nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước những thay đổi to lớn. Điều này vừa là cơ hội cho ngành, cũng vừa là thách thức. Phần VII thảo luận một sốcơ hội của ngành nếu những thay đổi phù hợp, bao gồm cả những thay đổi có liên quan đến GĐGR. .